Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Tinahv đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiVăn hóa & Xã hội - Khác · 1 thập kỷ trước

" Của người Bồ tát; của mình lạt buộc "?

Bạn có đôi khi, hoặc thường xuyên, ứng dụng "ngược" câu nói này trong đời sống không?Tức là của mình thì Bồ tát, của người thì lạt buộc ?

5 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Ối cha mẹ ơi..!! Lão vốn khùng, nghe lý luận nầy cũng.. hổng biết nói sao nữa.

    Đây vốn là tâm lý người đời, cũng là câu mỉa mai hay chua xót cho đời khi thấy cái kiểu "Cây không trồng, lòng không xót. Con không đẻ, dạ chẳng thương" của thiên hạ.

    'Bồ Tát' vốn là lòng thương người bao la, điển hình như câu chuyện Quan Thế Âm Bồ Tát, thương người không kể thân mình. 'Lạt buộc' như đòn bánh tét hay giò chả, cứng chắc không dễ gì bung. Của cải do người ta làm ra cực khổ nên mới thấy xót. Nhưng mỉa mai là có những người quá quý trọng của mình, của người chẳng những 'ăn' mà còn phá cho hết theo kiểu "của mình bo bo, của người lấy mo mà đựng".

    Đây không phải là câu khen, thì làm sao có "đôi khi" làm "ngược". Lão nghĩ có nhiều người, tuy chưa là "Bồ Tát", nhưng họ tự trọng, tôn trọng của mình, cũng tôn trọng của người. Hơn nữa, những việc bố thí 'thật lòng' cũng là hành vi 'Bồ Tát' rồi.

    Như lão rách nầy thì rượu mình không cho ai uống đâu, hóa duyên cực khổ lắm, chỉ mời bạn hiền thôi, nhưng cũng không thích lấy rượu người khác vừa uống vừa đổ. Như vậy có là ngược lại hay chưa thì hổng biết..!!

  • 1 thập kỷ trước

    Có nơi cất giữ của cải an toàn và sinh lợi là gởi trong tim của mọi người . Sợi lạt nhân duyên biết bao giờ cởi bỏ được nếu cứ gìn giữ của cải cho mình mà không biết rằng của cải , xác thân là vô thường . Câu nói thuận bạn đưa ra là ý Phật khi nói về hạnh Bố Thí . Còn câu nói ngược lại tuy hàm hồ nhưng không phải là không có lý , nói hàm hồ là không nên dùng hình tượng Bồ Tát để tượng trưng cho sự tự tại thoải mái , không bị lệ thuộc khi làm ra và tích lũy tài sản của mình , ta nên dùng hình tượng Bồ Tát để chỉ những việc làm cao đẹp hơn trong cuộc sống . Vì thế nếu muốn diễn giải ý của bạn thì chỉ cần nói là " của mình thì dễ nuốt , của người thì lạt buộc " là đủ rồi .

    ......................................

    Chân thành cảm ơn bạn Anh c đã dẫn ra ý chính của câu thành ngữ trên , chắc là tôi đã ngộ nhận rồi , xin thành tâm nhận cái yếu kém về mình . Nhưng xin các bạn cho tôi được phép nhìn câu hỏi với góc độ khác như đã trình bày , nếu có gì không phải xin các bạn lượng thứ . (nhim)

  • 1 thập kỷ trước

    Tâm lý con người nói chung thường rất quý những gì là của mình, không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta chỉ dựa trên quan sát tâm lý đã đúc kết : " Của đau, con xót "

    Một điều tồi tệ hơn là biết quý (cái của )mình , nhưng lại rẻ rúng (cái của )người khác, " Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc "

    Câu hỏi của bạn đưa ra vấn đề ngược, khá thú vị vì đây là cách cư xử trong cuộc sống.

    Theo mình thì đôi khi cũng nên Bồ Tát cho thi vị,bởi cuộc sống rất cần những thi vị ấy để trở nên vui vẻ và có ý nghĩa, nhưng ... Bồ Tát thường xuyên sẽ ...chẳng còn gì ăn, lấy đâu cho vợ cho con ?

    Trong cuộc sống gia đình anh em, mình luôn cư xử tốt, luôn nhường nhịn và chẳng bao giờ tranh giành, bù lại mình cũng được trời thương cho một gia đình ấm êm,tương đối.

    Nói như nhà thơ Sara, thiên hạ vẫn có quá nhiều người khôn - cái khôn thừa.

    Ôi ! khôn nhiều mà làm gì chứ ?

    Họ .

  • 1 thập kỷ trước

    xin bạn nói rõ hơn tôi suy nghĩ câu hỏi của bạn hoài mà không hiểu

  • 1 thập kỷ trước

    ...Đối với đạo Phật, tất cả những lời nói hay những cử chỉ gọi là đẹp, nếu không xuất phát từ tấm lòng thật sự thiện, thì chỉ là vô nghĩa, hay chỉ là giả dối kệch cỡm mà thôi. Vì vậy mà trong dân gian có câu: Của người Bồ tát, của mình lạt buộc.

    Ý nói, đối với của cải người khác, của Nhà nước, của dân thì mình phung phí, xài lớn như vứt tiền qua cửa sổ, thế nhưng đối với đồng tiền của chính mình, hay của gia đình mình thì ky bo, tính toán chi li từng đồng xu. Ý nói đối với của người thì xử sự như là Bồ tát là theo nghĩa như vậy...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.