Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt đ���ng cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

tutankhanh đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiNgày lễNgày lễ - Khác · 1 thập kỷ trước

Thông tin về lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở tỉnh An Giang?

Tiểu sử Bà Chúa Xứ? Miếu Bà Chúa Xứ thành lập và trùng tu thế nào? Tượng Bà Chúa Xứ có gì đặc biệt? Các trình tự nghi lễ và hội hè trong lễ hội thế nào?

Cập nhật:

Bạn Viny1000 ơi, cám ơn bạn. Trang web của bạn giới thiệu chỉ nói về miếu mà không nói về lễ hội.

3 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Làm sống lại công lao to lớn của danh tướng Thoại Ngọc Hầu với việc đào kênh Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế dài gần 100 km. Các kênh này nối liền hai tỉnh An Giang và Kiên Giang bằng đường thủy đã tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao thương hàng hóa, đi lại cho người dân từ các tỉnh đỗ về, đồng thời cung cấp ổn định nguồn nước tưới cho gần 100.000 ha đất sản xuất tại các huyện miền núi, vùng Tứ Giác Long Xuyên.

    An Giang có điều kiện phát triển du lịch hơn các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi kỳ quan thiên nhiên mà đặc biệt là vùng Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn. Dãy Thất Sơn từ lâu nổi tiếng về cảnh quan núi non hùng vĩ và những câu chuyện tâm linh huyền bí gắn liền với những lễ hội dân gian đặc trưng của vùng.

    Miếu Bà Chúa Xứ thành lập và trùng tu thế nào?

    ---------------------------------------------------------------------

    - Vị trí: Miếu Bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

    - Đặc điểm: Ðược lập vào năm 1820, kiến trúc theo kiểu chữ "quốc". Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.

    Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế).

    Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Năm 1962, miếu lợp ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành. Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông.

    Tượng Bà Chúa Xứ có gì đặc biệt?

    ---------------------------------------------------

    Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ 6, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành...

    http://www.tuoitreangiang.com/home/modules.php?nam...

    Tiểu sử Bà Chúa Xứ

    ------------------------------

    Lịch sử Bà Ngọc Vạn Công Chúa cũng không rõ ràng. Từ thế kỷ 17, có nhiều người Việt Nam đến đất Chân Lạp (miền Biên Hoà, Bà Rịa ngày nay) để vở đất làm ruộng. Lúc ấy, vua Chân Lạp Chey Chetta II cũng muốn tìm một đối lực chống lại Xiêm La nên đã xin cưới con chúa Hy Tông. Năm 1920, Chúa Nguyễn gã công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp. Vậy bà Ngọc Vạn trở thành "Bà Chúa xứ Chân Lạp".

    Bà đã đem nhiều người Việt Nam đến đất mới Oudong, có người được cất nhắc giữ chức hệ trọng trong triều. Năm 1628, Chey Chetta II mất, bà Ngọc Vạn thủ tiết thờ chồng. "Chính chuyên buồn chẳng trọn đời".

    Năm 1658, vì ghét người con ghẻ là vua Nặc Ông Chân lấy vợ người Mã Lai và lúc nào Bà cũng nghĩ bà phải là "Bà Chúa xứ Chân Lạp" nên bà Hoàng Thái Hậu Ngọc Vạn khuyên các con của Cựu vương Préah Outey cầu cứu Chúa Nguyễn, Chúa Thái Tông sai tướng bắt được Nặc Ông Chân. Từ đó, lưu dân Việt đến Đồng Nai, Gia Định rất đông, lấn sang miền Hậu Giang. Họ làm ăn rất sung túc nên bị người Triều Châu ở Bạc Liêu thầm ghen ghét.

    Ở Bạc Liêu còn truyền thuyết về ngôi: "Bà Chúa Xứ". Nhưng tiếc chẳng trọn đời với vua chồng, nên lấy sự chính chuyên thương chồng để thương dân miền Hậu Giang. Bà được dân Hậu Giang, nhất là dân Bạc Liêu ca ngợi công đức mở đất giúp lưu dân. Chẳng ngờ, vua Chân Lạp, chồng bà mới chung sống được 8 năm thì qua đời, Bà chỉ còn niềm vui là lo giúp lưu dân Việt Nam đến làm ăn vùng đất mới, sau khi qua đời cũng đắc quả Cửu Nương.

    Để nhớ ơn người đã mang đất đến cho họ, nhân lập đã lập miếu thờ ở núi Sam (Thất Sơn) tục gọi là "Bà Chúa Xứ" Chân Lạp. Người ta tạc tượng Bà cao tới 1,25 mét phảng phất văn hoá Bà La Môn (là Đạo của Chetta II). Bà rất linh hiển, phò hộ dân chúng như ngày còn sống nên hằng năm cứ đến ngày 25-4 âm lịch là khách thập phương tụ tập làm lễ "Vía Bà".

    http://tiengviet.hoithanhngoaigiao.net/index.php?o...

    Các trình tự nghi lễ và hội hè trong lễ hội thế nào?

    ------------------------------------------------------------------------

    Lễ hội Bà Chúa Xứ ( còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch. Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống.

    Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Tiếp theo là lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hoá cùng với một ít giấy vàng bạc. Tiếp ngay sau lễ Túc Yết là đến lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín trong ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. 4 giờ sáng ngày 26/4 lễ Chánh Tế được tiến hành (lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết). Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt. Kết thúc lễ cúng vía bà.

    Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.

    Là 1 trong 56 chương trình của Năm du lịch Quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008, lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam đã bắt đầu khai mạc từ ngày 4/3 (nhằm ngày 27 tháng Giêng). Nhiều năm trước, mùa lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam lượng khách đã rất đông, năm nay lưu lượng khách càng đông hơn khiến tình hình trật tự ở phường Núi Sam (thị xã Châu Đốc) hết sức phức tạp.

    Mùa lễ hội cũng là thời điểm để các hộ kinh doanh tha hồ chặt chém. Ngoài hệ thống nhà nghỉ đẩy giá cao gấp 3 - 4 lần thì còn một thực trạng khác mà du khách phải chịu là các dịch vụ ăn uống giải khát cũng cắt cổ không kém tí nào.

    Thông tin về lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở tỉnh An Giang.

    Tai nạn giao thông rình rập

    ---------------------------------------

    Một thực trạng đáng lo ngại trong mùa lễ Vía Bà Chúa xứ Núi Sam là tình hình TNGT trên tuyến QL91 (đường Núi Sam, Châu Đốc và đến tận cửa khẩu Tịnh Biên). Bởi, trên tuyến quốc lộ này nhiều nơi chưa được nâng cấp mở rộng và tu sửa, trong khi đó lưu lượng xe trong những ngày bình thường đã quá tải thì trong những ngày lễ lượng khách ở các tỉnh từ Miền Đông Nam bộ, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đổ về núi Sam rất đông.

    Đa phần các du khách đi bằng xe ôtô nên càng làm cho tình hình giao thông trên tuyến QL91 càng trở nên phức tạp. Chưa kể trên tuyến này nổi tiếng buôn lậu thuốc lá với những chiếc xe chở thuốc lá lậu chạy bạt mạng.

    Tại phường Núi Sam (thị xã Châu Đốc) trong những ngày đầu mùa lễ hội lưu lượng xe ôtô và người tràn cả ra QL91 và nhiều tuyến đường nội thị nơi đây, chưa kể tình hình mua bán hàng rong, bói toán, cò bắt khách ở các nhà nghỉ cũng tràn ra đường.

    Bình quân mỗi năm có khoảng gần hai triệu lượt du khách đến với Châu Đốc leo Núi Sam để lên đỉnh cúng vía miếu Bà Chúa xứ. Vì vậy, khách du lịch đến với miếu Bà Chúa xứ phải nghỉ lại dưới chân núi và bao quanh chân núi là một quần thể nhà nghỉ cũ kỹ và mất và bao quanh chân núi là một quần thể nhà nghỉ cũ kỹ và mất trật tự.

    --rcp

  • 6 năm trước
    (Các) Nguồn: www.Timhieuvietnam.com
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Mời bạn vào đây đọc thêm :

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Mi%E1%BA%BFu_B%C3%A0_...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.