Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Answers đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiNgày lễNgày lễ - Khác · 1 thập kỷ trước

Bạn thử liệt kê những lễ hội dân gian của Việt Nam diễn ra trong tháng Giêng (âm lịch)?

Tên lễ hội? Địa danh nơi tổ chức?

9 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    A.- Các lễ hội dân gian Nam Bộ diễn ra trong tháng giêng âm lịch:

    1) Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh): từ 30/12 âl đến 30/1 âl.

    2) Lễ hội Lăng Ông - Bà Chiểu (tp.HCM): trong ngày 7/1 âl.

    3) Lễ hội Cúng sao (tại hầu hết các chùa Phật và tại từng nhà): tối mùng 8/1 âl. Cùng ngày này là ngày 14/2 dl, lễ hội Valentine tức lễ hội tình yêu diễn ra khá lớn tại nhiều nơi ở tp.HCM.

    4) Lễ hội Chùa Ngọc Hoàng (tức Phước Hải Tự, tp.HCM): trong ngày mùng 9/1 âl. Cùng ngày này là Đại lễ vía Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài tổ chức rất lớn tại Tòa Thánh Cao Đài (Tây Ninh) diễn ra từ sáng đến nửa đêm.

    5) Lễ hội Chùa Ông diễn ra tại hầu hết Quan Thánh Miếu của người Hoa (mà dân gian gọi là Chùa Ông): diễn ra trong ngày 13/1 âl, riêng Chùa Ông Chợ Lớn (số 678, đường Nguyễn Trãi, quận 5, tp.HCM) lễ hội diễn ra từ 13/1 âl đến 23/1 âl.

    6) Lễ Làm Chay (Long An): diễn ra vào các ngày 14, 15, 16/1 âl. Cùng thời gian này, lễ hội Kỳ Yên diễn ra ở nhiều ngôi đình khắp Nam Bộ, trong đó có một số đình ở tp.HCM như: đình Phú Nhuận, đình Bình Tiên, đình Minh Hương Gia Thạnh... Riêng nội trong ngày 15/1 âl là lễ hội Nguyên Tiêu của người Hoa, diễn ra khắp nơi có người Hoa sinh sống, là lễ hội Chùa Bà - Bình Dương, và đồng thời cũng là lễ hội Tình yêu ở thác Pôngur (Lâm Đồng).

    B.- Các lễ hội dân gian Bắc Bộ diễn ra trong tháng giêng âm lịch:

    1) Lễ hội Trấn Vũ Quán (Hà Nội): diễn ra ngày 1/1 âl. Từ ngày 1/1 âl đến ngày 15/1 âl là lễ hội Phủ Tây Hồ (Hà Nội).

    2) Hội vật Mai Động (Hà Nội): từ 4/1 âl đến 6/1 âl.

    3) Lễ hội Chùa Vua (Hà Nội): diễn ra từ 5/1 âl đến 9/1 âl.

    4) Lễ hội Sóc Sơn (Hà Nội): diễn ra từ 6/1 âl và 8/ 1 âl

    5) Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội): diễn ra từ 6/1 âl đến 18/1 âl.

    6) Lễ hội Chùa Hương (Hà Tây): diễn ra từ 6/1 âl đến 15/3 âl.

    7) Lễ hội Gióng Bộ Dầu (Hà Tây): diễn ra trong ngày 8/1 âl

    8) Lễ hội Chợ Viềng (Nam Định): diễn ra trong ngày 8/1 âl.

    9) Lễ hội làng Triều Khúc (Hà Nội): diễn ra từ 9/1 âl đến 12/1 âl.

    10) Lễ hội đình Kim Mã (Hà Nội): diễn ra trong ngày 10/1 âl.

    11 ) Lễ hội đình Cống Vị và đình Cống Yên (Hà Nội): diễn ra trong ngày 13/1 âl. Trong ngày này (13/1 âl) cũng là Hội Lim (Bắc Ninh).

    12) Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc): diễn ra trong ngày 17/1 âl.

    13) Lễ hội Côn Sơn (Hải Dương): diễn ra từ ngày 18/1 âl đến ngày 23/1 âl.

    14) Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh): diễn ra trong ngày 21/1 âl.

    15) Lễ hội đua trải (Thừa Thiên Huế). diễn ra trong một ngày 16/1 âl

  • SaGa
    Lv 6
    1 thập kỷ trước

    Hì, SaGa biết hình như trên cả nước Việt, có rất nhiều lẽ hội diễn tra trong tháng Giêng.

    SaGa chỉ bổ xung thêm là ở quê SaGa (Phú Yên), vào mồng 6 tết có hội đua Thuyền ở cửa Biển rất vui...

  • 1 thập kỷ trước

    1. Hội Chùa Keo: Thái Bình- 14/1

    2. Hội Làng Giữa: Hà Nam- 4/1

    3. Hội Đống Đa: Hà Nội- 5/1

    4. Hội Tây Sơn: Bình Định- 5-10/1

    5. Hội Vật Võ Liễu Đôi: Hà Nam- 5-10/1

    6. Hội Đền Mai Động: Hà Nội- 4-6/1

    7. Hội Đền An Dương Vương: Hà Nội- 6-16/1

    8. Hội Viếng Chợ Chùa: Nam Định- 8/1

    9.Hội Người Mông Chơi Núi Chơi Xuân

    10. Hội Lim: Bắc Ninh-13-15/1

    11. Hội Cổ Nhuế: Hà Nội

    12. Hội Đền Phạm Ngũ Lão: Hải Hưng- 10-15/1

    13. Hội Hích: Thái Nguyên-5/1

    14. Hội Linh Sơn Thánh Mẫu:Tây Ninh-15/1

    có tất cả 38 lễ hội cơ mình không viết hết được.hiiiiiiiiiiiiiiiiii

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Các cụ nhà ta đúng là sính lễ hội thật: THÁNG GIÊNG LÀ THÁNG ĂN CHƠI!

    Mới sơ sơ vài thổ dân kể ra mà đọc đã thấy mệt. Kà kà, sao có đủ tiền và thời gian đi cho hết các hội đây, chỉ xin chúc các thổ dân nhà mình kể ra được thì cố đi cho nhiều để lần sau có gặp (câu hỏi như vầy) lại thì kể cho bàn dân thiên hạ những điều mới mẻ nhé.

  • 1 thập kỷ trước

    Tết Nguyên Đán

    Thời gian: 1/1 âm lịch.

    Địa điểm: Diễn ra trên toàn quốc

    Đối tượng suy tôn: Tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên và nguồn cội

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hòa Bình

    Lễ hội đền Vua Bà

    Thời gian: 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

    Đối tượng suy tôn: Âu Cơ - đã có công dạy dân ca hát, săn bắt.

    Đặc điểm: Cúng thịt chim, thịt thú rừng, múa chèo, múa mặt nạ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lào Cai

    Hội đình của người Tày Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Già, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

    Đối tượng suy tôn: Thần núi

    Đặc điểm: Cúng sơn thần, dâng lợn đen, tung còn và hát giao duyên. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chơi hang của người Thái, người Tày ở Lào Cai Thời gian: 5 - 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

    Đặc điểm: Lễ hội mùa xuân, hát giao duyên, tâm tình. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Lồng tồng Thời gian: đầu xuân, thuờng từ 5 đến 15 tháng giêng (âm lịch).

    Địa điểm: tại bản và ngoài cánh đồng, gần suối.

    Đối tượng suy tôn: Thần bản, Thần núi, Thần suối.

    Đặc điểm: lễ thức mang ý nghĩa tâm linh và trò vui thể hiện tín ngưỡng phồn thực.

    Đối tượng tham gia: cộng đồng người Tày và các dân tộc khác.

    Nội dung chính: tế lễ cầu mọi điều tốt lành; tung còn, đánh én, múa xoè, ca hát, xuống đồng. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội xuân đền Thượng Thời gian: 11 - 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

    Đối tương suy tôn: Trần Hưng Đạo.

    Đặc điểm: Rước kiệu, thi kéo co, vật, ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội xuống đồng của người Giáy (lễ hội Roóng Poọc)

    Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

    Đối tượng suy tôn: Trời, Đất, Thần Lúa.

    Đặc điểm: Hội cầu mùa.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Phú Thọ

    Hội đền Mẹ Âu Cơ

    Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Mẹ Âu Cơ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Bạch Hạc

    Thời gian: 3 - 5/1 âm lịch.

    Địa điểm: Phường Bạch Hạc, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Thổ lệnh Đại Vương.

    Đặc điểm: Lễ rước thánh qua sông Lô, trò chơi thi tung còn.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Dị Nậu

    Thời gian: 4 - 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Tản Viên, Cao Sơn, Quí Minh.

    Đặc điểm: Trò đánh quân (đấu gậy), trình nghề, hát giao duyên nam nữ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội phết Hiền Quan

    Thời gian: 13/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Bà Thiều Hoa (nữ tướng Hai Bà Trưng).

    Đặc điểm: Trò chơi đánh phết (đánh cầu gỗ bằng gậy cong ở đầu).

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Tứ Xã (Kẻ Gáp)

    Thời gian: 11 - 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Thần bản thổ.

    Đặc điểm: Lễ hội diễn trò trám (khoảng nửa đêm 11/1, nghi lễ cầu sinh thực khí), nam nữ hát giao duyên, rước lúa thần, đánh cá thờ đêm, đánh trận giả.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Vũ Lao Thời gian: 10/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Thần Nông, Thần Núi, Thần Nước và Phật.

    Đặc điểm: Cúng bánh dày, bánh nẳng tưởng niệm nơi vua Hùng ở và kén rể cho các Mỵ Nương. Các loại bánh do Mỵ Nương làm dâng vua cha, bánh dày to, tròn (tượng trưng bầu trời), bánh uốt hình tháp (tượng trưng sức lao động), bánh nẳng màu vàng (tượng trưng châu ngọc). (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Xoan

    Thời gian: 7 - 10/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Xuân Nương (nữ tướng Hai Bà Trưng).

    Đặc điểm: Lễ cỗ chay với củ mài, mật ong, tế 10 vị thần bằng thịt trâu bày trên mâm đan lá chuối, diễn trò trình nghề.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội Gia Thanh

    Thời gian: 2 - 3/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

    Đặc điểm: Lễ cầu đinh, tế thần, dâng cỗ 12 bánh chưng, 12 bánh giầy, xôi gấc.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Vĩnh Phúc

    Hội đình Tích Sơn

    Thời gian: 3/1 âm lịch.

    Địa điểm: Phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đối tượng suy tôn: 7 thần Lỗ Bình Sơn.

    Đặc điểm: Tục, trò thi ném lợn, thi nấu cơm, thi kéo co nam, nữ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Hạ Lôi Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm tổ chức: Làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đối tượng suy tôn: Hai Bà Trưng.

    Đặc điểm: Lễ rước kiệu và giao kiệu, cúng bánh dày. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Bạch Lưu Thời gian: 28/12 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Bạch Lưu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đối tượng suy tôn: Lã Công Lô, danh tướng có công đánh quân Triệu Văn Vương.

    Đặc điểm: Cúng tế, chọi trâu. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Rưng

    Thời gian: 6/1 - 10/2 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đặc điểm: Chợ xuân mua bán cầu may, đua thuyền, đấu gậy, nấu cơm thi, bắt chạch trong chum (đôi trai gái thanh tân bá vai nhau, mỗi người một tay thò vào chum có nước bắt cho được con chạch trong đó).

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Thượng Lạp

    Thời gian: 10/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đối tượng suy tôn: Tướng quân Cao Nguyên (thời Hai Bà Trưng).

    Đặc điểm: Lễ hội có diễn trò hất phết.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội xuân làng Thổ Tang Thời gian: 14 - 23/1 âm lịch (Hội xuân) và 18/12 âm lịch (Lễ khao thọ - 55 tuổi).

    Địa điểm: Đình Thổ Tang, xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đối tượng suy tôn: Thần Đất (Nuôi Ná), Lâu Hổ Hầu (có công chống Nguyên Mông), Phùng Thị Dung tiên nương.

    Đặc điểm: Rước, đấu vật, cờ tướng. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Bắc Giang

    Hội Mỹ An

    Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Trường Giang, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

    Đối tượng suy tôn: Tướng Vũ Thanh (đánh giặc Tống, thời nhà Lý).

    Đặc điểm: Đánh trận giả, tung lộc (lễ vật), cướp cầu may, thi làm bánh.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Bắc Ninh

    Hội Đồng Kỵ

    Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Đồng Kỵ, x��£ Đồng Quang, huyện Từ SÆ¡n, tỉnh Bắc Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng Hùng Huy Vương.

    Đặc điểm: Lễ rước mô hình quả pháo (được gọi là ông Quan Đám). (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chen làng Nga Hoàng Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Mỵ Nương.

    Đặc điểm: Nam nữ chen nhau cả khi tế lễ và rước thần quanh làng. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Du xuân Thời gian: 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

    Đặc điểm: Bốn làng từng chung sức đuổi cướp giữ làng, giúp nhau sản xuất. Trước hội bốn làng đã giúp nhau cấy lúa. Ngày 8/1, bốn làng cùng mở hội tế thần và cùng dự tiệc. Lễ hội có trò kéo co, đấu vật, đánh cờ, hát chèo. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Hữu Chất Thời gian: 9/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.

    Đặc điểm: Hát quan họ, chơi kéo co. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Lim

    Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch

    Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.

    Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ

    Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ đền Bà Chúa Kho

    Thời gian: 14/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng.

    Đặc điểm: Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc". (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chùa Tam Sơn Thời gian: 8 - 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Đức Phật, trạng nguyên Nguyễn Phan Quang, tiết nghĩa Đại Vương Nguyễn Tự Cường, các tiến sĩ của làng, công chúa Thuần Dương, Thổ địa, Quan Công.

    Đặc điểm: Múa rối nước, cờ bỏi, chọi gà, đập nồi niêu (đựng trấu, nước), thi hát quan họ. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lạng Sơn

    Hội chùa Bắc Nga (chùa Tiên Nga)

    Thời gian: 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

    Đối tượng suy tôn: Các cô tiên có công giúp dân cấy hái.

    Đặc điểm: Lễ Phật cầu tài cầu lộc, hội du xuân: nam nữ lên đồi cao hát giao duyên các điệu sli, lượn.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chùa Tam Thanh

    Thời gian: 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thành phố lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

    Đối tượng suy tôn: Đức Phật.

    Đặc điểm: Múa kỳ lân, thả cá xuống hồ, xuống suối, múa sư tử, cờ người. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thái Nguyên

    Hội đền Đuổm

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

    Đối tượng suy tôn: Dương Tự Minh, đời Lý, người có công đánh giặc Tống.

    Đặc điểm: Dâng hương, cúng cỗ to, hát thờ thần, hát giao duyên nam nữ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thành phố Hải Phòng

    Hội đền phò mã (Đền Dẹo) Thời gian: 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.

    Đối tượng suy tôn: Danh tướng Lại Văn Thành, tướng giỏi thời nhà Trần (chống Nguyên Mông, được phong Đô úy Thượng phẩm đại liên ban).

    Đặc điểm: Lễ tế tưởng nhớ công tích của danh tướng. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đình Đồng Lý Thời gian: 8 - 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.

    Đối tượng suy tôn: Sử Quyên (tướng thời Hai Bà Trưng).

    Đặc điểm: Rước bài vị, tế lễ, cờ tướng, chọi gà. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Hạ Lũng Thời gian: 16 - 18/1 âm lịch.

    Địa điểm: Phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng.

    Đối tượng suy tôn: Ngô Quyền, người mở đầu thời đại tự chủ cho nước ta, đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938.

    Đặc điểm: Tế lễ, dâng hương, tham quan di tích lịch sử bãi cọc Bạch Đằng. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đu xuân Thời gian: Các ngày Tết Nguyên đán.

    Địa điểm: Một số địa phương thuộc các huyện Thủy Nguyên và An Lão, TP. Hải Phòng.

    Đặc điểm: Chơi đu. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chèo bơi Thời gian: 21/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng.

    Đặc điểm: Đua thuyền rồng. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chùa Phổ Chiếu Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.

    Đặc điểm: Giỗ sư tổ. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chợ Giải Thời gian: Sáng 2/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng.

    Đối tượng suy tôn: Trần Quốc Thành (một vị tướng tài thời Trần).

    Đặc điểm: Hội chợ đầu năm mua bán lấy may. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chợ Xưa Thời gian: 1/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.

    Đặc điểm: Chợ họp sáng mùng 1 Tết nguyên đán, bán đủ sản vật nông nghiệp địa phương. Cầu buôn may bán đắt cho cả năm. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Phục Lễ Thời gian:2 - 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.

    Đặc điểm: Hội có hát đúm, thi làm cỗ chay, dệt vải và các trò chơi dân gian. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội vật cầu

    Thời gian: 6/1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).

    Địa điểm: Làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng.

    Đối tượng suy tôn: Tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời Trần).

    Đặc điểm: Thi tranh tài môn vật cầu của thanh niên trong vùng. Quả cầu được làm từ củ chuối, đường kính 30 - 40cm, nặng gần 20kg.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hải Dương

    Hội đền Yết Kiêu Thời gian: 15/1 và 15/8 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

    Đối tượng suy tôn: Yết Kiêu (danh tướng của Trần Hưng Đạo giỏi bơi lặn, có tài thuỷ chiến).

    Đặc điểm: Lễ mộc dục, thi cỗ hộp, rước tượng, múa tứ linh, đòn bát cống, đua thuyền, đánh cờ, đánh đáo đĩa. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Vạn Niên

    Thời gian: 12 - 18/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

    Đối tượng suy tôn: Trạng nguyên Quý Minh, có công với nhà Lê, "Đổng bộ Thượng thư. Dực bảo trung hưng thượng đẳng thần".

    Đặc điểm: Hội kỷ niệm chiến công, diễn hội trận "Xông hệ".

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội đền Cao

    Thời gian: 22 - 24/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

    Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp Lê Đại Hành phá giặc Tống: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu.

    Đặc điểm: Rước 6 kiệu với đội múa rồng và múa lân đi đầu.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Quảng Ninh

    Lễ hội Tiên Công

    Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Cẩm La, đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Các vị Tiên Công có công lập nên khu đảo Hà Nam.

    Đặc điểm: Các cụ trên 70 tuổi được con cháu rước ra đền tế chúc. Diễn trò đánh vật. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hà Tây

    Đêm hội Giã La

    Thời gian: 6 - 14/1 âm lịch (5 năm tổ chức một lần).

    Địa điểm: Xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Thành hoàng Đương Cảnh.

    Đặc điểm: Rước đêm, diễn trò săn hổ, rước hoàn cung.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đình La Dương

    Thời gian: 11/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: 3 Thánh tổ tiên sư: Từ Đạo Hạnh, Không Lộ, Giác Hải ở cả đình và chùa La Dương (Diên Khánh Từ).

    Đặc điểm: Lễ dâng hương, giảng kinh. Trò chơi đánh cờ, chọi gà.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đình Trần Đăng

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Trần Đăng, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Cao Lỗ (danh tướng của An Dương Vương).

    Đặc điểm: Trò người hóa trang hổ, đuổi bắt giặc.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Đông Bộ Đầu

    Thời gian: 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Huyền Thiên (Ứng Thiên) đại thánh Thiên Vương.

    Đặc điểm: Lễ hội tưởng niệm công ơn Ứng Thiên đã diệt trừ thuồng luồng cho dân, có trò múa gậy giật giải.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội An Sơn

    Thời gian: 5/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng An Sơn, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Ba anh em họ Đặng (Đặng Cả, Đặng Hai, Đặng Ba - tướng của Hai Bà Trưng).

    Đặc điểm: Lễ cờ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chùa Bối Khê Thời gian: 2/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Phật, Thiền sư kiêm pháp sư Nguyễn Bình An (thế kỷ 14).

    Đặc điểm: Lễ rước nước, tắm tượng, dâng cỗ chay. Trò: múa rồng, múa gậy, bơi thuyền bắt vịt, cờ tướng, hát chèo, đốt cây bông. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chợ Chuông Thời gian: Hội chợ: 10/1 âm lịch (Hội làng 10/3 âm lịch).

    Địa điểm: Chợ Chuông (tại làng Chuông), xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Bố cái Đại vương Phùng Hưng, thành hoàng làng.

    Đặc điểm: Trưng bày nón, thi đánh cờ người, thổi cơm thi. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Hoa Sơn

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Cao Sơn, Quí Minh.

    Đặc điểm: Hội cầu mùa, trai gái bá cổ nhau 'bắt lươn trong chum".

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Đa Sĩ Thời gian: 12 - 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Đa Sĩ, xã Kiến Hưng, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng làng Hoàng Đôn Hòa (Lương y dược đại vương) và vợ là công chúa Phương Dung (trồng cây thuốc) thế kỷ 18, (nổi tiếng với 201 phương thuốc).

    Đặc điểm: Tế lễ, dâng hương, rước kiệu, múa rồng, đánh đu, chọi gà, vật, hát chèo, ca trù. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Động Phí

    Thời gian: 4/1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).

    Địa điểm: Xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Bạch Tượng, Bạch Địa, Đô Đài.

    Đặc điểm: Kiệu bay, kiệu quay, múa sư tử, múa sênh tiền, múa trống.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Khê Thượng

    Thời gian: 3 - 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Tản Viên Sơn Thánh (con rể vua Hùng).

    Đặc điểm: Tục “chém may” (thi chém thân chuối), trò đấu vật thờ thánh.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Sốm Thời gian: 7 - 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Phú Lãm và xã Phú Lương, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

    Đặc điểm: Lễ kỳ an, tế xuân đình. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Sơn Thanh

    Thời gian: 7 - 9/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Sơn Thanh, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Tô Hiến Thành, Thái úy thời Lý.

    Đặc điểm: Lễ tế tưởng niệm.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

    Thời gian: 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Thành hoàng Vãng Vị.

    Đặc điểm: Rước nước, hát chèo, thổi cơm thi (cách lấy lửa độc đáo).

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội đền Măng Sơn

    Thời gian: 6 - 12/1 âm lịch. Chính hội 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Sơn Đông, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Tản Viên.

    Đặc điểm: Rước lễ vật (ngũ quả, không thể thiếu mít xanh, thịt thú rừng hoặc 3 miếng da lợn). Trò đấu vật, ném còn, hát ví, hát đúm giao duyên, bắn nỏ, đu cây.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội đền Và

    Đối tượng tôn vinh:Thần Tản Viên (Sơn Tinh, một trong tứ bất tử trong điện thần Việt Nam.

    Thời gian:Hội xuân 15 tháng Giêng. Hội thu rằm tháng 9 (âm lịch).

    Địa điểm: Đền Và, thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

    Đặc điểm:Lễ rước qua sông sang đền Dội, tục đánh cá thờ. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội chùa Hương

    Thời gian: 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

    Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn: Phật Bà Quan Âm

    Đặc điểm:Múa rồng, bơi trải. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội Vân Sa Thời gian:5/1 âm lịch.

    Địa điểm:Đình làng Vân Sa, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

    Đối tượng suy tôn:Trần Quốc Chẩn (con thứ Trần Hưng Đạo và là quan đại triều đời Trần) và Ngũ Nương (Đức Thánh Bà - tướng của Hai Bà Trưng).

    Đặc điểm: Hội làng nghề nuôi tằm dệt lụa, có lễ rước bông, các trò: cướp kén, trò tứ dân lạc nghiệp, múa Tứ Linh. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Nam Ðịnh

    Hội chợ Viềng

    Thời gian: 8 tháng giêng âm lịch.

    Địa điểm: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

    Đặc điểm: Là phiên chợ "Cầu May". Sản phẩm mua và bán ở chợ rất độc đáo. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội hoa Vị Khê

    Thời gian: 20 - 30/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

    Đặc điểm: Hội chợ hoa và cây cảnh đẹp, thi vật, thi chạy.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng An Cư

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

    Đặc điểm: Trò chơi múa rối.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Phương Thành

    Thời gian: 5 - 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

    Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề dệt.

    Đặc điểm: Thi dệt, chọi gà, cờ tướng, đấu vật.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hà Nam

    Hội làng Gừa Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Gừa, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

    Đối tượng suy tôn: Trương Nguyên, vị tướng của vua Đinh Bộ Lĩnh.

    Đặc điểm: Trò chơi cướp cầu và đấu vật nhắc lại tục tuyển chọn lính từ thời Đinh. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội vật võ Liễu Đôi

    Thời gian: 5 - 10/1 âm lịch.

    Địa điểm tổ chức: Làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

    Đối tượng suy tôn: Thánh họ Đoàn giỏi võ, sức khoẻ phi thường có công dẹp giặc.

    Đặc điểm: Đấu vật, lễ chém chữ (lễ Trảm tự), thi nói vè, thi món ăn đặc sản chế biến từ lươn, ốc, ếch, cá. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thái Bình

    Hội đền Đìa

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Thổ thần.

    Đặc điểm: Tục rước nước, bắt cá.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Hét

    Thời gian: 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Phạm Ngũ Lão, danh tướng Nhà Trần.

    Đặc điểm: Tế thần, vật cầu.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chợ Đình Vòi

    Thời gian: 2/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

    Đặc điểm: Hội có trò đấu vật, đánh cờ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội chợ làng An Điện (An Quỹ)

    Thời gian: 10 - 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

    Đặc điểm: Chợ xuân bán hàng hóa và vui chơi. Vùng đất chèo, nhiều nghệ nhân giỏi, đẹp, hát chèo các ngày 11 và 12/1.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Dương Xá

    Thời gian: 5 - 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Trần Nhật Hiệu tướng quân.

    Đặc điểm: Hát chầu văn, thi lễ vật "cỗ cá".

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Giàng

    Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Công chúa Quý Minh (con vua Trần Duệ Tông).

    Đặc điểm: Múa giáo cờ, giáo quạt (do Bà dạy).

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Hới Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Hải Triều (tên nôm là làng Hới), xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (đền quan Trạng), ông tổ nghề dệt chiếu.

    Đặc điểm: Rước kiệu "Trạng chiếu", thi chiếu đẹp và dệt chiếu nhanh. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Miên

    Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Thành hoàng bản thổ - Bà Chúa Bèo Dâu.

    Đặc điểm: Hội trình nghề với 4 trò: Sỹ, Nông, Công, Thương hài hước, cầu cho nghề nông thịnh vượng. Trò vui nhất là cày bừa, cấy lúa đùa nghịch trên ruộng cạnh đình.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Tô Xuyên

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Hùng nghĩa hầu (phò mã nhà Trần).

    Đặc điểm: Vui chơi đầu xuân, bán bánh oản hình mặt trời, mặt trăng. Chơi trò bắt rắn, đuổi hổ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Lạng Thời gian: 6 - 11/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Đỗ Dô (Thiền sư thời Lý).

    Đặc điểm: Tục rước kiệu từ đền về đình, trên đường có rắc hoa (chặn đường ma, quỷ không cho vào làng), thi đấu vật, thi cỗ chay, cỗ mặn. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Lơ

    Thời gian: 3/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Cọi (Cối Khê, Hội Khê), xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: An Dương Vương.

    Đặc điểm: Tung kén, giáp sát, khuyên trò, chúc Thánh.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Thượng Liệt

    Thời gian: 11 - 13/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

    Đối tượng suy tôn: Nữ thần Quý Minh (con vua Trần Duệ Tông).

    Đặc điểm: Múa giáo cờ, giáo quạt, múa lân, hát ca trù, thả đèn.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thanh Hóa

    Hội làng Giáp Mai

    Thời gian: 9 - 11/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

    Đối tượng suy tôn: Trần Khát Chân.

    Đặc điểm: Đua ngựa tre, hát ca công, múa Chà cạn - Chà sâu, đua ngựa ở cánh đồng (mỗi giáp kéo một ngựa).

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Lào

    Thời gian: 6 - 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

    Đối tượng suy tôn: Thanh Quan.

    Đặc điểm: Tục săn cuốc nộp cho làng, xé cá, xé lợn cúng.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Tất Tác

    Thời gian: 6 - 10/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề rèn, đúc tiền.

    Đặc điểm: Nam nữ làng Bùi hát đúm giao duyên; làng Ngò, làng Sơn rước thờ.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội vật Lương Trung

    Thời gian: 10 - 14/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

    Đối tượng suy tôn: Dương Công (tổ sư lò vật).

    Đặc điểm: Lễ tế thành hoàng làng, tế tổ sư, thi vật.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Nghệ An

    Hội đền Cờn Thời gian: 19 - 21/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

    Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Mẫu - tứ vị thánh Nương (nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng, giúp quân đội vượt biển bình an).

    Đặc điểm: Trò chơi trận thủy chiến giả. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Quả Sơn Thời gian: 19 - 21/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

    Đối tượng suy tôn: Ủy Minh Vương Lý Nhật Quang.

    Đặc điểm: Lễ hội có tế thờ, rước 12 thuyền rồng lộng lẫy, đua thuyền. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Hậu Luật

    Thời gian: 5 - 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

    Đối tượng suy tôn: Triệu Cơ (ông khai canh).

    Đặc điểm: Lễ khai canh đầu năm.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Hang Bua Thời gian: 21 - 23/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

    Đặc điểm: Hội vui xuân của người dân tộc. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Quỳnh Thời gian: 27/12 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

    Đối tượng suy tôn: Tổ các dòng họ có công lập làng: Hồ, Nguyễn, Hoàng, Dương, Phan, Phạm.

    Đặc điểm: Lễ rước thần về đình, tế lễ. Chơi cướp cầu giỏ, đấu vật, đánh đu. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Trằm

    Thời gian: 1 - 3/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Đông Liệt, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    Đặc điểm: Thi nấu cơm. Từng đôi trai gái vừa đi vừa nấu.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi Thời gian: 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

    Đối tượng suy tôn: Nguyễn Sư Hồi (Thái Úy Quận Công - người có công lớn trong việc khai phá vùng đất phía Đông của huyện Nghi Lộc).

    Đặc điểm: Lễ rước kiệu thần, đua thuyền. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hà Tĩnh

    Hội Phan Xá Thời gian: 7 - 15/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

    Đặc điểm: Lễ khai canh. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ Xuân Điển Thời gian: 4 - 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Phan Xá, xã ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

    Đối tượng suy tôn: Thần Tam Lang.

    Đặc điểm: Hát ả đào, thi nấu cơm. Ba năm lễ hội tổ chức bơi thuyền rồng, rước thần trên kênh trước đền. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thành phố Hà Nội

    Hội Đại Mỗ Thời gian: 6 - 8/1 âm lịch

    Địa điểm: Xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: ả Lã Nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng), Thủy Hải long vương, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý An, Nguyễn Quý Kính.

    Đặc điểm: Thi thổi xôi, cờ người, hát ả đào. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đình Thượng Lão

    Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: An Dương Vương, Cao Sơn.

    Đặc điểm: Ca trù, đấu vật, cờ người, thả diều.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Sái (Hội rước vua sống)

    Thời gian: 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Huyền Thiên Trấn Vũ.

    Đặc điểm: Theo tích rùa vàng giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái, xây xong thành ốc (Cổ Loa), lễ hội có diễn trò rước Vua sống do cụ già đóng vai vua, ngồi kiệu. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Thanh Nhàn

    Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Phù Đổng Thiên Vương.

    Đặc điểm: Đền có tượng đôi ngựa hồng và ngựa bạch bằng đồng. Tổ chức đám rước lớn của chín làng.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội đền Xuân Lai Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Thánh Dóng.

    Đặc điểm: Trò đấu vật, lấy nước, kéo lá»­a thổi cÆ¡m thi, cướp cờ và trò “kéo mỏ”. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội bên núi Sưa

    Thời gian: 19/1 âm lịch.

    Địa điểm: Núi Sưa (Bách Thảo), phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Huyền Thiên Hắc Công.

    Đặc điểm: Xuất phát từ tục kết chạ xưa của ba thôn: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu gặp gỡ vui chơi, ca hát, thi cây thế, thổi xôi.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Cống Yên

    Thời gian: 13/1 âm lịch.

    Địa điểm: Đền Cống Yên, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Đại vương thánh Quảng Hồng.

    Đặc điểm: Tế nam quan, tế nữ quan, hát ca trù, chọi chim, chọi gà.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội cướp cầu Viên Nội

    Thời gian: 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Viên Nội, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Đại tướng quân Đống Vĩnh, Đại tướng quân Chung Bảo.

    Đặc điểm: Đám rước và tế “thần Cầu” với các trò chÆ¡i dùng “ông Móc” móc cầu và giành cầu.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Dóng Sóc Sơn (đền Sóc Sơn) Thời gian: 6 - 8/1 âm lịch. Chính hội 7/1.

    Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Thánh Dóng.

    Đặc điểm: Cướp hoa tre và chém tướng giặc Ân. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Đại Lan

    Thời gian: 6 - 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Minh Hồ, Linh Chiêu, Chà Mục (tướng thời Hùng Vương và cũng là ba anh em).

    Đặc điểm: Rước và làm cỗ cá lăng, hội vật, đánh gậy, múa roi.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Bà Già

    Thời gian: 9 - 11/1 âm lịch.

    Địa điểm: Đình Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Trang Mục đại vương (một vị tướng của Thánh Dóng), bà chúa nuôi tằm Quỳnh Hoa.

    Đặc điểm: Rước nước, hát ả đào.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Bồ Đề Thời gian: 6/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Phú Viên (Bồ Đề là tên nôm của làng Phú Viên), phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Cao Sơn, nàng Càn Mỹ nương, Dung Hoa.

    Đặc điểm: Đua thuyền. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Nghè

    Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Nghè, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Tướng quân Trần Công Tích, Hoàng hậu Hồng Nương, Phu nhân Quế Nương.

    Đặc điểm: Thi nấu cơm, trước đó phải thi kéo lửa bằng sợi giang kéo qua lỗ khúc tre, người giữ người kéo. Bếp thổi cơm là 3 cọc tre chôn xuống đất.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Thúy Lĩnh Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Linh Lang đại vương, thần Bạch Hổ (đức Thánh Hai).

    Đặc điểm: vật cầu (cướp cầu). (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội làng Triều Khúc

    Thời gian: 10 - 12/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Bố Cái đại vương Phùng Hưng, Thánh sư họ Vũ.

    Đặc điểm: Múa rồng và múa cờ. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Ninh Hiệp Thời gian: 18/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn:Bà Lý Nhũ Thái Lão (tổ sư nghề thuốc nam).

    Đặc điểm: Lễ dâng hương, dân đến lễ và xin thuốc. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội Sài Đồng Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Sài Đồng, phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Linh Lang.

    Đặc điểm: Trình nghề nông. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội thổi cơm thi Thị Cấm

    Thời gian: 8/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Phan Tây Nhạc.

    Đặc điểm: Cuộc thi nấu cơm chia làm 3 công đoạn tách rời nhau: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội vật Mai Động

    Thời gian: 4/1 âm lịch.

    Địa điểm:Phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn:Tam Trinh - tướng của Hai Bà Trưng.

    Đặc điểm:Thi đấu vật. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội Cổ Loa

    Thời gian: 6 - 15/1 âm lịch.

    Địa điểm:Huyện Ðông Anh, Hà Nội.

    Đối tượng suy tôn: Vua An Dương Vương. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Quảng Bình

    Hội Cảnh Dương Thời gian: 3 - 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    Đặc điểm: Lễ cầu ngư và lễ kỳ yên, nấu cơm thi theo nhóm, vừa nấu vừa phải trông cóc. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thừa Thiên-Huế

    Hội vật võ làng Sình

    Thời gian: 9 - 10/1 âm lịch.

    Địa điểm: Làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Đặc điểm: Hội vật truyền thống. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Hội xuân Gia Lạc Thời gian: 1 - 3/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Đối tượng suy tôn: Định Viễn Công, hoàng tử thứ 6 con vua Gia Long.

    Đặc điểm: Hội vui xuân, chỉ họp trong 3 ngày Tết hàng năm. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ

    Thời gian: 12/1 âm lịch

    Địa điểm: làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

    Đặc điểm: lễ tế thần linh, lễ cầu ngư, đua trải. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ tế Phong Sơn Thời gian: 7/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Đối tượng suy tôn: Thần đá.

    Đặc điểm: Lễ khai nguồn: đầu năm dân buông lưới hoặc vào rừng (bằng đường nước) săn bắn. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Bình Định

    Hội xuân chợ Gò

    Thời gian: 1/1 âm lịch.

    Địa điểm: Thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

    Đặc điểm: Hội xuân: mua bán và vui chơi. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội Đống Đa (Bình Định) Thời gian: 5/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

    Đối tượng suy tôn: Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) và các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn.

    Đặc điểm: Thi đánh trống bộ, diễn cảnh đánh trận giả, biểu diễn võ thuật: đấu võ, đánh côn, đi quyền. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Tây Ninh

    Lễ hội núi Bà Đen

    Thời gian: 15/1 âm lịch

    Địa điểm: thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

    Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Thánh Mẫu

    Đặc điểm: Hội xuân Núi Bà không chỉ là sự tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn biểu hiện đậm đà bản sắc dân tộc. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận

    Thời gian: 16 - 18/1 âm lịch.

    Địa điểm: 18 đường Mai Văn Ngọc, phường 10 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

    Đối tượng suy tôn: Phật, thần, các vị tiền hiền, hậu hiền.

    Đặc điểm: Tụng kinh cầu an, lễ tế, nghi thức tôn vương và hồi chầu

    Lào Cai

    Lễ cúng rừng của người Nùng Thời gian: 29/1 âm lịch.

    Địa điểm: Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

    Đối tượng suy tôn: Thần làng, thần cây.

    Đặc điểm: Cúng 2 cây cổ thụ "cây bố và cây mẹ", cúng những người hy sinh vì nước và vì bản làng. Các trò chơi thi leng hao, hát lán cô, đu, chơi cờ gỗ. (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Lễ Cầu tháng Giêng

    Thời gian: 27/1 âm lịch.

    Địa điểm: Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

    Đối tượng suy tôn: Hùng Hải (tướng của vua Hùng), Trang phu nhân và Quế Hoa.

    Đặc điểm: Rước kiệu, rước văn từ đình làng vào đền thờ, múa voi, thổi cơm thi.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Vĩnh Phúc

    Hội Đức Bác Thời gian: 1/2 và 11 - 12/6.

    Địa điểm: Xã Đức Bác, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đối tượng suy tôn: Thánh Ông, Bát Nàn công chúa (tướng của Hai Bà Trưng), ông tổ hát xoan.

    Đặc điểm: Lễ cầu đinh, đua thuyền sang Phượng Lâu (bên kia sông) cướp giỏ thóc (bó mạ) mang về, hát xoan.

    (Chi tiết)

    --------------------------------------------------------------------------------

  • 1 thập kỷ trước

    Hội Hoa Vị Khê ( Nam Điền, Nam Ninh, Nam Định ): 20 – 31/1. Giới thiệu hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống nổi tiếng Vị Khê. Ngoài ra còn có trò vui đấu vật, võ chạy thi, biểu diễn nghệ thuật.

    Hội người Mông chơi núi, chơi xuân: Còn gọi là Hội Sài Sán hoặc Gầu Tào ( hội đi chơi ngoài trời ). Hội mở sau những ngày tết cổ truyền, có hát đối, hát ống giao duyên, dùng kèn lá gọi nhau tâm sự, và trò chơi võ đá.

    Hội Tây Sơn ( huyện Tây Sơn, Bình Định): Hội diẽn ra vào ngày 5/1 trên quê hương của người anh hùng Nguyễn Huệ, có diễn trống trận, thi côn, quyền, thi tài thượng võ và hát tuồng.

    Hội Mở mặt ( xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ): 6-10/1, đây là dịp để các cô gái Phục lễ có tiếng xinh đẹp quanh năm che mặt được mở mặt qua cuộc thi sắc đẹp, làm quân cờ người. Hội còn làm cỗ chay, thi dệt vải hát đúm.

    Hội chùa Keo ( xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình): Ngày 14/1, thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo.

    Hội Làng Giữa ( xã Liên Thuận, Thanh Liêm, Hà Nam): Ngày 4/1, tưởng niệm Trương Nguyễn, một trai làng theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Có thi tài thượng võ, đấu vật.

    Hội Đống Đa ( gò Đống Đa, Hà Nội): còn gọi là giỗ trận Đống Đa 5/1. Kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa.

    Hội vật võ Liễu Đôi ( xã Liêm Túc, Thanh Niêm, Hà Nam): 5-10/1 Thờ ông thánh Đoàn- ông tổ vật võ của làng. Nghi lễ có rước Thánh, lễ trao gươm, múa cờ tụ nghĩa.

    Hội đền Mai Động ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): 1-6/1, tưởng niệm bà Lê Chân, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Ngoài tế lễ, rước xách còn có nhiều trò chơi thi đấu.

    Hội đền An Dương Vương ( làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội): 6/1 tưởng niệm Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Nghi lễ đám rước kỳ mục tế thần và đám rước Thần của 12 xóm. Trò vui có đánh đu, cờ người, tổ tôm, đáo đĩa, hát chèo.

    Hội viếng chợ Chùa ( Nam Giang, Nam Ninh, Nam Định): 8/1 mở hội theo lệ khao quân, sau chiến thắng của vua Quang Trung xuân Kỷ Dởu, có tế lễ, rước thần.

    Hội Lim ( Nội Duệ, Tiên Sơn, Bắc Ninh): 13-15/1 thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng tạo ra môn hát Quan Họ. Ngoài múa hát, hội còn có nghi lễ rước xách, đu tiên, đấu vật....

    Hội đền Phạm Ngũ Lão ( Phù ủng, Ân Thi, Hải Hưng ): 10-15/1 tưởng niệm danh tướng Phạm Ngũ Lão thời Trần. Có nghi lễ tế lau rửa và tắm tượng.

    Hội Thích ( xã Hoà Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên): Hội xuân của người Nùng, Sán Dìu có diễn xướng dân gian. Diễn ra vào ngày 15/1.

    Hội Linh Sơn Thánh Mẫu: là hội xuân núi Bà Đen, Tây Ninh. Diễn ra trong 3 tháng xuân từ 20 Tết trở đi và chính hội là ngày 15/1. Đặc trưng của hội là du xuân, lễ bái cầu mong một năm thịnh vượng.

    Hội đền Trần Quốc Bảo ( xã Tràng kênh, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng): Tưởng nhớ vị danh tướng lập công lớn chống quân xam lựơc phương Bắc. Hội có tế lễ, dâng hương, đấu vật, đánh đu, hát đúm và tham quan di tích lịch sử Tràng Kênh- Bạch Đằng.

    Hội Đền Và ( Bất Bạt, Hà Tây):15/1, thờ thần núi Tản Viên Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh. Hội có rước thần, tế thần, có trò đánh cá hát đúm, cờ người.

    Hội đền Cửa Suốt ( Cửa Ông, Quảng Ninh): tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên. Khách hành hương trảy hội có dịp vãn cảnh Hạ Long.

    Hội đền Hạ Lôi ( Mê Linh, Hà Nội): 15/1 tưởng niệm Hai Bà Trưng có tục cúng bánh trôi, diễn tập trận, đánh cờ, chơi đu, đáo đĩa.

    Hội đình Thổ Tang ( Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): 14-23/1, tưởng niệm Hồ Lâm Hầu, người có công đánh giặc Minh. Hội có thi lợn, dưa hấu, trò vui diễn xướng dân gian.

    Hội Thổ Hà ( Vân Hà, Vân Yên, Bắc Ninh): 20-22/1 có rước xách, tế lễ, trọi gà, đấu vật, hát quan họ...

    LỂ HỘI Ở HẢI PHÒNG

    Lễ hội tháng Giêng

    1 - LỄ HỘI CHỢ XƯA - Địa điểm: Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên. -Thời gian: Họp sáng mùng một Tết Nguyên đán. - Nội dung: Bán tất cả sản vật nông nghiệp địa phương. Cầu buôn may, bán đắt cho cả năm. Nơi đây có cầu gỗ 7 nhịp.

    2 - HỘI CHỢ GIẢI

    - Địa điểm: Làng Hạ Đại, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng.

    -Thời gian : Mùng 2 tháng giêng

    - Nội dung: Hội chợ giao duyên. Các cô gái làng Giải tìm bạn trai thiên hạ. Trai làng thi tài dành người đẹp.

    3 - LỄ HỘI VẬT TỰ DO

    - Địa điểm : Huyện Tiên Lãng

    - Thời gian : Tổ chức vào đầu xuân năm mới hàng năm.

    - Nội dung : Đây là lễ hội vật truyền thống hàng năm của nhân dân huyện Tiên Lãng. Là nơi có phong trào về môn vật tự do rất phát triển. Lễ hội diễn ra thu hút đông đảo các đô vật trên địa bàn huyện tham gia, đủ mọi lứa tuổi.

    4 - HỘI VẬT CẦU Ở ĐỒ SƠN

    - Địa điểm : Thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng.

    - Thời gian : Từ mùng 4 đến mùng 6 tháng giêng âm lịch.

    - Nội dung : Vật cầu ở Đồ Sơn không rõ có tự bao giờ, nhưng theo các cụ cao tuổi vùng này kể lại: Sau khi đánh thắng giặc phương Bắc, bà Lê Chân được Hai Bà Trưng giao nhiệm vụ trấn giữ miền Duyên Hải. Bà sức cho dân chúng vùng này đắp đường cho quân lính đi lại tuần tra canh gác. Dân chúng hưởng ứng nhiệt tình. Họ cùng nhau chặt tre, phá vườn để hoàn thành sớm những con đường trước thời gian quy định. Những ngày đắp đường như thế, lúc giải lao, dân chúng thường lấy những củ chuối to ở các mảnh vườn vừa phá, thách đố nhau bè chạy từ chỗ này đến chỗ khác, xem ai nhanh hơnnnn Từ đó, mỗi khi xuân về, Tết đến, dân vùng này lại tụ tập diễn lại tích trò đặc biệt.

    Ngày nay, vật cầu ở Đồ Sơn dường như được phổ biến rộng rãi hơn. Vào những ngày Tết. Ngoài những lời chúng mừng thăm hỏi tốt lành, người Đồ Sơn vẫn không quên dự những hội làng cổ truyền và hiện đại trong đó có hội vật cầu.

    5 - LỄ HỘI VẬT CẦU

    -Địa điểm : Làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

    -Thời gian : Tổ chức vào ngày 5 tháng giêng của năm "Phong đăng hoa cốc", 3 năm mới tổ chức một lần.

    - Nội dung : Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sỹ. Lễ hội này được chuẩn bị rất chu đáo ngay từ ngày 30 Tết, cho đến đúng 10 giờ trưa ngày 6 tháng giêng là bắt đầu diễn ra lễ hội và được diễn ra trong 3 keo.

    6 - HỘI ĐU XUÂN

    - Địa điểm : Huyện Thủy Nguyên.

    - Thời gian : Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

    - Nội dung :Cứ mỗi độ xuân về, hầu như tất cả các xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đều diễn ra hội Đu xuân. Nguồn gốc của hội Đu xuân có từ bao giờ ? Chưa có sử sách nào nhắc tới. Theo truyền ngôn của các già làng địa phương Thuỷ Nguyên cho biết: Đu xuân ở đây đã có từ lâu. Đây là một trong những trò chơi của ngày hội xuân khá hấp dẫn, là trò chơi thể thao dân tộc và được tuổi trẻ rất thích, là dịp để trai, gái gặp gỡ nhau. Hội Đu xuân ở Thủy Nguyên vẫn duy trì đều đặn.

    7 - TRÒ ĐỐT PHÁO ĐẤT

    - Địa điểm : Tân Liên - huyện Vĩnh Bảo.

    - Thời gian : Được tổ chức vào ngày 3 5 tháng giêng.

    - Nội dung : Chuyện kể rằng khi nữ tướng Lê Chân tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau CN), một lần dẫn quân qua vùng Vĩnh Bảo, không ngờ voi bị sa lầy, cùng lúc đó quân giặc vừa kéo đến, nhưng dân làng đã kịp thời hỗ trợ, vác đất lấp kín đoạn lầy cho voi đi qua. Bọn giặc không hiểu vì sao quân ta lại cóa phép màu như vậy, bèn hhoảng sợ và tháo chạy. Để ghi nhớ chiến tích này, hàng năm dân các làng thuộc vào hội diễn lại tích tung đất reo hò... và sáng tạo ra hội pháo đất, thay cho các động tác tung đất xa xưa, cũng gọi là trò đánh đườn

    8 - HỘI CHÈO BƠI - ĐI KHEO

    - Địa điểm : Thôn Quần Mục, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ.

    - Thời gian : Lễ hội được diễn ra vào mùa xuân hàng năm.

    - Nội dung : Hội chèo bơi (người dân vùng này còn gọi là hội chèo thuyền) có tự bao giờ, không thấy sử sách nhắc đến, nhưng theo các già làng địa phương cho biết: Trước cách mạng tháng tám (1945), cứ vào tháng giêng âm lịch, chọn ngày con nước dừng (nước không lên, không xuống) dân làng lại hội tụ ở đình làng đề tổ chức rước xách, cầu nguyện, rồi mở hội chèo bơi. Mục đích là "khai xuân" vào năm mới, phục vụ cho nghề đi biển.

    Mỗi xóm cử một thuyền trưởng cầm lái và 12 trai làng khoẻ mạnh, hiền hoà, có kinh nghiệm, có kỹ thuật chèo thuyền. Thủ tục này được làm nghiêm túc, công minh, do các ông cao tuổi lựa chọn. Từ chiều hôm trước, các xóm tổ chức phóng thẻ để chọn người. Đúng 8 giờ sáng chủ nhật, Hội dóng 3 hồi trống, gần 40 trai làng của 3 thuyền, với trang phục quần dài, mặc áo nâu, đầu quấn khăn nhiễu điều, lưng thắt bao tượng xanh, khẩn trương xuống thuyền chờ lệnh xuất phát. Trên bờ người đứng vòng trong, vòng ngoài hò reo như sấm dậy. Chủ hội gọi loa giới thiệu các thuyền theo vị trí từng số để người xem tiện theo dõi. Đây cũng là dịp để các tay chèo chuẩn bị ổn định tâm lý để cuộc đua bắt đầu. Theo quy định. Từ chỗ thuyền xuất phát tới đích, cự hly khoảng 1000 mét. Vị trí có cắm cọc tre giới hạn (gọi theo ngôn ngữ địa phương là cắm vè). Mỗi thuyền phải đi 3 vòng và về 3 vòng. Thuyền nào dủ 6 vòng nhổ vè trước là thắng cuộc.

    Sau khi tổ chức chèo bơi, với mục đích là khai việc đầu năm, Ban tổ chức lại cho diễn tích trò đi kheo. Trò chơi đi kheo gắn liền với nghề đi thuyền biển. Kheo là một dụng cụ người dân nơi đây dùng để đi te, bắt tôm cá biển. Có những cái kheo cao tới 5 mét, nếu kẻ cả người lẫn kheo thì nhiều khi cao tới gần 7 mét. Khi diễn ra trò đi kheo, người tham dự được cầm gậy để múa may, pha trò. Thực ra, đây là một tích trò làm rất khó. Đòi hỏi người diễn trò phải dày công luyện tập. Phải có một kỳ công nghệ thuật mới có thể đi kheo trên cạn được.

    Hội chèo bơi - đi kheo ở Quần mục, Đại Hợp, Kiến Thụy diễn ra rất đều đặn, bền bỉ từ suốt trước cách mạng tháng tám (1945) đến nay. Nó trở thành một lệ quen, một sinh hoạt hàng năm của người dân nơi đây.

    9 - HỘI CHÙA PHỔ CHIẾU

    - Địa điểm : Xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải.

    - Thời gian : Diễn ra vào ngày: 4/ 1 giỗ sư Tổ, 15/1 lễ Thượng Nguyên, 15/ 4 lễ Phật Đản, 15/ 7 lễ Vu Lan, 15/ 12 lễ Tất Niên.

    10 - LỄ HỘI XUỐNG BIỂN

    -Địa điểm : Làng chài Trân Châu, huyện Cát Bà.

    -Thời gian : Từ ngày 4 đến 6 tháng giêng âm lịch hàng năm.

    -Nội dung : Sau khi làm lễ Thuỷ Thần, Long Vương, một hồi trống lệnh vang lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo hò reo chạy tới thuyền của mình để kịp ra nhanh nhất nơi quy định. Một người chèo, một người tung lưới và gõ nhịp vào mạn thuyền. Gõ càng mạnh, càng dồn dập, cá càng hoảng sợ chạy mắc vào lưới càng nhiều. Đến trưa, nổ pháo lệnh thu quân. Mọi người khênh cá của mình lên sân đình để các bô lão chấm thi. Con cá ngon nhất được chọn nướng ngay trên đống lửa đỏ rực ở sân đình để tế Thần, còn lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều cá nhất được trao giải.

    11 - HỘI PHỤC LỄ (HỘI MỞ MẶT)

    - Địa điểm : Xã Phục Lễ Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên.

    - Thời gian : Từ mùng 4 - 10 tháng giêng

    - Đặc điểm: Con gái Phục Lễ quanh năm che mặt, chỉ đi dự chợ xuân mới mở mặt vì vậy hội mở ra để cho các cô gái thi sắc đẹp, làm quân cờ người.

    - Nội dung : Thi làm cỗ chay, làm dệt vải, hát đúm.

    12 - HỘI ĐỀN QUỐC BẢO

    - Địa điểm : Xã Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên.

    - Thời gian : Từ ngày 6 11 tháng giêng

    - Thờ : Trần Quốc Bảo, danh tướng, lập công lớn, vùng Tràng Kênh, chống Ô Mã Nhi.

    - Lễ hội: + Tế: Nhân dân dâng hương

    + Đấu vật, đánh đu, hát đúm.

    +Thăm thắng cảnh: Di tích lịch sử Tràng Kênh - Bạch Đằng, quần thể lớn núi non, núi con Hươu, núi Phượng hoàng, núi Rùa, núi con Rồng, núi Quả Thị.

    13 - LỄ HỘI ĐÌNH VĨNH KHÊ

    -Địa điểm : xã An Đồng, huyện An Hải

    -Thời gian : Ngày 7 tháng giêng hàng năm

    -Nội dung : Lễ hội đình Vĩnh Khê được tổ chức đúng vào ngày sinh của Vũ Trung và Vũ Giao, là hai vị tướng tài trí mưu lược triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372), để thể hiện lòng tôn kính, tưởng nhớ cội nguồn, noi gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng họ Vũ.

    -Lễ hội : Vào trước hôm khai cuộc, các vị cao tuổi trong các dòng họ tiến cử ra hai cụ già làng có đủ tiêu chuẩn: đạo đức tốt, nhà của, con cái song toàn, không vướng tang gia, trang phục gọn gàng, làm lễ "Giao điệt" trước của đình. Hai vị cao tuổi được bình chọn, có trang phục giống nhau và tiến hành biểu diễn những miếng, trò, vờn, chào cơ bản trong thi đấu của một keo vật.

    14 - HỘI ĐÌNH ĐỒNG LÝ

    -Địa điểm : Xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.

    - Thời gian : Ngày 8-12 tháng giêng

    -Thờ : Sử Quyên. Tướng thời Hai Bà Trưng tại đền.

    - Lễ hội : + Rước bài vị Thần quanh làng. Tế lễ.

    + Cờ tướng, chọi gà.

    + Là linh Từ. Được làm lễ cầu mùa cho cả huyện, khi hạn hán.

    15 - HỘI ĐỀN PHÒ MÃ (ĐỀ DẸO)

    - Địa điểm : Thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên.

    - Thời gian : Ngày 15 tháng giêng

    - Thờ : Danh tướng Lại Văn Thành (chống Nguyên Mông) (Đô uý Thượng phẩm đại liên ban).

    - Lễ: - Tế lớn để tưởng nhớ công tích danh tướng.

    - Ngày 16/2: ngày mất, có lễ dâng hương.

    16 - HỘI ĐỀN HẠ LŨNG

    - Địa điểm : Xã Đằng Hải, Huyện An Hải.

    - Thời gian : Ngày 16 - 18 tháng giêng

    - Thờ : Ngô Quyền. Người mở đầu thời đại tự chủ.

    Đại thắng quân Nam Hán (938) trên sông Bạch Đằng

    - Lễ : Tế lễ dâng hương

    - Đặc điểm : Di vật cọc Bạch Đằng (tham quan)

    17 LỄ HỘI CHÈO BƠI

    + Địa điểm: Thị trấn Cát Hải huyện Cát Hải

    + Thời gian: Ngày 21 tháng giêng

    18 LỄ HỘI TỪ LƯƠNG XÂM

    + Địa điểm: Xã Nam Hải huyện An Hải

    + Thời gian: Ngày 15 tháng giêng

    19 LỄ HỘI LĂNG MIẾU ĐÔN NGHĨA

    + Địa điểm: Xã Vĩnh Niệm huyện An Hải

    + Thời gian: Ngày 15 tháng giêng

    20 LỄ HỘI ĐỀN HÒA LIỄU

    + Địa điểm: Xã Thuận Thiên huyện Kiến Thuỵ

    + Thời gian: Ngày 14 tháng giêng

    21 HỘI ĐUA THUYỀN PHƯỜNG NGỌC HẢI

    + Địa điểm: Phường Ngọc Hải thị xã Đồ Sơn

    + Thời gian: Ngày 4 tháng giêng

    22 LỄ HỘI ĐÌNH CỰU ĐÔI

    + Địa điểm: Thị trấn Tiên Lãng huyện Tiên Lãng

    + Thời gian: Ngày 15 tháng giêng

    23 - LỄ HỘI NÚI VOI

    -Địa điểm : Tiên Hội - An Tiến - huyện An Lão

    -Thời gian :Từ 15 - 17 tháng giêng

    -Nội dung : Thờ bà Trần Thị Trinh và con trai là tướng Đạo Công đã có công giúp hai bà Trưng đánh giặc.

  • 1 thập kỷ trước

    1/1 : Tết Nguyên Đán

    4/1 : Hội Chùa trăm gian - ở Hà Tây

    5/1 : Hội Tây Sơn - ở Bình Định

    6/1 : Bắt đầu Hội Chùa Hương

    10/1 đến T3 : Hội Chùa Yên Tử

    11-12/1: Lễ hội Trò Trám - Phú Thọ

    13/1 : Hội lim - Bắc Ninh

    14/1 : Hội Đền Dạ Trạch - Hưng Yên

    15/1 : Tết Nguyên Tiêu và

    Hội đền Bà Chúa Kho - Vũ Ninh - Bắc Ninh

    17/1 : Hội Chùa Dâu - Bắc Ninh

    18/1 : Hội Chùa Côn Sơn

    20-30/1 : Hội Hoa Vị Khê - Nam Định

    22-27/1 : Hội chợ Kỳ Lửa - Lạng Sơn

  • 1 thập kỷ trước

    Lễ hội tháng Giêng ư? Sơ sơ liệt kê cũng được ...27 hội rồi :D

    Hội Hoa Vị Khê ( Nam Điền, Nam Ninh, Nam Định ): 20 – 31/1. Giới thiệu hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống nổi tiếng Vị Khê. Ngoài ra còn có trò vui đấu vật, võ chạy thi, biểu diễn nghệ thuật.

    Hội người Mông chơi núi, chơi xuân: Còn gọi là Hội Sài Sán hoặc Gầu Tào ( hội đi chơi ngoài trời ). Hội mở sau những ngày tết cổ truyền, có hát đối, hát ống giao duyên, dùng kèn lá gọi nhau tâm sự, và trò chơi võ đá.

    Hội Tây Sơn ( huyện Tây Sơn, Bình Định): Hội diẽn ra vào ngày 5/1 trên quê hương của người anh hùng Nguyễn Huệ, có diễn trống trận, thi côn, quyền, thi tài thượng võ và hát tuồng.

    Hội Mở mặt ( xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ): 6-10/1, đây là dịp để các cô gái Phục lễ có tiếng xinh đẹp quanh năm che mặt được mở mặt qua cuộc thi sắc đẹp, làm quân cờ người. Hội còn làm cỗ chay, thi dệt vải hát đúm.

    Hội chùa Keo ( xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình): Ngày 14/1, thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo.

    Hội Làng Giữa ( xã Liên Thuận, Thanh Liêm, Hà Nam): Ngày 4/1, tưởng niệm Trương Nguyễn, một trai làng theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Có thi tài thượng võ, đấu vật.

    Hội Đống Đa ( gò Đống Đa, Hà Nội): còn gọi là giỗ trận Đống Đa 5/1. Kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa.

    Hội vật võ Liễu Đôi ( xã Liêm Túc, Thanh Niêm, Hà Nam): 5-10/1 Thờ ông thánh Đoàn- ông tổ vật võ của làng. Nghi lễ có rước Thánh, lễ trao gươm, múa cờ tụ nghĩa.

    Hội đền Mai Động ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): 1-6/1, tưởng niệm bà Lê Chân, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Ngoài tế lễ, rước xách còn có nhiều trò chơi thi đấu.

    Hội đền An Dương Vương ( làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội): 6/1 tưởng niệm Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Nghi lễ đám rước kỳ mục tế thần và đám rước Thần của 12 xóm. Trò vui có đánh đu, cờ người, tổ tôm, đáo đĩa, hát chèo.

    Hội viếng chợ Chùa ( Nam Giang, Nam Ninh, Nam Định): 8/1 mở hội theo lệ khao quân, sau chiến thắng của vua Quang Trung xuân Kỷ Dởu, có tế lễ, rước thần.

    Hội Viềng Vụ Bản (xã Kim Thành, Vụ Bản, Nam Định): Mở vào mùng 8 tháng giêng, trong hội có trò chơi kéo chữ, múa gậy, mua thịt bò thui, đòn gánh và bánh giầy.

    Hội Lim ( Nội Duệ, Tiên Sơn, Bắc Ninh): 13-15/1 thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng tạo ra môn hát Quan Họ. Ngoài múa hát, hội còn có nghi lễ rước xách, đu tiên, đấu vật....

    Hội đền Phạm Ngũ Lão ( Phù ủng, Ân Thi, Hải Hưng ): 10-15/1 tưởng niệm danh tướng Phạm Ngũ Lão thời Trần. Có nghi lễ tế lau rửa và tắm tượng.

    Hội Thích ( xã Hoà Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên): Hội xuân của người Nùng, Sán Dìu có diễn xướng dân gian. Diễn ra vào ngày 15/1.

    Hội Linh Sơn Thánh Mẫu: là hội xuân núi Bà Đen, Tây Ninh. Diễn ra trong 3 tháng xuân từ 20 Tết trở đi và chính hội là ngày 15/1. Đặc trưng của hội là du xuân, lễ bái cầu mong một năm thịnh vượng.

    Hội đền Trần Quốc Bảo ( xã Tràng kênh, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng): Tưởng nhớ vị danh tướng lập công lớn chống quân xam lựơc phương Bắc. Hội có tế lễ, dâng hương, đấu vật, đánh đu, hát đúm và tham quan di tích lịch sử Tràng Kênh- Bạch Đằng.

    Hội đền Cửa Suốt (Cửa Ông, Quảng Ninh): Mở vào ngày 15 tháng giêng, thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương, có công đánh đuổi giặc Nguyên.

    Hội Đền Và ( Bất Bạt, Hà Tây):15/1, thờ thần núi Tản Viên Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh. Hội có rước thần, tế thần, có trò đánh cá hát đúm, cờ người.

    Hội đền Cửa Suốt ( Cửa Ông, Quảng Ninh): tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên. Khách hành hương trảy hội có dịp vãn cảnh Hạ Long.

    Hội đền Hạ Lôi ( Mê Linh, Hà Nội): 15/1 tưởng niệm Hai Bà Trưng có tục cúng bánh trôi, diễn tập trận, đánh cờ, chơi đu, đáo đĩa.

    Hội đình Thổ Tang ( Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): 14-23/1, tưởng niệm Hồ Lâm Hầu, người có công đánh giặc Minh. Hội có thi lợn, dưa hấu, trò vui diễn xướng dân gian.

    Hội Thổ Hà ( Vân Hà, Vân Yên, Bắc Ninh): 20-22/1 có rước xách, tế lễ, trọi gà, đấu vật, hát quan họ...

    Hội Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây): bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm, ngày khai hội có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.

    Hội đền Thượng Lạp (xã Thượng Lạp, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): Mở vào ngày 10 tháng giêng, tưởng nhớ Cao Nguyên, một vị tướng của Hai Bà Trưng đã anh dũng chống lại quân Mã Viện. Trong hội có tế lễ, rước xách, các trò đánh vật, hát xoan, quay đất, đặc biệt là trò đánh phết.

    Hội Tân La (Thái Bình): Mở vào ngày 16 tháng giêng, thờ Bát Nàn công chúa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Trò chơi độc đáo của hội là đánh trung bình tiên.

    Hội chùa Tổ, còn gọi là chùa Đại Bi (làng Vạn Ty, Thái Bảo, Gia Lương, Bắc Ninh): Mở từ 18 - 23 tháng giêng, thờ Huyền Quang Lý Đạo Tái, một trong ba người có công sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Trong hội có rước oản, dâng hương cúng Phật, thi đóng oản, thi vật, bơi chải và diễn xướng dân gian.

  • 1 thập kỷ trước

    Mùa xuân là mùa của Lễ hội. Tháng Giêng là tháng khởi đầu của mùa Xuân nên rất nhiều lễ hội diễn ra vào thời gian này. VietNamNet xin giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu với bạn đọc.

    Hội đền Cửa Ông: từ mùng 2 đến hết tháng Ba

    Lễ hội diễn ra tại đền Cửa Ông, thị xã Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh để tưởng để nhớ tướng quân Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Trần Hưng Ðạo, người có công đánh giặc cứu nước vào thế kỷ 13. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ.

    Ðền Cửa Ông có tiếng linh thiêng từ khi mới chỉ là một thảo am dưới gốc cây cổ thụ bên bờ cửa Suốt. Vào mùa hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.

    Hội xuân Núi Bà Đen: từ những ngày đầu năm mới đến tháng Hai

    Núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh. Ðây là lễ hội đông vui nhất trong vùng. Lễ hội diễn ra trong không khí đầu xuân (sau tết Nguyên Ðán) thời tiết khô ráo, cảnh vật trên núi rất đẹp. Nhiều khách hành hương về đây cúng lễ, cầu một năm an khang thịnh vượng, nhưng cũng có rất đông du khách đến chơi xuân, vãn cảnh... Núi Bà - thường được gọi là Núi Bà Ðen do truyền thuyết, có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".

    Hội Ðống Ða: mùng 5

    Ðịa điểm tại gò Ðống Ða, Hà Nội. Ðây là lễ hội kỷ niệm chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) của vua Quang Trung, giải phóng Thăng Long (nay là Hà Nội). Lễ hội là dịp nhân dân tỏ lòng thành kính tiếc thương những người đã hy sinh trong chiến trận. Lễ hội có lễ rước rồng lửa.

    Hội vật võ Liễu Ðôi: từ mùng 5 đến mùng 10

    Làng Liễu Ðôi thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lễ hội được tổ chức để kỷ niệm Thánh Ông (một người họ Ðoàn, đã có công chiến đấu chống ngoại xâm phương Bắc, đồng thời là ông tổ của vật võ).

    Ở các lễ hội khác, vật võ chỉ là trò vui thể thao thì trong lễ hội Liễu Ðôi này, vật võ lại là nội dung chính của ngày hội. Mở đầu là nghi thức Rước Thánh vào dóng. Lễ rước nghiêm trang đậm tinh thần thượng võ. Tiếp theo là lễ Phát hỏa. Một ngọn lửa thật sáng được đốt lên, ông Trùm trao gươm và khăn đào cho một đô vật danh dự (lễ này gọi là lễ trao gươm và thắt khăn đào). Cuối cùng là lễ Thanh động còn gọi là "lễ múa cờ tụ nghĩa". Sau nghi thức long trọng, cuộc vật võ bắt đầu. Có hai em bé trai được làng cử ra vật năm keo để trình làng (gọi là lệ năm keo rốt), tiếp theo là các đô vật của Liễu Ðôi giao đấu trước, sau đó là đến các đô vật ở các nơi đến tranh tài.

    Hội đua trải đầu năm: mùng 6

    Hội đua trải

    Bơi trải là một lễ hội dân gian được tổ chức vào đầu mùa xuân, từ thế kỷ 15 đã thấy xuất hiện. Đây là một phần trong nghi lễ cầu mưa, cầu ngư mong muốn có một vụ mùa thắng lợi.

    Tục đua trải hàng năm tại sông Hương (bến Phu Văn Lâu) do triều đình tổ chức nhân dịp xuân về cũng có nghi lễ cúng bái trước khi ra lệnh xuất phát cuộc đua. Chủ lễ là một đại thần, bàn hương án được lập ngay trước về trung tâm (về rốn) nơi các trải đầu tiên sẽ bơi ra rồi lộn về trước khi thắng tiến.

    Cuộc đua luôn hấp dẫn, thể hiện tài năng, khéo léo cùng kinh nghiệm của những con người theo nghề sông biển ở Thừa Thiên Huế ngày xưa cho đến hiện tại. Lễ hội do Sở VH-TT Thừa Thiên Huế tổ chức, sẽ diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng tại thị trấn Lăng Cô.

    Hội chùa Hương: từ mùng 6 đến 18 tháng Ba

    So với các lễ hội truyền thống của Việt Nam thì hội chùa Hương là lễ hội có thời gian dài nhất, diễn ra trong không gian rộng nhất, thu hút người dự hội đông nhất. Ðây là lễ hội được cả nước ngưỡng mộ. Ðịa điểm thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây. Trẩy hội chùa Hương là dịp du khách đến nơi cửa Phật mong gột rửa những phiền muộn chốn phàm trần, cho lòng mình thanh thản; mặt khác cũng là dịp vãn cảnh đẹp của núi rừng, hang động, suối khe với những ngôi chùa nằm rải rác trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Con người hoà nhập với thiên nhiên, ai cũng như được khoẻ ra, cầu mong may mắn và hạnh phúc sẽ đến với mỗi người.

    Hội đền Cổ Loa: từ mùng 6 đến 16

    Ðịa điểm tại đền An Dương Vương, huyện Ðông Anh, Hà Nội để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương vị vua kế vị vua Hùng thứ 18. Trong hội có cử hành đám rước thần lớn của 12 xóm và nhiều trò chơi dân tộc như đu tiên, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo... Tương truyền ngày 6 là ngày sinh của Công chúa Mỵ Châu.

    Hội vật võ Làng Sình: mùng 10

    Làng Sình nằm ở bờ nam sông Hương thuộc huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào ngày hội hàng nghìn thanh niên trai tráng từ mọi nơi đổ về dự hội, đấu vật, so tài đọ sức. Lễ hội mang tính thượng võ. Đây là Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Thừa Thiên Huế. Năm nay, Sở VH-TT Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Lễ hội rất quy mô.

    Hội Lim: ngày 13

    Dù có nhiều trò chơi trong Lễ hội ngày Xuân như nhiều hội khác, nhưng phần đông du khách đến Hội Lim là để thưởng thức những canh hát Quan họ. Tề tựu về đây là các liền anh liền chị từ khắp các làng Quan họ. Lễ hội thường bắt đầu từ ngày ngày 11 và 12 tháng Giêng, ở các làng thuộc thị trấn Lim, xã Nội Duệ và Liên Bão (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Nhưng ngày chính hội vẫn là ngày 13. Tham dự Lễ hội, du khách được thưởng thức những buổi hát giao duyên, thi hát đối của các liền anh, liền chị. Gần đây, trong những ngày Lễ hội, còn có cuộc thi Hoa hậu Hội Lim rất hấp dẫn.

    Hộ Thổ Hà: ngày 21

    Sau Hội Lim hơn 1 tuần, vào ngày 21 tháng Giêng, làng Thổ Hà - một trong ba trung tâm gốm nổi tiếng nhất trong cả nước (gốm Thổ Hà, Phù Lãng, Bát Tràng) cũng mở hội làng. Hội Thổ Hà có hai thứ đặc sản: hát quan họ trên sông Cầu, tại chùa làng và chọi gà.

    Đến lễ hội này, du khách khắp nơi sẽ được thưởng thức cách chơi Quan họ của Thổ Hà với phong vị rất riêng, cùng những trận đá gà khốc liệt của những cặp gà của nhiều tỉnh thành đổ về cho đến ngày nay vẫn giữ được ít nhiều nét đặc sắc. Không những vậy, khách còn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ được xây bằng tiểu sành, những sản phẩm gốm sành được tạo bởi đôi tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm Thổ Hà xưa hiện còn được trưng bày tại ngôi đình làng thuộc loại đẹp nhất xứ Bắc...

    Và bạn có thể vào link dưới để xem thêm về các lễ hội của Việt Nam nhé:

    http://www.lehoivietnam.org/

    Chúc năm mới luôn vui tươi và hạnh phúc!!!

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.