Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Vì sao bị rùng mình bởi âm thanh?
Chắc các bạn cũng từng gặp trường hợp khi nghiến răng hoặc cạo thìa vào bát/nồi cơm thì thấy rùng mình. Không chỉ ở ngay khoảnh khắc nghe thấy âm thanh ấy mà đôi khi chỉ cần tưởng tượng lại cũng vẫn thấy rùng mình. Hiện tượng này có thể được giải thích thế nào?
Muốn khắc phục được thì trước hết phải biết nguyên nhân và "cơ chế hoạt động" của nó, mà tôi nghĩ mãi vẫn không ra, mọi người cùng nghĩ và giải đáp giúp nhé!
(Ở đây tôi dùng từ "rùng mình" để nói chung chung, nhưng cảm giác thì cũng tùy lúc mà có mức độ khác nhau, có thể chỉ là một cảm giác gợn lên thôi chẳng hạn)
2 Câu trả lời
- Ẩn danh1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Về phương diện vật lý học, âm thanh có bản chất sóng. Do đó, ta "nghe" được âm thanh khác nhau là do mỗi "âm thanh" đó có bước sóng khác nhau và cường độ khác nhau.
Âm thanh được cơ thể con người cảm nhận thông qua hệ thống cơ quan thính giác mà từ hồi học Khoa học thường thức ở lớp 4, lớp 5 mình đã biết (truyền qua ống tai, rung động màng nhĩ, tác động lên hệ thống xương bàn đạp, xương búa, xương đe... rồi truyền qua dây thần kinh thính giác , v.v..). Có âm thanh thuộc loại "siêu âm" tai người không cảm nhận được nhưng một số động vật lại nhận biết (cá voi, dơi, một số loài chim...). Tuy nhiên, đối với mỗi bước sóng khác nhau thì bản thân TỪNG CÁ THỂ con người (và động vật nói chung) ĐÁP ỨNG KHÁC NHAU. Bạn đã từng thấy cái cảnh tự nhiện con chó nhà mình sủa hoặc tru lên một cách sợ hãi chưa? Ông bà ta bảo là "chó sủa ma". Thực ra, có thể chó đã cảm nhận một âm thanh nào đó (mà con người không nhận biết được) kích thích nó đến mức sợ hãi buộc nó phải phản ứng (sủa/tru). Ở một số sân bay, người ta tạo ra các âm thanh mà đối với các động vật khác thì "không si-nhê" gì cả nhưng đối với các loài chim thì đó là "những âm thanh đáng sợ" để chúng không bén mảng đến khu vực này, đảm bảo an toàn không lưu. Con người ta cũng vậy, có những âm thanh ở tần số, bước sóng, cường độ... nào đó mà khi kích thích lên hệ thần kinh một con người thì nó gây ra cảm giác đáng sợ (như tiếng nghiến răng, tiếng kéo cái dao qua một vật mỏng (giấy bìa carton, tấm xốp...), tiếng mài dao, tiếng cào móng tay lên mặt kính.v.v... "Âm thanh đáng sợ" thường ít khi là âm thanh có cường độ cao mà thường là âm thanh ở những bước sóng/tần số đặc biệt mà cơ thể một con người nhạy cảm với nó.
Người ta giải thích rằng, mọi dẫn truyền thần kinh đều thông qua các chất dẫn truyền ở cái nút thần kinh (nối giữa hai tế bào thàn kinh). Tùy thuộc kích thích mà chất dẫn truyền có thể nhiều ít khác nhau. Đối với các "âm thanh đặc biệt" như đã nêu, có thể luồng dẫn truyền đột nhiên tăng đột ngột làm cơ thể cảm nhận không bình thường và phản ứng cơ thể là "sợ hãi" (ghê ghê, rờn rợn, ...) mà bản chất đó là sự "tự vệ" do tăng tiết một số nội tiết tố có liên quan.
Hệ thần kinh con người có đặc tính là luôn ghi nhận lại các phản ứng đã từng xảy ra (còn gọi là "phản xạ có điều kiện" theo học thuyết của Pavlov) để lần sau càng phản ứng mạnh hơn với mục đích nhằm bảo vệ tốt hơn cho cơ thể. Do đó, khi nghe lại "âm thanh đáng sợ" bạn càng phản ứng mạnh hơn (có người bị "ngất xỉu"). Ngay cả khi "chỉ mới nhắc đến chứ chưa nghe âm thanh thực sự" thì cá thể đó đã cảm thấy "nổi gai ốc cả người" rồi.
Đó là tóm lược một số ý kiến tương đối đơn giản và khá dễ hiểu nhất có thể hy vọng giải đáp được phần nào câu hỏi của bạn chăng?
- 6 năm trước
Trong âm thanh có rất nhiều các tình huống bất ngờ xuất hiên, ta phải nhanh trí tìm cách sử lý tốt nhất..
hãy vào http://bit.ly/amthanhanhsang tham khảo nhé, trang này có nhiều bài hay lắm