Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Answers đã hỏi trong Nơi ăn uốngViệt NamViệt Nam - Khác · 1 thập kỷ trước

Tại sao vào dịp Tết ngoài Bắc lại gói bánh Chưng, cong trong Nam lại gói bánh Tét? Mà không là ngược lại?

Ý nghĩa của bánh Chưng & bánh Tét trong ngày Tết là gì? Mà sao trên bàn thờ tổ tiên lại luôn có? Thiếu nó thì sao?

6 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Theo sự tích bánh chưng, bánh dày thì bánh chưng tựa cho đất, có bánh chưng vào dịp tết tượng trưng cho đất đai đầy đủ(nếp,đậu xanh),màu mỡ(thịt mỡ) no ấm. Bánh tét là biến tấu của bánh chưng về sau, bánh tét trong miền Nam tượng trưng cho con người miền Nam hiền lành chân chất, đơn giản dễ chịu, không cầu kỳ như người miền Bắc. Cho nên bánh tét được làm đơn giản hơn và gọn nhẹ, gói theo kiểu đòn như vậy một phần cũng vì thời tiết miền Nam nóng hơn miền Bắc cho nên nếu gói theo hình vuông to như bánh chưng thì dễ bị mốc ở 4 góc( ảnh hưởng đến nhân bánh) còn nếu là dạng đòn thì nếu có mốc thì cũng ko ảnh hưởng vì có thể cắt lát phần mốc bỏ đi.

    Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét trong ngày tết là tượng trưng cho một năm mới no đủ, hạnh phúc nhất là khi có những điều này thì nhắc con cháu luôn nhớ đến công lao của tổ tiên về trước, đây cũng là vật phẩm để dâng trên bàn thờ tổ tiên và không thể thiếu được.

  • 1 thập kỷ trước

    Bánh Chưng vuông càng nhiều nhân càng ngon - Bánh Tét tròn dài được gói với rất ít nhân để có thể để dành lâu hơn sau dịp tết và rán ăn ngon hơn. (1)

    Bánh ChÆ°ng tượng trÆ°ng cho quan niệm tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vá»±c Châu Á “trời tròn đất vuông”. Bánh Tét thể hiện sá»± thay đổi quan điểm qua thời gian về “trời tròn đất vuông”. (2)

    Bánh Chưng nếu trong cùng môi trường thời tiết với bánh Tét sẽ mau hư hơn. (3)

    Miền Bắc bề dày lịch sử dài gấp mấy lần miền Nam. Nên suy nghĩ của người miền Nam mới, trẻ. Còn miền Bắc truyền thống đã thành cố hữu, bám rễ sâu trong tâm khảm mỗi người dân. (4)

    Miền Bắc dịp tết lạnh cóng, mưa phùn. Miền Nam thường xuyên nắng nóng chang chang. (5)

    Từ các yếu tố Ẩm thực, Quan điểm, Tín ngưỡng, Lịch sử, Khí hậu: 1+2+3+4+5 => Dịp Tết ngoài Bắc lại gói bánh Chưng, còn trong Nam lại gói bánh Tét. Mà không hề ngược lại. Thực tế ngoài Bắc cũng có những vùng gói bánh Tét (gọi là bánh Chưng dài) như ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên theo Trần Quốc Vượng bánh Tét mới là dạng nguyên thủy của bánh Chưng. Nhưng với quan niệm về trời đất nên tổ tiên ta đã khéo léo sáng chế ra bánh Chưng với hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh Giầy hình tròn tượng trưng cho Trời (hẳn bạn nào cũng biết về sự tích Lang Liêu rồi nhỉ? Nên điểm này không cần phải giải thích cặn kẽ nữa).

    Bánh Chưng và bánh Tét thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn thể hiện sự phồn thịnh trong cuộc sống.

    Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ sinh thành yêu thương đùm bọc con cái. Chính vì thế trong dịp tết trên bàn thờ tổ tiên luôn có bánh Chưng hoặc bánh Tét.

    Với ý nghĩ sâu sắc như thế mà thiếu nó trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết thì rõ ràng Tết rất là nhạt nhẽo, mất hẳn hương vị, ý nghĩ của Tết. Và dĩ nhiên cũng chứng tỏ mình là một đứa con (cháu) bất hiếu với tổ tiên chứ còn sao nữa !!!

  • 1 thập kỷ trước

    Theo Bamboo nghĩ, người miền Nam vốn phóng khoáng & dễ tính, nên bánh tét là một biến thể của bánh chưng cho phù hợp với khí hậu và con người Nam Bộ.

    Gói bánh chưng, bánh tét vào dịp Tết là một nếp sinh hoạt truyền thống và tràn đầy ý nghĩa. Ông bà, cha mẹ, con cháu ... gói bánh sao cho chặt, cho ngon... cảnh quây quần bên nồi bánh chưng,bánh tét...những câu chuyện được kể truyền đời. Không khí gia đình thêm nồng ấm, đậm đà hơn trong đêm nấu bánh.

    Tôi chắc, những ai đã trải qua những khoảnh khắc như thế, đều luôn yêu gia đình, luôn nhớ về, và luôn trở về sum họp bên nhau trong ngày Tết!

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Văn minh Việt Nam bắt nguồn từ đồng bằng Bắc bộ, vì sao Miền bắc gói bánh chưng thì các bạn đã biết qua ''sự tích bánh dày bánh chưng''. Ngoài ra còn một lý do thực tế nữa là khí hậu ngày tết trên đất Bắc lạnh , bánh chưng vốn gói mỏng lá, mềm , nhiều thịt sẽ để được lâu.

    Ông bà mình dắt dìu nhau vào phương nam mở cõi có nhiều lý do để thay bánh chưng bằng bánh Tét :

    1) Khí hậu phương Nam nóng, miền Nam nhiều lúa gạo (dĩ nhiên là nhiều nếp) nên ngày Tết gói bánh tét rất nhiều mới để được lâu (bánh tét gói chặt, lâu hư)

    2) Có thể có việc bắt chước các ăn uống của Chiêm Thành, Chân Lạp (Cambode)

    3) Phải chăng bánh tét là một loại''lương khô'' của quân đội các chúa Nguyễn và quân đội thiời Tây sơn. Nếu vậy thì bánh tét là một loại ''lương khô'' tuyệt vời của quân đội.

  • 1 thập kỷ trước

    Về điều này thì hachianh lầm lẫn rồi đấy.

    Ý nghĩa của bánh chưng, bạn học lịch sử biết rồi ( Sự tích bánh dày , bánh chưng ) nên không cần phải ...ôn lại.

    Bánh Tét là biến thể của bánh Chưng, do thời tiết & khí hậu trong miền Nam nóng bức, bánh Chưng rất dễ bị thiu nên người Việt phương Nam đã sáng tạo ra bánh Tét cho phù hợp.

    Hai loại bánh hình thức tuy khác nhau, nhưng chỉ là một ! Giống như dân Việt ở hai miền đất nước ấy mà ...!

  • 1 thập kỷ trước

    Bánh chưng là loại bánh cổ truyền của nc ta, hình như đã có lần mình đc nghe câu chiện nói về chiện một ông vua nào đó dẫn quân đi đánh đuổi quân xâm lược, mún có lương thực có thể giữ lâu mà ko hỏng, thế là từ bánh chưng, người ta nghĩ ra...bánh tét. Nếu đúng là thế thật, thì có lẽ trận chiến đó diễn ra ở đâu đó gần...miền nam???, thế nên miền nam hay làm bánh tét, còn miền bắc thì vẫn giữ truyền thống...hay làm bánh chưng...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.