Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
vo hinh
hat bui nao da hoa than ta ?
"Lạy Chúa con là ngươi ngoại đạo nhưng con tin có Chúa ngư trong chùa"?
2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcTu là gì?tại sao phải tu?
4 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướccó nên tụng chú thủ lăng nghiêm không?
Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.
- A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.
- A Nan! Nay ta vì ngươi thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.
- Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ. Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca (đầu heo mũi voi) cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.
- A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm trì, thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề, các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn, ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc. Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.
- Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.
- Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách. Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.
- A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt, dù đã uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi; dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà trì tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.
- Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (bằng như tử hình của người đời), thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.
5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcĐức Chúa trời dùng thứ gì tạo ra thế giới này ? Những thứ ấy lấy từ đâu ra?
4 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcLiệu các người có làm Chúa buồn không ?
Chúa thì hi sinh thân mình để cứu người còn các người thì ẩu đả ,tránh chấp ,gây hại lẫn nhau nhưng Chúa chẳng trách ngươi chuyện này chỉ cần các ngươi chịu nhận lỗi với Chúa thì ngài sẽ chịu thay. chả lẽ các người không thương xót cho Chúa sao?
9 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướctôi không hỏi liệu tôi có biết câu trả lời không?
7 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướckính chiếu yêu ...................................?
các ma con ma cháu ma vợ của thiên ma Ba Tuần đâu vào đây hiện nguyen hình coi ?
trong đây nhiều ma quá tui không phân biệt được ai là ma vương ai là thiện tri thức?
mong mọi người chỉ giúp ai là chính ai là tà?
thật tội cho những thiện tri thức đã nhận thien ma làm sư phụ ,mà bị nó dẫn dụ phá mất giới luật của Phật .
4 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcgạn hỏi về tâm.............?
A Nan bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn! Con được nghe Thế Tôn cùng với ngài Văn Thù Sư Lợi và các vị Pháp Vương Tử bàn về nghĩa thật tướng. Con nghe Phật nói tâm chẳng ở trong cũng chẳng ở ngoài. Theo như con nghĩ : Nếu tâm ở trong thân sao lại không biết bên trong, còn nếu tâm ở bên ngoài sao thân tâm cùng biết. Tâm không biết bên trong nên không thể nói ở trong thân. Thân và tâm cùng biết nên không thể nói tâm ở ngoài thân. Nay vì thân tâm biết nhau và không thấy được vật bên trong nên con khẳng định tâm chắc chắn ở giữa.
Phật bảo :
- Này A Nan! Ông nói chặng giữa, chỗ ấy không phải tự nhiên mà có, hoặc không có vị trí nhất định. Theo sự suy nghĩ của ông thì chặng giữa là ở nơi nào? Ở nơi thân hay ở nơi cảnh? Nếu ở nơi thân mà ở một bên thì không phải ở giữa, còn nếu ở giữa thân thì cũng như ở trong thân rồi. Nếu cái giữa ở nơi cảnh thì có thể nêu ra được hay không thể nêu ra được? Không nêu ra được thì cũng như không có cái giữa, còn nêu ra được thì lại không nhất định ở giữa. Tại sao? Ví như có người cắm một cây nêu để làm điểm giữa. Nếu nhìn từ phương Đông thì cây nêu ở phía Tây. Còn nếu nhìn từ phương Nam thì thấy cây nêu ở phía Bắc. Cái giữa đã lẫn lộn như thế thì cái tâm ở chặng giữa cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.
A Nan thưa :
- Con nói “chính giữa” chẳng phải là hai thứ này. Như Thế Tôn dạy : mắt gặp sắc trần, duyên sanh nhãn thức. Mắt thì có phân biệt, sắc trần vốn vô tri. Thức phát sinh trong khoảng giữa ấy chính là tâm con.
Đức Phật bảo :
- Tâm ông nếu ở giữa căn và trần, vậy tâm thể ấy gồm cả hai bên hay không gồm cả hai bên? Nếu gồm cả hai bên thì ngoại vật và tâm thể lẫn lộn, trần thì không biết nhưng căn biết thành hai thứ đối lập nhau. Như thế chỗ nào gọi là điểm giữa? Nếu lìa biết (căn) và không biết (trần) thì chẳng có thể tánh, vậy lấy tướng nào làm chính giữa?
Thế nên biết rằng tâm ở chặng giữa là chẳng đúng.
A NAN CHO RẰNG TÂM LÀ CÁI KHÔNG DÍNH DÁNG VÀO ĐÂU CẢ :
Ông A Nan thưa :
- Bạch Thế Tôn! Con nhớ trước đây có lần Phật chuyển pháp luân cùng bốn đại đệ tử : Mục Kiền Liên, Tu Bồ-đề, Phú Lâu Na và Xá Lợi Phất, khi đó Phật dạy : “Cái tâm tánh hiểu biết nó không ở trong, không ở ngoài, không có chặng giữa và không chỗ trụ, tất cả không dính dáng”.
Bạch Thế Tôn! Nay con lấy cái không dính dáng ấy gọi là tâm có được chăng?
Phật bảo :
- A Nan! Ông nói cái tâm hiểu biết của ông không dính dáng, vậy tôi hỏi ông : Biển cả, đất liền, núi rừng, hoa, cỏ…nói chung mọi sự vật hiện tượng trên thế gian mà ông cho là không dính dáng, chúng có hay là không có? Nếu chúng là không thì không cần phải nói dính dáng hay không dính dáng. Bởi vì có ai dính với chuyện lông rùa, sừng thỏ bao giờ! Còn nếu có sự dính dáng thì không thể nói sự vật hiện tượng là không. Không tướng mới không, còn không phải không thì ắt phải có tướng. Mà đã có tướng thì có dính dáng chứ làm sao không dính dáng được?
Vậy nên biết rằng tâm là cái không dính dáng vào đâu cả cũng không hợp lý.
A NAN CHO RẰNG NHẮM MẮT THẤY TỐI LÀ TÂM THẤY TRONG THÂN :
A Nan bạch Phật :
- Bạch Thế Tôn! Nay con lại thiết nghĩ rằng : thân thể của chúng sinh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũ căn) ở ngoài. Nơi tạng phủ thì tối, nơi khiếu huyệt thì sáng. Nay con ở trước mặt Phật, mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy bên trong. Nghĩa nầy đúng chăng?
Đức Phật bảo A Nan :
- Khi ông nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay không đối với mắt?
Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức là ở ngoài thân, sao lại nói trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ông sao?
Nếu chẳng đối với mắt thì làm sao được thấy? Nếu lìa sự thấy bên ngoài, thành lập sự thấy đối vào trong, khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân; vậy khi mở mắt thấy sáng sao chẳng thấy mặt?
Thêm nữa, nếu chẳng thấy mặt thì cái nghĩa”con mắt đối vào trong” chẳng thể được. Nếu thấy mặt thì tâm hay biết và nhãn căn đều tại hư không, làm sao nói ở trong?
Nếu ở ngoài hư không thì chẳng phải thân ông, tức hiện nay Như Lai thấy mặt ông cũng là thân ông sao? Vậy mắt ông thấy biết thì thân ông chẳng biết. Nếu ông cho thân và mắt cùng biết một lượt, thì phải có hai cái biết, tức một thân người phải thành hai Phật.
Vậy nên biết rằng : Nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân là chẳng đúng.
4 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcchia sẽ ..........................?
A NAN CHO RẰNG TÂM Ở TRONG THÂN
Bạch Thế Tôn! Tất cả mười loại chúng sinh trên thế gian đều cho tâm thức ở trong thân. Nay con nhận được mắt con ở trên mặt con và tâm thức ở trong thân, như mắt Thanh Liên Hoa (Hoa sen xanh) của Như Lai ở trên mặt Như Lai vậy.Phật bảo :- A Nan! Nay ông hiện ngồi trong giảng đường cùng Như Lai, ông xem thấy vườn cây Kỳ Đà đang ở chỗ nào?
Bạch Thế Tôn! Giảng đường thanh tịnh rộng rãi này trong vườn Cấp Cô Độc, còn rừng Kỳ Đà thì ở ngoài giảng đường.
Phật hỏi : A Nan! Bây giờ đang ngồi trong giảng đường, trước hết ông thấy gì?Bạch Thế Tôn! Con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, sau thấy đại chúng, rồi nhìn ra ngoài mới thấy rừng cây.
A Nan! Khi ông thấy rừng cây là nhờ vào đâu mà thấy được?
Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường này mở rộng nên con trông thấy suốt ra bên ngoài.
Khi ấy, Đức Thế Tôn ở trong đại chúng đưa cánh tay sắc vàng xoa đầu A Nan, dạy ông và đại chúng rằng :
Có pháp Tam-ma-đề tên là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, gồm đủ muôn hạnh. Mười phương Như Lai đều do một pháp môn là con đường diệu trang nghiêm ấy mà siêu xuất, nay ông hãy lắng nghe thật kỹ.A Nan đảnh lễ, kính vâng lời Phật dạy.
Phật bảo A Nan :Như lời ông nói, thân ở trong giảng đường, nhờ cửa mở trống nên thấy rừng cây; vậy có chúng sinh nào ở trong giảng đường lại không thấy Như Lai mà thấy được rừng cây bên ngoài chăng?
Bạch Thế Tôn! Ở trong giảng đường không thấy Như Lai mà lại thấy rừng cây bên ngoài thì chẳng đúng.
A Nan! Ông cũng vậy. Tâm của ông tất cả sáng tỏ. Nếu tâm sáng tỏ hiện tiền của ông thật ở trong thân thì trước hết nó phải biết những gì trong thân ông. Vậy có chúng sinh nào trước thấy trong thân rồi sau mới thấy vật bên ngoài chăng? Dù không thấy được tim, gan, tỳ, vị nhưng các chỗ : móng tay mọc, tóc dài ra, gân chuyển, mạch máu nhảy cũng phải thấy chứ, sao lại chẳng thấy? Nếu trong thân còn không thấy thì làm sao thấy vật bên ngoài? Thế cho nên ông nói Tâm Ở Trong Thân là không đúng lý.
A NAN CHO RẰNG TÂM Ở NGOÀI THÂN :
A Nan cúi đầu bạch Phật :
Bạch đức Thế Tôn! Con nghe lời dạy của Như Lai nên nhận ra tâm con đúng ở ngoài thân. Tại sao? Ví như đèn thắp trong phòng thì trước phải chiếu sáng trong phòng, rồi sau mới từ cửa rọi ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh chẳng thấy trong thân, chỉ thấy ngoài thân, cũng như ngọn đèn ở ngoài phòng chẳng thể chiếu sáng trong phòng, nghĩa này rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ, vậy so với nghĩa lý rốt ráo của Phật có đúng chăng?
Đức Phật bảo A Nan :
Vừa rồi, các tỳ kheo theo ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, nay đã về rừng Kỳ Đà. Như Lai đã thọ trai xong, ông hãy xem coi trong chúng tỳ kheo, khi một người ăn thì những người khác có no không?
Bạch Thế Tôn! Không thể. Tại sao? Các Tỳ kheo này tuy đã chứng quả A La Hán, nhưng thân thể khác nhau thì làm sao một người ăn mà tất cả đều no được.
A Nan! Nếu tâm thấy nghe hay biết của ông thật ở ngoài thân thì thân tâm cách biệt nhau, tự nó không liên quan với nhau. Vậy điều gì tâm biết thì thân ắt không biết và những gì thân biết thì tâm không thể biết. Nay ta đưa cánh tay lên cho ông xem, trong lúc mắt ông thấy, tâm ông có biết được chăng?
Bạch Thế Tôn! Đúng vậy.
Đức Phật bảo A Nan :
A Nan! Nếu thân và tâm cùng biết một lượt thì tại sao ông nói tâm ở ngoài thân? Vậy nên biết rằng tâm ở ngoài thân là chẳng đúng.
A NAN CHO RẰNG SỰ SUY NGHĨ LÀ TÂM A Nan thưa :
Bạch Thế Tôn! Con thường nghe Phật dạy tứ chúng rằng: do tâm sanh nên các pháp mới sanh; do các pháp sanh cho nên tâm mới sanh. Nay con suy nghĩ, chính cái “suy nghĩ” ấy là tâm của con. Tùy sự hòa hiệp chỗ nào tâm theo đó mà có nên nó chẳng ở trong, ở ngoài và ở chính giữa.
Phật bảo A Nan :
A Nan! Ông cho sự suy nghĩ là tâm, sự suy nghĩ hòa hợp chỗ nào tâm theo đó mà có. Như thế thì cái tâm của ông không có tự thể. Nếu tâm ông không có hình thể (tức là không có) thì lấy cái gì mà hòa hiệp, cũng giống như giới mười chín hòa hợp với trần thứ bảy, nghĩa ấy không đúng? Còn nó có hình thể, thì ông thử lấy tay mặt đánh qua tay trái, ông liền biết đau. Vậy cái tâm biết đau này, là từ trong thân chạy ra hay từ bên ngoài chạy vào?
Nếu ông nói : ”nó từ trong thân chạy ra” thì trước hết nó phải thấy gan ruột trong thân của ông. Còn nếu nó từ ngoài hư không chạy vào thì trước hết nó phải thấy cái mặt của ông.
A Nan thưa :
Thấy là ở con mắt, còn tâm thì biết chớ không thấy như con mắt. Nói tâm thấy là không đúng nghĩa.
Phật dạy rằng :
Nếu con mắt thấy thì những người chết, con mắt vẫn còn, sao họ không thấy vật?
Nếu người chết, mà vẫn còn thấy vật, thì sao gọi là người chết?
Lại nữa, nếu cái tâm hiểu biết của ông có thật thể, thì có một thể hay nhiều thể, ở khắp cả thân ông, hay không khắp cả thân?
Nếu tâm ông có một thể và ở khắp cả thân thì khi ông lấy tay đánh thử một chỗ trên thân ông, đáng lẽ, đều biết đau hết vì tâm ở khắp cả thân và đồng một thể.
Nếu cả thân biết đau thì cái đau đó lẽ ra không có ở nhất định chỗ nào.
Nếu cái đau có chỗ nhất định thì ông nói : ”cái tâm một thể ở
2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcmong các thiện tri thứ giải dùm tôi đoạn kinh này?
A Nan! Tất cả chúng sinh luân hồi trong thế gian là do hai thứ vọng kiến điên đảo phân biệt, ngay đó phát sinh do đó mà nghiệp luân chuyển. Thế nào là hai thứ vọng kiến? Một là biệt nghiệp vọng kiến của chúng sanh, hai là đồng phần vọng kiến của chúng sinh.
Thế nào là biệt nghiệp vọng kiến?
Này A Nan! Ví như người bệnh mắt hóa lòa, ban đêm trông ngọn đèn thấy có vầng tròn năm màu. Cái vầng tròn năm màu vốn không thật có đối với người không bị bệnh lòa. Nhưng nó không phải không có đối với người mắc bệnh. Vầng tròn ấy không phải màu sắc của cái thấy hay của đèn. Nó không tự sanh, cũng không phải do đèn hay do mắt đã sanh. Nguyên nhân của vầng tròn là do bệnh mắt hóa lòa. Cái vầng tròn và cái thấy vầng tròn đều là bệnh lòa. Nhận thấy được bệnh lòa thì tánh thấy đó không bệnh. Do đó, không nên nói cái vòng tròn năm màu là của đèn hay của cái thấy. Cũng không được nói : Rằng không phải của đèn hay không phải của cái thấy. Lại ví như vầng trăng thứ hai. Nó không phải trăng mà cũng không phải bóng. Vầng trăng đó vốn không có, nên không thể gán cho nó “phải” hay là “không phải” mặt trăng. Mặt trăng thứ hai có là do động tác của ngón tay nhấn mắt. Người trí không nên bảo : Đó là hình trăng hay không phải hình trăng. Đó là cái thấy hay ra ngoài cái thấy. Vầng tròn năm màu cũng vậy. Nó là do bệnh lòa mà có. Gọi nó là của đèn hay của cái thấy đều là sai. Nếu cố gắng nói rằng không phải của đèn hay không phải của cái thấy càng thêm hí luận.Thế nào là đồng phần vọng kiến?
Này A Nan! Cõi Diêm-phù-đề này trừ nước biển bao la, trong đó đất bằng có 3000 châu. Châu lớn ở giữa, bao quát từ Đông sang Tây có đến 2300 nước. Ngoài ra các châu nhỏ nằm trong các biển, trong đó có châu gồm hai trăm, ba trăm nước, hoặc hai mươi, ba bốn mươi cho đến năm mươi nước. A Nan! lại nếu trong đó, một châu nhỏ chỉ có hai nước, mà riêng người trong một nước cùng chiêu cảm ác duyên thì tất cả chúng sinh trong nước đó đều nhìn thấy hết mọi cảnh không tốt. Hoặc thấy hai mặt trời, hai mặt trăng, cho đến thấy nhiều ác tướng như phướng, sao sa và chỉ có những người trong nước đó thấy, chúng sinh trong nước kế cận thì cũng không thấy và cũng không nghe.
A Nan! Nay Như Lai đem hai việc đó kết hợp so sánh làm thí dụ để chỉ cho ông.
Này A Nan! Cái nhận thức sai lầm biệt nghiệp của chúng sinh ví như người bệnh mắt, trông thấy ngọn đèn hiện ra vầng tròn năm màu, tưởng là cảnh thật trước mắt. Sự thật vầng tròn là do bệnh lòa của người đau mắt tạo thành. Lòa là bệnh của cái thấy, không phải sắc tướng tạo ra. Cái thấy, thấy được bệnh lòa thì cái thấy đó vốn không có bệnh. Cũng vậy, hiện nay ông dùng con mắt xem thấy núi sông cảnh giới và các chúng sinh đều do bệnh lòa vô thỉ tạo thành. Mắt nhặm thì cái thấy lao nhọc, không phải do màu sắc tạo ra. Song người biết được mắt nhặm thì cái thấy của họ không bị lầm lỗi. Cái thấy và cảnh bị thấy, như thế có cảnh trước mắt, nguyên là tâm giác ngộ sáng suốt, do phân năng kiến sở kiến mà thành bệnh. Nhận rõ cái thấy sinh khởi từ bệnh nhặm. Chứ bản giác minh tâm rõ biết các duyên thì không bệnh. Vì có năng giác và sở giác mới thành bệnh. Nếu bổn giác không ở trong bệnh, đây mới thật là nhận ra tánh thấy. Sao còn gọi là thấy, nghe, hay, biết. Thế nên nay ông thấy Ta và ông, cùng mười loài chúng sinh trong thế gian đều do mắt nhặm, chớ không phải cái thấy mắt nhặm bị bệnh. Tánh thấy chân thật đó không bị nhặm, nên chẳng gọi là thấy.
A Nan! nếu so sánh đồng phần vọng kiến của chúng sinh với biệt nghiệp vọng kiến của một người.
Một người nhặm mắt cũng giống như người trong cả nước kia. Người thấy quầng sáng là do mắt nhặm mà có. Còn trong nước kia hiện ra những tướng không lành là do cộng nghiệp mà cùng thấy trong đó các điềm ác hiện ra. Cả hai đều do vọng kiến từ vô thủy phát sinh, giống như ba ngàn châu trong cõi Diêm phù đề, gồm bốn biển lớn và thế giới Ta bà, cho đến các nước và các chúng sinh hữu lậu trong mười phương, đều là tâm giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu. Kiến văn giác tri là bệnh duyên hư vọng, khiến hư dối hòa hợp sanh, hư dối hòa hợp mất.
Nếu có thể xa lìa các duyên hòa hợp và không hòa hợp thì diệt trừ được các nhân sanh tử. Đó chính là tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt, chính là chân tâm bản giác thường trụ.
6 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh9 năm trướcchân lý là gì ?tại sao có chân lý ?
mong mọi người hãy nói rõ cho mình biết.
11 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh10 năm trước