Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

tutankhanh đã hỏi trong Thể thaoVõ thuật · 1 thập kỷ trước

Môn Pencak Silat: nguồn gốc, kỹ thuật, du nhập vào Việt Nam?

Bạn nêu tên một số danh thủ Pencak Silat Việt Nam

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    So với hai môn võ nổi tiếng đã được đưa vào chương trình thi đấu Thế Vận Hội từ lâu như Judo và Teakwondo, Pencak Silat có lẽ chưa được nhiều người biết cho lắm. Chính vì vậy, Liên đoàn Silat Singapore đang tìm cách vận động để đưa môn võ thuật này vào các giải thể thao quốc tế, vượt ra ngoài Đông Nam Á nơi vận động viên các nước trong vùng, nổi bật như Việt Nam vẫn thường dành huy chương vàng tại các kỳ SEA Games.

    Phóng viên Ban Á châu - Thái Bình Dương, Đài Úc, Girish Sawlani cho biết, nếu Singapore vận động thành công, môn võ Silat nay mai cũng sẽ được công nhận ngang hàng với Judo hay Teakwondo.

    Là một môn võ của cư dân vùng quần đảo Malay tức khu vực gồm các nước Indonesia, Malaysia, Singapore và Brunei, Pencak Silat từ lâu giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của người dân địa phương. Tất cả thanh niên trong vùng hễ đã đi học chữ, là phải học võ Silat. Vì vậy, có thể nói môn võ là một phần trong đời người thanh niên vùng quần đảo Malay: từ lúc còn là một cậu bé cho đến khi trưởng thành.

    Theo năm tháng, Silat trở thành môn thể thao rất được hâm mộ trong vùng Đông Nam Á và từ năm 1987, Silat đã được đưa vào chương trình thi đấu của Đông Nam Á Vận hội (SEA Games). Từ một môn võ ở làng thôn Malay chuyển mình lên đấu trường Đông Nam Á, Silat ngày nay tổng hợp nhiều đường quyền của các môn võ thuật phổ biến khác.

    Huấn luyện viên trưởng đội tuyển Pencak Silat Việt Nam Nguyễn Xuân Hải cho biết môn võ Pencak Silat chỉ mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 1989 tức là chỉ mới 18 năm trở lại đây. Mặc dù vậy, với những đường quyền gần gũi với võ cổ truyền Việt Nam và phù hợp với thể lực người Việt, môn võ mới lạ đã thu hút sự hâm mộ của nhiều người.

    Chẳng mấy chốc, Pencak Silat đã được Việt hóa để trở thành một trong những môn thể thao thế mạnh của Việt Nam, qua số huy chương vàng đoạt được mỗi kỳ SEA Games nhiều đến nỗi Pencak Silat luôn được coi là 'mỏ vàng' của đội tuyển Việt Nam. Điển hình như tại SEA Games 23 ở Philippines năm 2005, dù phải thi đấu trên đất khách, Pencak Silat đã có đến 8 hạng cân được dự trận chung kết và 7 lần quốc kỳ Việt Nam được kéo lên.

    Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, trưởng bộ môn Pencak Silat thuộc Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam, môn thể thao phát triển được như ngày nay trong nước là nhờ các địa phương đầu tư công sức, với một hệ thống đào tạo tập trung. Ông còn cho biết, Pencak Silat trên thế giới ngày nay ngoài lối đánh của Indonesia và Thái Lan, Việt Nam cũng đã tạo ra một lối đánh riêng độc đáo khiến ngay các nước quê hương của môn võ này cũng phải cử đội tuyển sang Việt Nam tập huấn.

    Theo truyền thống thì môn Silat được tập luyện theo kiểu có nhịp điệu dưới hình thức có vũ khí, trường côn hoặc tay không. Các tư thế bắt chước loài vật rất quan trọng trong môn Silat, và các thế này được gọi chung là langkah, có nghĩa là các tư thế và chuyển động khi tập võ. Chẳng hạn, langkah Dua là tư thế chờ và Tiga là một thế thủ. Các langkah bao gồm rất nhiều các thế công, đỡ, tránh. Việc chọn ra một số thế nhất định sẽ xác định mỗi trường phái Silat so với các phái khác.

    Nói chung, việc luyện tập yêu cầu phải nắm một loạt các langkah cơ bản, được chia nhỏ và lặp lại từ các thế tập (drill). Bước cơ bản này tập trung vào việc nắm vững một thế chắc chắn. Bước tiếp theo chủ yếu là tập phòng thủ và võ sinh học cách đỡ và tránh đòn đánh của võ sinh cấp trên. Bước thứ ba tập trung vào việc sử dụng đòn chân: di chuyển và tấn công. Ở bước thứ tư, võ sinh học cách đỡ và tránh các đòn chân. Ở bước thứ năm, võ sinh học cách biến hóa các tư thế bằng cách đánh trả từ tư thế tấn thấp. Cách luyện tập kiểu này sẽ được hoàn chỉnh thêm về sau bằng các kỹ thuật khóa, cắt, tấn, hay học cách sử dụng vũ khí và một tá các đòn atémis có tên là "rahassa". Ở cấp cao hơn, võ sinh được tập chuyên về "chiến vũ" tức "Silatador" để có thể sử dụng một cách thành thạo các kỹ thuật võ học.

    Một số VĐV tiêu biểu:

    Dưới 55 kg nam :Trần Văn Toàn

    Dưới 65 kg nam :Lê Ngọc Tân

    Dưới 70 kg nam :Nguyễn Duy Chiến

    Dưới 75 kg nam :Đinh Công Sơn

    Dưới 80 kg nam :Vũ Thế Hoàng

    Dưới 50 kg nữ : Nguyễn Ngọc Anh

    Dưới 55 kg nữ : Huỳnh Thị Thu Hồng

    Dưới 65 kg nữ : Nguyễn Thị Phương Thuý

    Trên 65 kg nữ :Lê Thị Hồng Ngoan

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.