Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

tutankhanh đã hỏi trong Thể thaoVõ thuật · 1 thập kỷ trước

Môn Wushu: lịch sử, phân loại, kỹ thuật, du nhập vào Việt Nam?

Bạn nêu thêm các danh thủ Wushu Việt Nam.

3 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Wushu là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc với chương trình luyện tập, các bài quyền tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền, Thái cực quyền v.v. Được thống nhất giảng dạy trên các võ đường Trung Quốc cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới như một môn phái võ thuật hiện đại thiên về tính chất thể thao, Wushu được hiểu là môn quốc võ tiêu biểu nhất đại diện cho tinh hoa nền võ thuật của Trung Quốc.

    Wushu được biết đến ngày nay với tư cách một môn võ thuật hiện đại do chính phủ Trung Quốc thành lập vào những năm 1950. Tuy nhiên ở Trung Quốc Wushu đã có lịch sử lâu đời. Ngược dòng thời gian vào thời nhà Thương, khi võ thuật dần được hệ thống hóa và được dạy chính thức để bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Sang thời nhà Chu, kể cả thời Xuân Thu Chiến Quốc, tập luyện võ nghệ được tuyên dương và các cuộc thí võ tranh tài chọn tướng chính thức được giới thiệu trong quân đội.

    Wushu đến Việt Nam vào năm 1989, do công của ông Hoàng Vĩnh Giang khi tiếp thu tài liệu giáo khoa từ Nga gồm 7 bài ghi trong băng video mang về phổ biến trong nước. Đầu năm 1990 Hoàng Vĩnh Giang thành lập ban nghiên cứu Wushu, gồm một vài nhân vật tâm huyết ở miền Bắc. Trong năm 1990 đội tuyển Wushu Việt Nam gồm 5 vận động viên lần đầu tiên ra quân trong kỳ ASIAD 11 tổ chức ở Bắc Kinh. Thua trận này, nhưng lúc đó cố võ sư Đỗ Hóa huấn luyện viên đội tuyển quốc gia đã khẳng định với Đài phát thanh Bắc Kinh: "Chúng tôi sẽ tiến sát Wushu Trung Quốc và chỉ 4 năm nữa, các võ sĩ tán thủ Việt Nam sẽ ngang ngửa với các võ sĩ hàng đầu thế giới". Đến tháng 6 năm 1992, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội bắt đầu mời chuyên gia Wushu của Trung Quốc (hai chuyên gia đầu tiên là Phan Hán Quang và Trần Húc Hồng) sang tập huấn về môn Wushu cho các vận động viên Việt Nam. Sau kỳ huấn luyện các võ sĩ Wushu Việt Nam đã tung hoành ở Thượng Hải và cả ở Thiếu Lâm tự, mang về 23 huy chương bạc và đồng. Từ 1993 đến nay, bắt đầu những thế hệ vàng các tuyển thủ Wushu Việt Nam liên tục đạt huy chương tại các kỳ thi đấu quốc tế, như:

    * Nguyễn Thúy Hiền

    * Đàm Thanh Xuân

    * Diệp Bảo Minh

    * Nguyễn Anh Minh

    * Tống Hoàng Lân

    * Đào Việt Lập

    * Nguyễn Chí Sơn

    * Bùi Mai Phương

    * Trần Trọng Tuấn

    * Nguyễn Tiến Đạt

    * Nguyễn Thị Ngọc Oanh

    * Nguyễn Thị Mỹ Đức

  • 6 năm trước

    Học yếu, kém mất gốc để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm cả về tư duy lẫn đạo đức, lối sống, tâm lý, tình cảm

  • 1 thập kỷ trước

    Tổ sư của Thiếu Lâm là Bồ Ðề Ðạt Ma, một thiền sư ẤN §Ộ. NGÀI ĐÃ ĐẾN Trung Hoa để phát dương Phật pháp. Sau chín năm diện bích tham thiền, ngài đã truyền dạy cho các chư tăng chùa Thiếu Lâm 18 thế công thủ là Thập Bát La Hán và phép rèn luyện hơi thở là Dịch cân Kinh.

    Gần 800 năm sau các võ phái khác mới lần lượt xuất hiện. Triệu Khuông Dẫn, vua khai sáng Nhà Tống đã chế tác ra Trường quyền là nguồn gốc của nhiều võ phái ngày nay. Danh tướng Nhạc Phi, đời Nam Tống đã chế tác ra Hình ý Quyền, sự khởi đầu của Nhu Phái Nội Gia của võ thuật Trung Hoa. Sau đó, Nhu ph��i cực thịnh với sự ra đời của Thái Cực Quyền do đạo sĩ Võ đang Trương Tam Phong chế tác. Cuối đời Minh, ba nhà sư Thiếu Lâm là Lý Tẩu, Giác Viễn, Bạch Ngọc Phong mô phỏng đặc tính 5 loại linh thú, chế tác ra Ngũ thú hình quyền và sau đó được khai triển thành Thập thú hình quyền. Ðời Mãn Thanh, toàn Trung Hoa có 14 võ phái và 50 bang hội dính dáng đến võ thuật, trong đó có Thất đại môn phái là Côn Luân, Không Ðộng, Nga Mi, Võ Ðang, Bạch Hạc, Thiếu Lâm Nam và Bắc phái. Một thời gian sau hỏa biến Thiếu Lâm tự, lại có thêm một số võ phái mới như Vịnh Xuân, Hồng Gia, Ðường Lang.

    Qua quá trình phát triển, Võ thuật Trung Hoa đã có hàng trăm võ phái như một khu rừng dày đặc, mỗi cây có một tên gọi khác nhau, dù chỉ xuất phát từ một gốc.

    * Sự ra đời của Wushu

    Không thể phát triển toàn cầu và đưa võ thuật Trung Hoa vào các cuộc tranh giải thể thao quốc tế trong tình hình lắm võ phái hỗn độn, rời rạc; Ðảng và Nhà nước Trung Quốc đã chỉ đạo hệ thống, tổng hợp tinh hoa của cả cương và nhu phái thành một môn võ lấy tên là Wushu.

    Một hội đồng nghiên cứu võ thuật đã được thành lập gồm nhiều võ sư lão thành, các chuyên gia thể thao, y học, mỹ thuật... Các cuộc hội thi võ thuật được mở ra liên tục, quy tụ các võ sĩ giỏi thuộc tất cả các võ phái từ khắp mọi miền đất nước về biểu diễn cho hội đồng nghiên cứu xem xét, lựa chọn ra những bài thảo hay, đẹp, tiêu biểu nhất. Bài thảo được chọn còn được góp ý để cải tiến, lược bỏ những động tác thừa đã trở nên tinh gọn, hoa mỹ và hoàn hảo. Công việc nghiên cứu được âm thầm tiến hành từ những năm 70. Khi Wushu đã thành hình với những bài thảo Thái cực nhẹ nhàng thanh thoát và những bài thảo Nam quyền, Trường quyền vũ bảo, cương mãnh, nó được đưa vào dạy ở Viện Kịch Nghệ, Cung thể thao ở Bắc Kinh và ở tất cả trung tâm văn hóa thể thao của cả nước. Một hệ thống thi đấu, chấm giải từ cấp địa phương đến trung ương. Khi Lý Liên Kiệt, vô địch Wushu toàn Trung Quốc trở nên nổi tiếng qua các bộ phim "Thiếu Lâm tự", "Ðệ tử Thiếu Lâm", "Hoàng Phi Hồng"..., Wushu đã được mạnh dạn đưa ra trình làng trong giới võ lâm quốc tế.

    * Vài nét về đòn thế

    Năm 1988, Viện nghiên cứu Wushu Thiếu Lâm đã được mở gần Thiếu Lâm tự. Nội dung tập luyện và tranh giải của Wushu gồm hai phần:

    1. Diễn quyền (Taolu) được thực hiện với các động tác dịch (đá), đả (đập), suất (ném), nã (chộp), kích (đánh), thích (đâm)... Taolu chia ra:

    a. Quyền thuật: là bài quyền tay không gồm Trường quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Hình ý quyền, Bát cực quyền, Thông bối quyền, Phách quải quyền, Bát quái chưởng, Phiên tử quyền, Triệt cước, Thiếu Lâm quyền, Ðịa thảng đường, Tượng hình quyền.

    b. Quyền binh khí gồm: binh khí ngắn (đao, kiếm, dao găm), binh khí dài (côn, thương, đại đao), binh khí đôi (đao, kiếm, câu, thương, roi), nhuyễn binh khí (côn ba khúc, côn chín khúc).

    c. Ðối luyện là giao đấu theo bài bản quy định hai người hay nhiều người, tay không hay binh khí.

    d. Diễn quyền tập thể nhiều người.

    2. Giao đấu (Shanshou) là giao đấu hai người theo luật lệ quy định gồm: Tán đả sử dụng các đòn thế của cương phái; Thôi thủ sử dụng các đòn thế nhu phái; Ðoản binh giao đấu bằng gậy.

    Wushu du nhập vào nước ta từ cuối thập kỷ 80 và các VÐV như Thúy Hiền, Phương Lan, Thanh Xuân đã đem vinh quang về cho đất nước bằng nhiều huy chương của các cuộc tranh tài quốc tế.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.