Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

tutankhanh đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiVăn hóa & Xã hội - Khác · 1 thập kỷ trước

Tục thờ Ông Địa - Thần Tài: nguồn gốc, cách thờ, cúng kiếng?

Không phải chỉ ở Việt Nam mới có tục thờ Ông Địa - Thần Tài, mà hấu như các nước trong khu vực Đông Nam Á (vì tôi chỉ biết Đông Nam Á) đều có tục thờ này.

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • SaGa
    Lv 6
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Trong các hộ tiểu thương Nam Bộ, Thần Tài được thờ trong gia đình và trở nên gần gũi, thân thiết với mọi người.

    Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.

    Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hót rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.

    Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (thổ địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.

    Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái tủi vải thật to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công. SaGa!

  • ?
    Lv 4
    5 năm trước

    Su Tich Ong Dia

    (Các) Nguồn: https://shorte.im/a03ZP
  • 1 thập kỷ trước

    Tục thờ Ông Địa - Thần tài, tôi nghĩ nguồn gốc từ Trung quốc chuyển dần sang các nước khu vực Đông Nam Á, đây là tín ngưỡng của người xưa, với quan niệm thờ cúng Ông Địa-Thần tài để cầu mong cho gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc.

  • 1 thập kỷ trước

    A.1. Mỗi năm, vào những ngày cuối tháng Chạp, đó đây từ thôn quê đến thị thành bắt đầu nghe tiếng trống múa lân rộn rã, báo hiệu Tết sắp đến. Trống càng thúc dục, mọi người càng hân hoan đón xem những màn múa lân độc đáo ngày Xuân. Đặc biệt, cuộc múa lân nào cũng có một nhân vật đồng diễn với lân là ông Địa. Chính vai ông Địa khôi hài, tinh nghịch, làm cho lân múa càng linh họat, hào hứng.

    A.2. Tại sao múa Lân phải có ông Địa?

    -------------------------------------------------------

    Lân là một con vật thần thoại, sản phẩm của trí tưởng tượng của con người, cũng gọi là Kỳ Lân, nhưng theo định nghĩa của từ điển thì Kỳ là để chỉ con Lân đực và Lân là con Lân cái (Đại Nam quốc âm tự vị).

    Ngày xưa, Lân sống ở biển. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền có một lần và bắt người, thú vật để ăn thịt. Đã bao phen người ta tìm cách diệt trừ nó, nhưng đều thất bại. Một ngày kia, Thổ địa xuất hiện, miệng cười hiền hòa, tay cầm linh chỉ thảo và thần đã dạy con lân biết ăn cỏ. Lạ thay, ăn xong lân thuần tính, quy phục ông Địa và từ đó nó trở thành linh vật. Đó chính là tích là hễ có Lân là phải có ông Địa.

    Về sau người ta cho rằng sự xuất hiện của Lân là mang nhiều may mắn, chúc làm ăn phát tài, phát lộc... Vì tính tình vui vẻ tốt bụng, nên ông Địa thường đóng vai trò dụ con Lân ra giúp đời. Theo sự tin tưởng cổ truyền, con Lân xuất hiện đâu thì thái bình, thịnh vượng đi đến đó. Ông Địa phải dụ dỗ con Lân vào lãnh địa của mình để cư dân làm ăn khấm khá. Sau này, cứ mỗi khi năm hết, Tết đến, ông Địa lại cùng lân về làng mang lại điều may mắn, chúc cho mọi gia đình được hạnh phúc vui vẻ, an khang thịnh vượng.

    Hình tướng của ông Địa múa lân không giống với hình tướng của thần Thổ địa ở tranh tượng thờ.

    Tín ngưỡng dân gian cho rằng thờ ông Địa để Địa phù hộ buôn may bán đắc, thật ra theo các tôn giáo Á Đông ông Địa là những vị thần cai quản các địa phương hoặc là thần bảo vệ của mỗi gia đình. Ngoài ra, ông Địa còn có những đẳng cấp cao hơn, hộ trì những người lương thiện, những bậc tu hành được bình an trên đường giáo dân độ thế, nghĩa là những vị thần có sứ mạng về mặt tâm linh.

    http://cuasonhanvan.multiply.com/journal/item/12

    Thổ Công, hay Thổ Địa, Thổ thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống �� đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì phải cúng vị thần này.

    Ở Nam bộ, Thổ Công còn được gọi Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

    B.1 Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

    Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích: Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ. Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.

    B.2) Bàn thờ Thần Tài

    -----------------------------

    Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

    Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

    Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,

    Tiền hậu địa Chúa Tài thần.

    Hai bên bài vị có câu đối:

    Thổ năng sinh bạch ngọc,

    Địa khả xuất hoàng kim.

    Có nghĩa là:

    (Đất hay sinh ngọc trắng

    Đất cũng cho vàng ròng).

    Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi. Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

    Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.

    B.3) Cúng Thần Tài

    ----------------------------

    Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ , Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,…. Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.

    Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

    http://www.camnanggiadinh.com.vn/article.aspx?arti...

    ---rcp

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.