Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Tại sao nạn mãi lộ vẫn hoành hành công khai trên quốc lộ 1?
Hôm nay đọc báo Tuổi trẻ (14.02.2008) thấy bức xúc quá, có lẽ Bộ Công an bó tay vì tình trạng trên diễn ra nhiều năm nay rồi. Theo bạn làm sao để chấm dứt tệ nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông?
14 Câu trả lời
- Phan ThaoLv 41 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Từ trước cho đến nay, lãnh đạo của Bộ Công an, Công an các địa phương (cấp tỉnh, huyện), được sự thông tin từ các báo Tuổi trẻ, báo Pháp luật Tp. Hồ Chí MInh,.v.v, đã phát hiện, lập biên bản xử lý thích hợp một số CBCS đã có hành vi vi phạm ý thức tổ chức kỷ luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi, nhận tiền "làm luật", làm sai quy trình công tác của vài anh Cảnh sát giao thông: chặn xe và nhận "làm luật" (Do các tổ đội đặc nhiệm, thanh tra của các đơn vị được giao nhiệm vụ). Trong đó, có trường hợp cấp chỉ huy đơn vị để xảy ra tiêu cực, vi phạm các quy định phải chịu trách nhiệm liên đới (thường là cho thôi chức vụ, điều sang làm nhiệm vụ chuyên môn, không tiếp xúc với quần chúng nhân dân; không xét nâng lương, thăng bậc hàm theo niên hạn; có một số trường hợp đề nghị nghỉ hưu, chuyển ngành....). Do vậy, có thể nói Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, và ngành Công an thực hiện từ trung ương đến các địa phương đã và đang đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, làng phí,.v.v rất rõ ràng hiện tại và trong tương lai. Phần lớn các anh, chị cảnh sát giao thông liêm chính đã và đăng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. "Nhà dột có nơi", nhà bị dột chỗ nào thì phải dùng chất trét để "chống dột" chỗ ấy (chứ hầu như không ai phải dỡ cả căn nhà), anh chị nào vi phạm điều lệnh kỷ luật thì phải gánh chịu kỷ luật nghiêm khắc như báo đài đã nêu ra trước đây. Mặt khác, chúng ta (trong đó có cả các anh chị điều khiển xe ô tô du lịch, xe khách, xe tải đường dài) cũng phải thừa nhận rằng sự di chuyển cơ động (không theo quy luật nào), hoặc đóng chốt vài nơi nào đó ngoài nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo quy định, còn góp phần phòng chống tội phạm hoành hành trên các tuyến đường (Khi nào ra khỏi thủ đô Hà Nội đến các thành phố lớn bán kính hơn 150Km, không ít lần chúng ta đi qua các cánh đồng, cánh rừng, núi non,... vắng người (nhất là vào ban đêm) thì rõ ràng sự xuất hiện bóng dáng của anh bộ đội hay cảnh sát giao thông làm chúng ta yên tâm hơn, không khiếp sợ vu vơ (cướp có vũ trang, hay tai nạn bất ngờ...). Làm sao để chấm dứt hành vi vi phạm đưa (người điều khiển xe ô tô, xe máy) và nhận hối lộ (cảnh sát giao thông) thì chúng ta ai cũng biết hành vi đó điều bị điều chỉnh bỡi chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành quy định (Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình hành động, các quy chế dân chủ, quy trình công tác theo quy định, hướng dẫn thực hiện của Bộ Công an....). Như vậy, bắt đầu từ thông tin vụ việc, hiện tượng tiêu cực, vi phạm của báo chí nêu, ngành Công an tiến hành xác minh, tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất để làm rõ hành vi vi phạm của CBCS cảnh sát giao thông (Nếu sự thật có xảy ra vi phạm thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm các hình thức kiểm điểm, khiển trách tại đơn vị, cảnh cáo thông báo toàn lực lượng (cấp đơn vị cấp huyện và tương đương...trực tiếp quản lý CBCS), buộc thôi việc, xuất ngũ, xử lý hình thức khác nghiêm khắc hơn tùy tính chất, mức độ vi phạm theo pháp luật. Hiện nay, theo tôi khó chấm dứt triệt để, chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất việc "mãi lộ" và phải có sự tự giác chấp hành các quy định của pháp luật của phía người đưa và người nhận hối lộ, lãnh đạo Chính phủ và Ngành Công an hiện nay, ngày mai và mai sau đã -đang- sẽ có nhiều biện pháp đấu tranh để phòng chống hành vi vi phạm đó, tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định. Với nguyên tắc tôn trọng sự thật, tôi không "làm luật sư cho quỹ sứ", có vài ý kiến trao đổi cùng bạn, và có thể khẳng định rằng sự xuất hiện của cảnh sát giao thông trên đường ngày và đêm, bất kỳ ở đâu góp phần đáng kể đảm bảo an ninh trật tự, vẫn là niềm tin của nhiều người lương thiện.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Khi Công an giao thông nào được ra đứng đường cũng phải chung chi cho cấp trên, nếu không "làm luật" kiểu như vậy thì làm sao lấy lại vốn lẫn lời chứ. Chuyện này cũng không quá khó hiểu mà, chỉ có điều la dân là người phải gánh chịu.
Chấm dứt mãi lộ hả bạn? đã có rất nhiều trường hợp bi báo chí phát hiện và cũng làm ầm lên, nhưng đâu lại vào đấy, vì nếu có kỹ luật nhóm người này thì nhóm khác thay vào chổ đó "ăn hàng" còn bạo hơn.
Trong khi Luật của ta còn nhiền kẽ hỡ và công tác quản lý quá yếu kém thì việc chấm dứt mãi lộ (tham nhũng) chỉ là trông mơ.
- minhtuanLv 41 thập kỷ trước
Đã phanh phui, đã kiểm điểm, đã nhận khuyết điểm nay đã và đang sửa đổi bằng cách làm tốt hơn, tinh vi hơn, còn giới chạy xe khổ hơn.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Tui chịu bạn ''phung2008'' bạn ấy nói phải đó ,ko riêng gì CSGT đâu tất cả cán bộ các loại ,các cấp phần đông ít nhiều đều có ăn cả ,chủ yếu là để TỎ RÕ QUYỀN LỰC đó.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Không thổi toét toét mới là lạ. Không có giải pháp nào đâu, mà k riêng gì CSGT toét toét đâu, tất cả các ngha2nh các cấp từ thấp tới cao đều hối lộ hết, bạn đừng kết án riêng CSGT không thôi thì củng tội!!!
- Bill TaLv 61 thập kỷ trước
Ko phải đâu ! Đôi lúc Họ sống trong tổ chức, Người này ăn, mình ko ăn, Người ta gọi là DỊ NHÂN
Ăn vậy khéo rồi, mà vẫn bị phanh phui, thì.... thiệt là.... ảnh hưởng SẾP hết ráo !
Nước nào có lẽ cũng vậy ah, Ko ăn thì khổ hơn nữa !
- 1 thập kỷ trước
Chủ yếu là do nhà nước quản lý ko chặt, để cho những người đó lộng hành thôi.