Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Lv 32.327 points

?

Câu trả lời yêu thích15%
Câu trả lời545
  • Bài giải nghĩa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô (Mt 10,34-11,1).giải thích Chúa đem gươm giáo đến trái đất., phần 3.?

    Ai có thể làm được điều này, và ai có thể có lòng yêu thương như vậy ? do đó, chúng ta phải ý thức việc đó là nhiệm vụ thiêng liêng, và cùng với Nhà Thờ để giải quyết việc đó, vì Nhà Thờ là nơi duy nhất chúng ta tin cậy. Mỗi người một ít, Hội Thánh sẽ thay mặt chúng ta mà lo cho việc của Chúa, đem sự hy vọng đến cho những người bất hạnh. Còn nữa, khi chúng ta đã luống tuổi, khi con cái chúng ta đã lớn, đã có gia đình, tự nuôi sống bản thân, thì trách nhiệm của chúng ta là lo lắng và chăm sóc cho cha mẹ, vì cha mẹ chúng ta đã già yếu, đã trở thành những người bất hạnh, không thể tự chăm sóc cho mình . Nhưng như thế là không xứng đáng với Chúa, và làm thế nào để xứng đáng với Chúa ? chúng ta phải coi những người già cả neo đơn không nơi nương tựa, không nơi chăm sóc là cần chăm sóc hơn và bức thiết hơn cha mẹ chúng ta, và chúng ta phải làm mọi cách mà chăm lo cho họ, chí ít thì cũng giống như cha mẹ chúng ta vậy, phải có một sự rung cảm giống nhau. Chúa ban cho chúng ta sự rung cảm trước người thân, trước cha mẹ, rung cảm trước con cái, là để chúng ta dùng đúng sự rung cảm đó với những người bất hạnh cần giúp đỡ xung quanh chúng ta. Tin Mừng hôm nay, Chúa cho chúng ta một hằng số công giáo không đổi, nếu hằng số trọng trường không đổi là g=9.81m/s2, thì Chúa cũng nhắc nhở rằng, chúng ta cũng phải sử dụng một con số rõ ràng thực tế là số tiền cụ thể hẳn hoi để giúp cho mọi người bất hạnh, trong đó có cả những Linh Mục và Tu Sĩ là người nghèo khó bất hạnh. Chúa đã đưa ra con số cụ thể như vậy, thì chúng ta phải dùng con số cụ thể mà trả ơn cho Thiên Chúa, nhưng không phải trả ơn theo cách bố thí khinh khi, mà trả ơn với một tấm lòng yêu thương của một ngôn sứ, và là sự trả ơn của một người công chính .

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Bài giải nghĩa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô (Mt 10,34-11,1).giải thích Chúa đem gươm giáo đến trái đất, phần 2?

    . Đối với trái đất, chúng ta đừng tìm hiểu làm gì mà chỉ xoay quanh một giá trị hằng số duy nhất của nó, đó là giá trị hằng số gia tốc trọng trường g=9.81m/s2, một giá trị hằng số không bao giờ thay đổi. Nếu gia tốc hằng số thay đổi, là trái đất bị big bang tận thế huỷ diệt. Ngày nào còn sống, trái đất vẫn vận hành với giá trị hằng số này. Và cuộc sống nhân loại nhờ vào giá trị hằng số này. Bởi vì mọi định luật, mọi quy luật của thiên nhiên, của thời tiết, mọi tính toán áp dụng của toán học, của vật lý, của sinh học cùng tất cả những bài toán cuộc sống thế gian đều nhờ vào giá trị hằng số gia tốc trọng trường này. Người ta không thể làm ra của cải nếu không có giá trị hằng số ấy, vì mùa màng thời tiết rất ảnh hưởng sống còn đến việc làm ra sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thực phẩm cho nhân loại. Mà giá trị địa lý, và thời tiết đều dựa vào giá trị hằng số này, vì trái đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh nó với một giá trị lực hút, lực tương tác không đổi, là môt hằng số, nên tất cả sự ổn định đó dẫn đến một giá trị hằng số không đổi là gia tốc trọng trường. Người ta không thể sống nếu không có gia tốc trọng trường. Nhờ có gia tốc trọng trường mà người ta mới làm ra sản phẩm. Từ sản phẩm người ta mới giàu có, người ta mới có mọi thứ trên đời. Nhờ có gia tốc trọng trường, người ta mới có cơ hội ngửng cao đầu mà thách thức với Thiên Chúa , vì người ta nói rằng : mọi của cải do chúng tôi làm được, là thuộc về chúng tôi một cách chính đáng, không ai có quyền buộc chúng tôi. Nhưng các người đó có biết rằng, gia tốc trọng trường đâu phải cho các người xài không, mà đúng theo nguyên tắc, các người phải trả thuế hay trả ơn hay trả phí sử dụng cho chủ nhân của gia tốc trọng trường đó. Nếu các người không trả ơn, thì các người đã phạm tội với chủ nhân, và các người sẽ bị chết vì sự bội ơn là tội bất ngịch của mình. Vậy chủ nhân của gia tốc trọng trường là ai ? đó chính là Thiên Chúa đó, thưa mọi người . Nếu giá trị trọng trường là hằng số, thì con số trả ơn cũng là hằng số. Và Chúa đã ban cho chúng ta một hằng số để trả ơn, chính là Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, hay là hằng số công giáo. Hằng số gia tốc trọng trường không đổi, thì hằng số Chúa Giêsu không đổi, hằng số công giáo không đổi, nhưng tuỳ theo mỗi thời kỳ, Chúa sẽ thay đổi hệ số k cho phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống. Và thời đại trong Tin Mừng hôm nay, Chúa đã ấn định cho chúng ta hằng số Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, là hằng số công giáo của Hội Thánh công giáo. Nếu chúng ta phụ thuộc vào hằng số công giáo, thì chúng ta đã hoàn thành việc trả ơn cho Thiên Chúa của chúng ta, thật sự làm đúng như những gì Chúa mong đợi, và chúng ta sẽ được chúc phúc . Nếu chúng ta chỉ phụ thuộc vào hằng số trọng trường thì chúng ta sẽ chết, vì là kẻ vô ơn, là kẻ cắp, và là kẻ bất kính với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng ra mọi sự. Và Tin Mừng hôm nay, Chúa đã chỉ cho chúng ta biết cách trả ơn cho Thiên Chúa, để chúng ta được Chúa công nhận là con cái của Thiên Chúa. Tin Mừng hôm nay, Chúa cho chúng ta thấy trong mỗi gia đình chúng ta có hiện diện cùng lúc cha, mẹ, con trai, con gái và con dâu. Nghĩa là cha mẹ già với con cái đã trưởng thành, đã có gia đình, có vợ có chồng, có dâu có rể. Vậy, Chúa không đề cập đến những gia đình chỉ có cha mẹ trẻ và những đứa con thơ dại, nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác về vấn đề này, kẻo vấp phạm đến Thiên Chúa. Khi còn trẻ, vợ chồng chúng ta nuôi dạy những đứa con thơ, tốn biết bao tiền của, có thể lúc đó chúng ta không phụ giúp gì cho cha mẹ vì cha mẹ chúng ta còn trẻ, được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và tự cha mẹ nuôi sống mình được, vì có sức khoẻ và có công ăn việc làm. Đó là Chúa còn chưa thử thách chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ lo cho con cái nhỏ, mà quên mất Chúa thì không được, vì như thế là vấp phạm. Thế thì chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu ? đó là những cảnh đời trẻ thơ bất hạnh cũng bằng tuổi như con cái chúng ta, chúng không có cơ hội được chăm sóc như con cái của chúng ta, chúng là hiện thân của Chúa gởi đến chúng ta. Chúng ta yêu mến Chúa hơn con cái chúng ta, thì chúng ta phải yêu mến những trẻ em bất hạnh hơn con cái chúng ta, và thương yêu chúng, xót xa chúng hơn con cái chúng ta.

    3 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Bài giải nghĩa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô (Ga 15,9-17) giải thích thuyết luân hồi.?

    Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan, (Ga 15,9-17).

    Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng :”Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn .

    “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết .

    Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau .

    Đó là Lời Chúa .

    Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đã cho chúng ta thấy cái gốc của thế gian, cái gốc của cuộc sống, cái gốc của việc làm người .Cái gốc ấy chính là niềm vui trong cuộc sống trần gian này .

    Mỗi người sống trong xã hội đều ấp ủ và mang hoài bão riêng, và muốn biến giấc mơ ấy thành hiện thực. Khi đã thành hiện thực và đạt được điều mình mơ ước, thì lấy đó làm vui mừng và hạnh phúc, và gọi đó là niềm vui vậy .Niềm vui được nên trọn vẹn là chúng ta đã đạt được đến cảnh giới cao nhất của ước mơ . Như vậy, niềm vui trọn vẹn của một người là đạt được cái gì đây ?

    Là người ấy trở nên giàu có nhất trần gian chăng ? Có thể khi được như vậy thì người ấy vui sướng thật, vì tất cả những gì nơi thế gian này người ấy đều có, nhà lầu, xe hơi, của ngon vật lạ, ăn ở du lịch nhà nghỉ khách sạn cao cấp, sức khỏe thuốc men đầy đủ. Nhưng niềm vui ấy không lâu và người ấy chợt nghĩ, ước gì mình sống đời đời để mà hưởng thụ. Và người ấy không cảm thấy vui nữa vì rồi cũng phải chết, và người ấy sợ chết. Lúc bấy giờ, người ấy ước gì mình được sống lại và sự sống đời đời, đó mới thật sự là niềm vui trọn vẹn .

    Cũng có vị hoàng tử nọ, từ nhỏ đã sống trong giàu sang và quyền thế trên tất cả mọi người, vì người ấy là hoàng tử con vua mà. Nhưng người ấy vẫn không vui vì chính mắt thấy những điều hưởng thụ ấy sẽ không lâu, và rồi ai cũng phải chết. Chết rồi thì sẽ hết, hết thật sao ? Do đó, người ấy quyết tâm và với ước mơ lớn lao nhất là tìm được sự giải thoát, giải thoát cho chính mình, khỏi phải chết. Người ấy suy nghĩ rằng, xác thịt có chết đi và trở thành cát bụi, nhưng linh hồn vẫn còn đó và vẫn sống. Thì chỉ cần linh hồn đó nhập vào một xác mới thì được sống tiếp rồi ?Và người ấy nghĩ rằng chỉ có em bé mới sinh ra là một xác mới hợp lý nhất cho ý nghĩ của mình . Cứ như vậy, một linh hồn sẽ đi qua nhiều thân xác mà được sống muôn đời .Và người ấy gọi đó là sự luân hồi .Rồi người ấy đi rao giảng khắp nơi, và dễ dàng được nhiều người hưởng ứng, chấp nhận, vì người ấy đã điểm đúng chính xác vào sự mơ ước của tất cả mọi người : niềm vui trọn vẹn của sự sống muôn đời .Nhưng niềm vui ấy không lâu và người ấy bắt đầu lo lắng cho thuyết luân hồi của mình : ta đã nói tới linh hồn, nhưng linh hồn do đâu mà có , ta chưa giải thích được. Rồi nữa, hôm nay ta đang sống đây, dân số thế giới là năm trăm triệu người, nhưng năm hai ngàn , dân số thế giới là năm tỷ người, vậy thì bốn tỷ rưỡi linh hồn nữa ở đâu ra ?, ta không thể giải thích được, thì chỉ còn chấp nhận là khi mới sinh ra, mỗi người mặc nhiên đã có linh hồn rồi, và như vậy, không thể có chuyện một linh hồn của người đã chết chiếm chỗ linh hồn của người đang sống .Do đó, ta, một hoàng tử, nay đã tám mươi tuổi, trước khi chết, xin tuyên bố rằng, ta chưa hề nói điều nào về thuyết luân hồi đó. Nhưng rất tiếc, thưa hoàng tử, người ta đã không nghe lời sau cùng của ngài, mà người ta lại nghe theo những lời rao giảng của ngài lúc đầu, và cho đó là sự thật, lại còn tôn ngài lên vị trí cao nhất của họ : phật tổ .

    Như vậy, niềm vui trọn vẹn thật sự chính là sự sống đời đời, nhưng không phải sống trong trần gian này, mà là nơi Nước Thiên Chúa . Để đạt đến niềm vui đó, thì Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu sẽ đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn, hay niềm vui trọn vẹn của sự giải thoát, giải thoát ngay chính thể xác và linh hồn của chúng ta. Vì mỗi người chỉ có một thân xác và một linh hồn mà thôi. Do đó, phải biết trân trọng và yêu quý mạng sống mình. Mình yêu quý mình bao nhiêu, thì người khác cũng như vậy. Do đó, không thể làm hại đến người khác được, thậm chí phải đổi mạng mình để cứu lấy mạng sống người khác, đó là điều cao cả nhất của Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu .

    8 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Gởi bạn Học Nữa Học Mãi bài giải nghĩa Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô (Lc 12,49-53) như bạn yêu cầu.?

    Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca , (Lc 12,49-53).

    Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng :”Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên ! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !

    “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết : không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẻ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẻ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẻ nhau : cha chống lại con trai, con trai chống lại cha ; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

    Đó là Lời Chúa .

    Gia đình là một nhân tố của xã hội, xã hội bao gồm nhiều gia đình, và Hội Thánh bao gồm nhiều gia đình công giáo. Xoay qua xoay lại, gia đình là nền tảng của xã hội và Hội Thánh nữa.

    Vì loài người luôn có xu hướng chống lại Thiên Chúa trong mọi nếp nghĩ, nếp sống, nếp làm việc, và họ chấp nhận với nhau như vậy, nên gọi là hoà bình của nhân loại. Nhưng Thiên Chúa không chấp nhận điều đó, và Chúa đã đem lửa đến nung nấu bầu nhiệt huyết Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu của mỗi người để họ vì chính họ mà xoá bỏ mọi cái cũ đó, mọi nếp hoà hoãn thoả hiệp đó. Gia đình công giáo là gia đình sống v�� làm việc trong Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, do đó không được thoả hiệp theo bất cứ truyền thống loài người nào, mà phải quyết tâm thực hiện bằng Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, mà Chúa gọi là sự chia rẻ.

    Trong một gia đình mà Chúa qui định, bao gồm có năm người : cha, mẹ, con trai, con gái và nàng dâu .Như vậy, không có cái tên con rể, vì vậy không hề có chuyện ở rể, và do đó, ai đó buộc con rể ở rể hay người vợ buộc chồng mình ở rể là vấp phạm vào đời sống Đức Tin rồi. Nếu một khi vợ chồng con rể về ở vì hoàn cảnh khó khăn cần tá túc, thì con rể cũng chỉ là khách bên gia đình vợ và được tiếp đón như khách quý. Vì lẽ đó, con rể không được can dự vào những chuyện bên gia đình vợ, ngoại trừ trường hợp bên ấy có lời mời hay có sự cho phép .Trong gia đình có tên con gái, nên sự phụng dưỡng cha mẹ mình là điều bắt buộc, do đó, người con rể không được cản ngăn vợ mình lo cho cha mẹ của cô ấy, mà thống nhất với cô ấy để cô ấy tuỳ ý làm theo ý mình mà không được vượt quá Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu .Nghĩa là con gái có thể lo cho cha mẹ mình, nhưng không được tiếp tay cho cha mẹ mình phạm vào ô uế tội lỗi . Còn phần mình, người con gái phải là nàng dâu, do đó, những ai can ngăn con gái về làm nàng dâu, hay chính người con gái không chấp nhận làm phận nàng dâu thì đã vấp phạm nghiêm trọng Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu rồi .

    Nhưng người vợ vừa là người mẹ, vừa là nàng dâu, vừa là con gái nên tất cả do người đó quyết định, vì thế quan hệ giữa mẹ và con gái, mẹ chồng và nàng dâu tất cả đều dồn về một người phụ nữ trong gia đình, hơn ai hết, những mối quan hệ trong Tin Mừng hôm nay đều là cuộc thử thách chính bên trong người phụ nữ ấy, nếu biết ý thức vai trò của mình trong gia đình, cùng với một lửa nhiệt huyết vì Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, thì hẳn người ấy sẽ giải quyết mọi sự trong tinh thần yêu thương của nguồn lửa Đức Tin và Tin Mừng của Chúa. Vì lửa ấy, sẽ không còn ganh tị mà đay nghiến với con dâu, vì hiểu lửa Tin Mừng hôm nay, mà không làm khó chị dâu, em dâu, và đến lượt mình, nàng dâu sẽ phụng dưỡng cha mẹ chồng thay cho chồng của mình , vậy là , tất cả sẽ qui về Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu mà giải quyết mọi sự trong gia đình . Với bao phức tạp trong gia đình, mọi sự thoả hiệp ô uế tội lỗi là phá vỡ sự ước mong của Chúa, mà ước mong của Chúa là mỗi chúng ta trong gia đình phải tự thắp lên đến tối đa ngọn lửa Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, là làm tròn vai trò người công giáo trong gia đình .Kẻ nào không làm đúng phận sự của mình trong gia đình công giáo là thoả hiệp với ô uế tội lỗi, là vấp phạm nghiêm trọng Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu .

    Nhưng có người thắc mắc tại sao chúng ta phải làm tròn bổn phận gia đình công giáo ? vì chúng ta cần một phép rửa nữa, đó là sự sống lại của thân xác mục rửa này, chính Chúa Giêsu sẽ làm phép rửa đó cho chúng ta, để chúng ta nhận lãnh Thần Khí của sự sống đời đời.Chúa đã làm phép rửa đó cho chính Chúa, và Chúa cũng sẽ làm như vậy cho mỗi chúng ta, những người công giáo đã hoàn thành Đức Tin và Tin Mừng Chúa Giêsu, những người đã sống hết mình với lòng nhiệt huyết được thắp bằng ngọn lửa Tin, Cậy, Mến .

    3 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • gởi bạn Học Nữa Học Mãi bài giải nghĩa Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, 25.8.2013, như bạn yêu cầu?

    Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca, (Lc 13,22-30)

    Trên đường lên Giêrusalem , Đức Giêsu đi qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy . Có kẻ hỏi Người : “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không ?” Người bảo họ : Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào,vì tôi nói cho anh em biết : có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.

    “Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói : ‘Thưa Ngài, xin mở cho chúng tôi vào !’, thì ông sẽ bảo anh em : ‘Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến !’ Bấy giờ anh em mới nói : ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.’

    Nhưng ông sẽ đáp lại :’Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính !’

    Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Abraham, Issac, và Giacốp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.

    “Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”

    Đó là Lời Chúa .

    “Cút đi cho khuất mắt ta , hỡi tất cả những quân làm điều bất chính”.

    Đó là thông điệp mà Chúa cảnh báo đến nhân loại, để đến khi cửa của tận thế đóng lại, mọi sự diễn ra khi trần thế đã sụp đổ, thì không còn kịp nữa. Chúa chỉ nhân từ tha thứ trước khi , còn khi cửa đã đóng lại, thì, những người làm điều bất chính phải cút đi. Vào lúc đó, biết đi đâu ? trong khi sự huỷ diệt của Big Bang ở bên cạnh ?.

    Khi chúng ta đang vui vẻ, khi chúng ta đang tự tin, khi chúng ta đang làm chủ bản thân mình, khi chúng ta quyết định đến sự sống của bao người, khi mà Nhà thờ đang cần đến sự trợ giúp của chúng ta . Thì chúng ta có cần thiết đến sự Tôn Vinh Thiên Chúa ?, chúng ta có cần thiết giữ mình khiêm nhường trước Nhà thờ, trước các Linh Mục ?, chúng ta có cần thiết phải sợ hãi sau khi cửa Nước Trời khép lại ?

    Hôm nay , qua bài Tin Mừng, Chúa muốn chúng ta phải biết kính sợ Thiên Chúa, vì đó là cần thiết, và là sự cần thiết duy nhất. Khi đã biết kính sợ Thiên Chúa, thì chúng ta mới thật lòng Tôn Vinh Thiên Chúa, mới thật lòng giữ mình khiêm nhường trước Nhà Thờ, mới thật lòng giữ mình khiêm nhường trước Linh mục .

    Kính sợ Thiên Chúa, thì chúng ta mới thật lòng yêu thương tha nhân, yêu mến người thân cận mình.

    Kính sợ Thiên Chúa, thì chúng ta mới thật lòng hãm mình trước những điều ham muốn, mà ham muốn lôi cuốn ta vào tội lỗi, làm những điều bất chính lúc nào không hay .

    Kính sợ Thiên Chúa, thì chúng ta mới thật lòng biết ăn năn sám hối những lỗi lầm mà ta đã phạm , để không còn tiếp diễn nữa .

    Kính sợ Thiên Chúa, thì lời ăn, tiếng nói của chúng ta mang âm hưởng khiêm nhường, khiêm tốn, từ đáy lòng của chúng ta.

    Kính sợ Thiên Chúa, sẽ làm cho chúng ta xao xuyến tâm hồn khi ai đó xúc phạm đến Nhà Thờ, đến Linh mục, đến Công giáo của chúng ta .Khi đó, đừng giận dữ hay phản kháng bằng hành vi tội lỗi, cũng như phát ngôn căng thẳng và bất chấp, thì sẽ rất nguy hiểm, vì không phải thế, mất tính khoan dung độ lượng của Thiên Chúa. Kính sợ Thiên Chúa thì phải khoan dung độ lượng như Thiên Chúa .

    Kính sợ Thiên Chúa, thì mới biết nhường nhịn vợ mình, chồng mình, thương yêu con cái, anh em, gia đình và mọi người xung quanh. Biết nhường nhịn thì hạnh phúc vợ chồng gắn bó, con cái noi gương học tập trở thành như mình. Biết nhường nhịn thì mọi người xung quanh bớt căng thẳng với mình, không gây khó khăn cho mình trong công cuộc mưu sinh .

    Kính sợ Thiên Chúa , thì sợ hãi khi phải gây ra tội lỗi. Như vậy Kính sợ Thiên Chúa là biết sợ hãi, mà biết sợ hãi thì không bao giờ nghĩ đến những điều bất chính, mà không nghĩ đến nó thì làm sao mà làm điều bất chính được .

    Thế thì, Nước Thiên Chúa chỉ dành cho những người biết Kính sợ Thiên Chúa mà thôi .

    Trần gian đây, có bao nhiêu người biết Kính sợ Thiên Chúa ?

    Theo thống kê, chỉ có khoảng mười phần trăm biết Kính sợ Thiên Chúa. Như vậy, chín mươi phần trăm bị ở ngoài khi cửa Nước Trời đã khép lại ?

    Biết Kính sợ Thiên Chúa khó đến vậy sao ?

    Từ bỏ các cửa khác để đến cửa Chúa khó đến vậy sao ?

    Chúa đã cho biết sự thật, tại sao lại cứng lòng ?

    5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Để thấy rõ Thiên Chúa là Đấng Công Chính, xin bạn Thiên Thần và các bạn khác tham gia?

    Để thấy rõ Thiên Chúa là Đấng Công Chính, xin bạn Thiên Thần đăng lên bất cứ bài nào trong các bài Tin Mừng của Chúa, kể cả các bạn khác trong chuyên đề này. Tôi sẽ giải nghĩa từng bài một, nhưng tôi chỉ giới hạn giải nghĩa bốn bài Tin Mừng bất kỳ nào mà thôi. Xin các bạn hăng hái tham gia.

    6 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Vậy, nạn hồng thuỷ đã cứu gia đình ông Nôê năm nào ?

    Anh em công giáo không biết bao giờ tận thế big bang đến, coi như đã biết tấm lòng chai đá của anh em đối với Chúa Cha rồi. Thôi bây giờ nói quá khứ đi, vì quá khứ đã từng hiện hữu rồi. Vậy, nạn hồng thuỷ đã cứu gia đình ông Nôê năm nào ? Nếu anh em không trả lời được thì là tội lỗi nơi anh em. Nếu anh em có tội lỗi nơi mình, thì xin đừng công kích những anh em bên ngoài nữa, mà tất cả cùng học hỏi lòng hiền hậu và khiêm nhường của Cha chúng ta, Đấng ngự trên trời.

    4 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Người công giáo mà không biết bao giờ tận thế big bang đến ư?

    Thật là đau lòng và đau xót khi người công giáo lại không biết bao giờ tận thế big bang sẽ đến. Thật là lòng chai dạ đá. Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.

    6 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Người công giáo mà không biết bao giờ tận thế big bang đến ư ?

    Thật đau lòng và vô cùng đau xót khi những người công giáo lại không biết bao giờ ngày tận thế big bang sẽ đến. Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.

    7 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Sự thật ở đâu, một khi chúng ta không được công khai sự thật ?

    Trên trang thông tin này, tôi muốn chuyển mọi sự thật đến cùng các bạn, để chúng ta cùng hoàn thiện với nhau. Nhưng những bài tôi viết lên đã bị xoá. Và tôi để ý thấy, họ chỉ để những bài phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng tồn tại mà thôi. Và thật như vậy, chúng ta có đạt được sự công chính toàn vẹn nếu chúng ta không dùng sự công chính mà học hỏi lẫn nhau, trong đó, mỗi người hãy tự uống chén đắng của mình trước. Khi mình đã uống rồi, thì đến lượt người anh em của mình cũng sẽ uống.

    Nhưng rất tiếc, tôi không được có cơ hội uống trước mặt anh em, vì những gì tôi muốn chuyển tải đến anh em đã bị chặn mất.

    5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Ông Tất Đạt Đa đã học theo Lề Luật và lời các ngôn sứ, nhưng đã không tôn vinh chính danh Thiên Chúa.?

    Lời nhà phật : Lời tác giả (Lề Luật và lời ngôn sứ)

    1. Ý dẫn đầu các pháp, ( Chúa từ trời cao đến ,

    Ý làm chủ, ý tạo; ( Chúa tạo dựng muôn loài :

    Nếu với ý ô nhiễm, ( nếu tư tưởng ô uế )

    Nói lên hay hành động, ( dù nói hay là làm)

    Khổ não bước theo sau, ( khi đã vấp phạm rồi )

    Như xe, chân vật kéo. ( thì tội lỗi tư bề )

    2. Ý dẫn đầu các pháp, ( Chúa từ trời cao đến ,

    Ý làm chủ, ý tạo; ( Chúa tạo dựng muôn loài :

    Nếu với ý thanh tịnh, ( nếu tư tưởng trong sạch,

    Nói lên hay hành động, ( dù nói hay là làm,

    An lạc bước theo sau, ( bình an sẽ ngự đến ,

    Như bóng, không rời hình. ( cả thể xác linh hồn )

    3. Nó mắng tôi, đánh tôi, ( Ai vả má bên này,

    Nó thắng tôi, cướp tôi ( hay là má bên kia

    Ai ôm hiềm hận ấy, ( nếu là mắt đền mắt,

    Hận thù không thể nguôi. ( thì răng sẽ đền răng )

    4. Nó mắng tôi, đánh tôi, ( Ai vả má bên này,

    Nó thắng tôi, cướp tôi ( hay là má bên kia

    Không ôm hiềm hận ấy, ( thì giơ má còn lại

    Hận thù được tự nguôi. (để tỏ lòng yêu thương )

    5. Với hận diệt hận thù, ( không tỏ lòng yêu thương,

    Ðời này không có được. ( công chính không đến được.)

    Không hận diệt hận thù, ( nếu tỏ lòng yêu thương,

    Là định luật ngàn thu. ( sẽ được sống muôn đời. )

    6. Và người khác không biết, ( không loan báo muôn dân,

    Chúng ta đây bị hại. ( chúng ta đây bị tội )

    Chỗ ấy, ai hiểu được ( còn những ai đón nhận

    Tranh luận được lắng êm. (được tha lỗi muôn phần )

    7. Ai sống nhìn tịnh tướng, ( ai sống bằng thân xác,

    Không hộ trì các căn, ( không nghĩ đến linh hồn,

    ăn uống thiếu tiết độ, ( luôn chè chén say sưa,

    biếng nhác, chẳng tinh cần. ( không tỉnh thức cầu nguyện).

    Ma uy hiếp kẻ ấy, ( Xa tan ở trong lòng,

    như cây yếu trước gió. (đức công chính rời xa )

    8. Ai sống quán bất tịnh, ( ai sống thấy khó nghèo ,

    Khéo hộ trì các căn, ( linh hồn là trước hết,

    ăn uống có tiết độ, ( mình thánh là của ăn,

    Có lòng tin, tinh cần, ( trong Đức Tin ngày tháng,

    Ma không uy hiếp được, ( Xa tan không ở được,

    Như núi đá, trước gió. ( Đức công chính muôn phần)

    9. Ai mặc áo cà sa. [1] ( ai mặc áo Con Người,

    tâm chưa rời uế trược, ( mà tâm còn ô uế,

    không tự chế, không thực, ( để tội lỗi tuôn trào

    không xứng áo cà sa ( không xứng đáng người con )

    9 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Ông Tất Đạt Đa đã thuyết pháp về thiên đàng và địa ngục, vậy ông ấy học từ đâu?

    Sau khi tiếp quản đế quốc Babylon, đế quốc Batư đã sở hữu lãnh thổ rộng lớn, từ nam á, đông bắc á cho đến tận Ai Cập, trong đó có cả dân tộc Do Thái nữa. Trong đế quốc rộng lớn đó, các nước chư hầu, nô lệ, phụ thuộc đã cử con dân của mình đến phục vụ cho đế quốc Batư rộng lớn đó. Người Trung Hoa, người Ấn Độ, người Ai Cập, người Do Thái, người Nepal đều đến đó sinh sống chung với nhau và phục vụ cho đế quốc. Và họ đã học được Lề Luật và lời các ngôn sứ của người Do Thái.

    Người học được đầu tiên chính là vua Kyrô của Batư. Ông đứng đầu toàn đế quốc, và chuyện của ông cũng là chuyện của đế quốc. Vua Kyrô thờ phượng Thiên Chúa qua Lề Luật và lời các ngôn sứ, mà sách ngôn sứ Isaia và ngôn sứ Isaia Đệ Nhị được ông mến mộ nhất.

    Để thực thi ý muốn Thiên Chúa qua Lề Luật và lời các ngôn sứ, vua Kyrô đã trả tự do cho tất cả các dân các nước, cho mọi người hồi hương với lời yêu cầu là : phải thực hiện Lề Luật và lời các ngôn sứ tại quê hương đất nước mình.

    Tại Trung Hoa, Khổng Tử đã thực hiện với tư tưởng : vua là con Trời.

    Tại Ấn Độ : thuyết luân hối có cải tiến là thần Silva nắm giữ quyền cho ai được luân hồi.

    Tại Nepal, thái tử Tất Đạt Đa bị áp lực bởi hai thế lực : bà la môn của Ấn Độ và áp lực đế quốc Batư. Ông đã chọn biện pháp dung hoà : dừng lại thuyết luân hồi, và tiếp thu Lề Luật và lời các ngôn sứ của người Do Thái, các sách này được người dân Nepal ở Babylon đem về cho ông. Ông Tất Đạt Đa đã học hỏi lời Thiên Chúa qua Lề Luật và lời các ngôn sứ, và ông đã thuyết pháp suốt năm mươi năm. Nhưng ông Tất Đạt Đa đã không làm điều này : ông không chính danh tôn vinh Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất.

    9 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Sau năm mươi năm thuyết pháp, khi biết mình bị đầu độc thức ăn, không qua khỏi, ông Tất Đạt Đa đã nói gì ?

    Trước khi chết, ông Tất Đạt Đa đã nói với các môn đệ ông rằng : Thầy không phải là chân lý (ý ông nói là : thầy không phải là Đấng cứu độ), mà thầy chỉ là người truyền lại mà thôi. Do đó, để tránh khỏi bị hiểu lầm bởi các con và các thế hệ mai sau, thầy từ bây giờ tuyên bố rằng : thầy chưa bao giờ nói điều gì cả.

    Như vậy, ông Tất Đạt Đa chỉ là người phàm chuyển tải ý muốn của chân lý là Đấng cứu độ, chứ không phải ông Tất Đạt Đa là đấng cứu khổ cứu nan như bây giờ người ta hiểu nhầm.

    Ông Tất Đạt Đa tuyên bố mình không nói gì cả, nghĩa là đừng tìm kiếm ông ấy nữa, nghĩa là đừng tạc tượng mà thờ ông ấy.

    Nhưng thế hệ này đã không làm theo điều ấy, họ thờ phượng ông Tất Đạt Đa khắp nơi.

    9 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Sau khi ông Tất Đạt Đa đã không còn bị thuyết luân hồi làm bế tắc nữa, và ông đã nhận ra điều gì ?

    Ông Tất Đạt Đa đã nhận ra hai điều :

    1/ Kẻ nào còn bị khổ làm cho vướng bận, thì sẽ xuống địa ngục.

    2/ Kẻ nào thoát khổ thì sẽ lên thiên đàng. Từ bỏ nghiệp chướng chính là thoát khổ vậy. Ông Tất Đạt Đa đã nói cho dân chúng ( mà ông gọi là chúng sanh, chứ chúng sanh không phải là ruồi muỗi đâu) những điều để thoát khổ, với mục đích là giúp họ lên thiên đàng.

    Và đương nhiên là ông không muốn nhìn nhận những kiếp luân hồi sai lạc của ấn độ giáo. Ông chỉ dứt khoát ai làm người lành thì lên thiên đàng, không còn luân hồi gì nữa. Vậy nên, ai còn tin luân hồi thì người ấy là ấn độ giáo, có chùa bà ở Sài Gòn để đến đó, không phải chùa của ông Tất Đạt Đa đâu.

    6 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Ông Tất Đạt Đa đã nói thuyết luân hồi sai, thế thì những người theo ông ấy thế nào ?

    Ông Tất Đạt Đa đã xác định không còn luân hồi nữa, và theo cách nghĩ của ông ấy, luân hồi = tái sinh . Thế thì tại sao những người theo ông ấy không giống như ông ấy, mà lại tin vào thuyết luân hồi ? Thuyết luân hồi là của ấn độ giáo, và ông Tất Đạt Đa đã làm sụp đổ nó. Chính ông Tất Đạt Đa đã khằng định : từ bây giờ không còn tái sinh nữa, nghĩa là không còn luân hồi nữa.

    9 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Thuyết luân hồi đã sai, thì người tin vào nó sẽ làm gì ?

    Thuyết luân hồi đã sai, đã chứng minh bằng duy vật nó đã sai. Thế thì những người tin vào nó sẽ không còn chỗ để đi. Họ sẽ tiếp tục sống như thế nào ? Và người ta sẽ sống như thế nào nếu người ta không có niềm tin vĩnh cữu. Vậy đâu là sự sống vĩnh cữu, nếu đó không phải là niềm tin vào Đấng Hằng Sống. Vâng, chỉ có Đấng Hằng Hữu mới là sự sống đời đời mà thôi.

    10 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Thiên Chúa là Duy Vật?

    Một khi chúng ta đã hiểu được Thiên Chúa là Duy Vật thì mọi rào cản đến cùng Thiên Chúa Cha không còn nữa, và không còn lý do nào để cản bước chúng ta bước vào nhà Cha chúng ta, Đấng ngự trên trời .

    8 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước