Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Mit-Hong-Dao đã hỏi trong Văn học & Nhân vănLịch sử · 1 thập kỷ trước

Mười hai sứ quân của VN là ai? Tại sao lại loạn?

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đó là 12 ông nào? Tại sao lại làm loạn?

6 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tài liệu về loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam trên báck khoa Wikipedia ghi rất chi tiết và rõ ràng đó bạn. Bạn có thể tham khảo tại đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%E1%BA%A1n_12_s%E1%...

    Tiện thể paste ra cho bạn coi luôn nhé:

    Bối cảnh

    Năm 944, Ngô Quyền mất, uỷ thác con trưởng là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha - em của Dương hậu, vợ của Ngô Quyền. Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng - Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương - Nam Sách (Hải Dương). Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập, đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn, Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền và Dương Như Ngọc, làm con nuôi. Từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau.

    Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình. Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Xương Văn không giết Tam Kha, chỉ giáng xuống làm Chương Dương công.

    Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về. Được Dương thái hậu chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Sử sách gọi là Hậu Ngô Vương.

    Nhưng năm 954, Ngô Xương Ngập bị thượng mã phong mà chết, chỉ còn một vua là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn nỏ chết. Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém phải lui về giữ đất Bình Kiều.

    Về 12 sứ quân

    Từ 966 hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:

    Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều - Khoái Châu, Hưng Yên

    Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang - Thanh Oai, Hà Tây

    Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố, Thái Bình

    Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc, Phú Thọ

    Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái - Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

    Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm - Hà Tây

    Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại - Thuận Thành, Bắc Ninh

    Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du - Bắc Ninh

    Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang - Văn Giang, Hưng Yên

    Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt - Thanh Trì, Hà Nội

    Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê, Sơn Tây

    Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu - Hưng Yên

    Trong các sứ quân trên, Ngô Xương Xí và Ngô Nhật Khánh là quý tộc nhà Ngô; Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn là tướng nhà Ngô; các sứ quân còn lại được xác định là các thủ lĩnh địa phương, trong đó có một số người xuất thân từ phương Bắc.

    (Các) Nguồn: wikipedia
  • 1 thập kỷ trước

    Sử viết : đối với tiền đồ 1 nước, không có sự đáng sợ nào hơn cái sự thừa vua.

    Các vua không ai chịu ai, tranh nhau sinh đại loạn. Cõi Trung Nguyên rộng lớn mà còn khổ vì binh ách, huống gì dải đất nhỏ hẹp phương Nam.

  • 1 thập kỷ trước

    Giữa thế ká»· thứ mười, đất nước ta lâm vào cảnh loạn lạc, chia cắt, với sá»± trỗi dậy của mười hai sứ quân cát cứ 12 vùng. Lịch sá»­ gọi là thời kỳ “nhị thập sứ quân”, hoặc “loạn mười hai sứ quân”. Đó là:

    1- Ngô Xương Xí chiếm giữ Bình Kiều, nay là Khoái Châu-Hưng Yên

    2- Trần Lãm chiếm giữ vùng Bố Hải, nay là Tiền Hải-Thái Bình

    3- Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ vùng Tiên Sơn, nay thuộc Bắc Ninh

    4- Lý Khuê chiếm giữ vùng Thuận Thành, nay thuộc Bắc Ninh

    5- Lã Đường chiếm giữ Văn Giang, nay là vùng tiếp giáp Bắc Ninh-Hưng Yên

    6- Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu, nay thuộc Hưng Yên

    7- Nguyễn Siêu chiếm giữ Thanh Trì, nay là ngoại thành Hà Nội

    8- Nguyễn Khoan chiếm giữ vùng Vĩnh Tường, nay thuộc Vĩnh Phúc

    9- Kiều Công Hãn chiếm giữ vùng Bạch Hạc, nay thuộc Việt Trì-Phú Thọ

    10- Kiều Thuận chiếm giữ Cẩm Khê, nay là vùng tiếp giáp Sơn Tây-Phú Thọ

    11- Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ vùng đất nay thuộc Thanh Oai-Hà Tây

    12- Ngô Nhật Khánh chiếm giữ vùng Đường Lâm, nay thuộc Hà Tây

    Mười hai sứ quân trên đây thường xuyên đánh chiếm đất đai, thôn tính lẫn nhau. Nổi lên có sứ quân Trần Lãm, tự xưng là Trần Minh Công, nuôi chí dẹp loạn để thống nhất đất nước. Sau khi Trần Lãm mất (khoảng năm 960-965), một thuộc tướng của Trần Lãm là Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục sự nghiệp của ông, lần lượt đánh tan các sứ quân còn lại, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế năm 968, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Trường Châu, nay là Hoa Lư-Ninh Bình. Nhà Đinh bắt đầu từ đó.

    Đinh Bộ LÄ©nh sinh năm 924 tại Hoan Châu, nay là Nghệ An, là con trai của thứ sá»­ Hoan Châu Đinh Công Trứ. Đinh Bộ LÄ©nh mồ côi cha lúc còn nhỏ tuổi, được mẹ đưa về quê là vùng Trường Châu (Hoa LÆ°-Ninh Bình) nuôi dạy. TÆ° chất phi thường của Đinh Bộ LÄ©nh bộc lộ từ lúc còn nhỏ, được bè bạn thiếu niên suy tôn làm “thủ lÄ©nh”. Lớn lên, ông theo minh chủ Trần Lãm để thá»±c hiện chí làm vua. Tiếc là triều Đinh chỉ tồn tại được 12 năm, truyền ngôi được 2 đời. Đến năm 980 cÆ¡ nghiệp nhà Đinh được trao cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, mở đầu triều đại Tiền Lê của nước ta.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    ĐINH TIÊN HOÀNG (968-980)

    Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ giữ chức thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với trẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.

    Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Nhưng vì bất hoà với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Năm Tân Hợi (951) đời hậu Ngô Vương, Nam Tấn vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, phá được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.

    Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn làm Nam Việt vương.

    Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

    Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn 12 sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy, để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ.

    Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Hoạ loạn gây nên ngay trong hoàng tộc.

    Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bèn lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua.

    Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.

    Hải ÂuJul 31 2003, 07:07 PM

    PHẾ ĐẾ (979-980)

    Đinh Tiên Hoàng có 3 người con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (có sách gọi là Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn, và Đinh Hạng Lang đã chết, mặc nhiên Đinh Toàn kế nghiệp ngôi vua. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy vua còn nhỏ quyền bính nằm cả trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, lại nghe Lê Hoàn tư thông với Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga) nên cử binh mã đến đánh, nhưng bị Lê Hoàn giết sạch. Giữa lúc ấy, nhà Tống nghe tin Tiên Hoàng mất, các đại thần nước Việt phân liệt, tranh chấp gay gắt, có nguy cơ nội chiến, muốn thừa kế sang lấy nước ta, mới hội đại binh ở gần biên giới. Lê Hoàn sai Phạm Cự Lượng làm đại tướng đem binh đi chống giữ. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lượng họp cả quân sĩ lại ở trong điện nói rằng:

    - Bây giờ quân địch sắp vào cõi mà vua thì còn bé, lấy ai mà thưởng phạt cho chúng ta. Dẫu chúng ta có hết sức lập được chút công nào thì rồi ai biết cho? Chẳng bằng nay ta tôn Thập đạo tướng quân lên làm vua rồi ra đánh cũng chưa muộn.

    Quân sĩ nghe nói đều hô vạn tuế.

    Dương Vân Nga thay con cầm quyền trị nước cũng thấy rõ chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng gỡ rối được tình hình nghiêm trọng cần kíp lúc này. Huống chi ý chí quân đội cũng muốn tôn người chỉ huy của họ lên ngôi tối thượng, thay cho vị vua 6 tuổi là con Dương Vân Nga. Bởi vậy, Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn trong tiếng hô reo dậy trời của quân sĩ, tỏ ý nhường ngôi của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.

    Đinh Toàn chỉ làm vua được 8 tháng, sử gọi là Phế Đế rồi tồn tại với tước vương (Vệ vương) có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu (1001) trong dịp cùng vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cẩm Thủy, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên hy sinh trên chiến thuyền vào tuổi 27.

    Như vậy triều Đinh làm vua được 2 đời, cả thảy 14 năm. Lê Hoàn lên làm vua, Dương Vân Nga trở thành Hoàng hậu.

  • 1 thập kỷ trước

    Xin vui lòng xem trên wikipedia.org tiếng Việt, qua liên kết sau đây:

    http://vi.http//vi.wikipedia.org/wiki/Lo%E1%BA%A1n...

  • 1 thập kỷ trước

    Xem wikipedia ấy, rất chi tiết đấy.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.