Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Người cao tuổi nghĩ gì và xã hội Việt Nam nghĩ gì ?
Khi ở các nước phát triển, 60 tuổi là "độ chín" cho những công trình để đời, những chủ doanh nghiệp tầm cỡ. Còn ở ta, 60 tuổi là tuổi "cầm sổ hưu", vui cùng con cháu.
Phải chăng, thế đã là "đủ" ?
@congtuoc c: mong bạn nhìn vào thực tế ,đừng dùng ngôn từ "sẵn có" trên báo đài hoặc theo cảm tính. Trí thông minh của người Việt không thua kém bất kỳ quốc gia nào.
Gia đình VH, làng VH :tệ nạn xã hội ra sao ? Văn hóa ứng xử, văn hóa tham gia giao thông, văn hóa giữ vệ sinh......thế nào ?
Xây dựng Đảng, chính quyền : thủ tục hành chính ? bằng cấp giả ? con ông cháu cha ?......
60 tuổi nghỉ hưu là quy định ở hầu hết các nước, ở đó, người cao tuổi có sự chuẩn bị tinh thần, thái độ đón nhận, sử dụng nó....rất khác nhau.
Tôi không có ý đổ trách nhiệm đâu, tôi chỉ thắc mắc: Năng lực của U60,70 đã bị bỏ phí ? hay là dùng không đúng lúc, không đúng thời đại, không đúng tình cảnh thực sự của đất nước ? hay "lực bất tòng tâm" ?
@Entytai : tổ quốc lâm nguy ,thất phu hữu trách .NGT thì vẫn là một bộ phận của đất nước. Nếu chúng ta phân định rạch ròi: NCT đã giữ nước, thế hệ trẻ phải dựng nước thì OK, không có gì phải bàn.
Nhưng thực tế, tuổi trẻ không được "tự do" thỏa chí như bạn nghĩ đâu. Bạn ngồi ghế giảng đường đại học chưa nhỉ ? Những sinh viên nhiệt huyết có được thẳng thắn trình bày quan điểm ? Rồi bây giờ, cơ chế chính sách cũng vẫn do lớp "kháng chiến" phụ trách. Cơ chế ấy tạo điều kiện cho lớp trẻ hay kìm hãm nó chắc chúng ta đều biết.
Đấy là chưa kể, một bộ phận không nhỏ những người "kháng chiến" đã tha hóa, biến chất khi họ làm kinh tế.
Công tội phân minh, không nên dùng công lao quá khứ để bào chữa cho sai lầm thực tại.
Không chỉ lãng phí kinh nghiệm của lớp trước đâu, mà còn rất lãnh phí tài năng, nhiệt huyết tuổi trẻ đấy.
Tôi nhắc lại, tôi không phê phán ai cả. Tôi chỉ tự hỏi: chúng ta có thể nghỉ ngơi chưa ? Sự nghiệp giữ và dựng nước đã kết thúc chưa ?
Nếu NCT còn sức, còn tài tại sao họ không tiếp tục ? Tôi chắc chắn việc chúng ta nói "họ đã cầm súng, hãy để họ nghỉ ngơi" (như ý bạn) sẽ chẳng làm cho mấy ai vui mừng đâu. Họ còn nhiệt huyết không vậy ?
Tôi không đồng tình với lối suy nghĩ "dĩ hòa vi quý" như bạn. Chỉ cắm đầu phấn đấu mà không biết ta đang vì cái gì, chịu tác động của ai,.....Cái đất nước này cần nhiều người trẻ như bạn, nhưng nếu chỉ làm một mình mà không nhìn ra cái vỏ vô hình bao bọc cả dân tộc thì là một sự phấn đấu quá lãng phí.
Bạn có thể xem qua câu hỏi của Lê Thị Cao Nguyên để hiểu rõ hơn mình đang ở đâu:
http://vn.answers.yahoo.com/question/index;_ylt=Ag...
@Nguyet P: phiến diện ? Sao bạn không đặt một câu hỏi: "kháng chiến giỏi mà làm kinh tế không giỏi, giữ nước giỏi mà dựng nước không giỏi ?"
Đừng suy nghĩ theo kiểu: "Tôi đã giữ thì anh phải dựng". Đã là cộng đồng thì ai cũng phải nỗ lực vì lợi ích chung. NCT là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Chiến tranh cũng vậy, hòa bình vẫn không có gì khác.
Bạn nghĩ gì khi lãnh đạo của bạn, một cựu chiến binh nói rằng: "các anh có được ngày hôm nay là nhờ thế hệ chúng tôi. Nhiệm vụ của thế hệ các anh phải phấn đấu"-TRONG KHI HỌ LẠI KÌM HÃM, BẤT CÔNG VỚI TÀI NĂNG CỦA BẠN ? HỌ MUỐN BẠN NHIỆT HUYẾT NHƯNG LÀ NHIỆT HUYẾT THEO CÁCH CỦA HỌ ?
Còn chưa kể bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ đi tu nghiệp thời chiến (để chuẩn bị cho xây dựng thời bình), bạn có lẽ đã quên đi bộ phận quan trọng này. Bạn tiếp xúc với họ đi, bạn sẽ hiểu.
Ai đang phiến diện ở đây ?
@3CC :nguyên khí quốc gia nằm trong vỏ bọc của NCT. Làm sao để hiện thực nguyên khí đó đây ? Nghe thế giới an ủi :"Việt Nam là một đất nước tiềm năng"_Bạn cảm nghĩ gì khi vài chục năm sau vẫn nghe đi nghe lại câu nói xã giao này ?
@Bình minh (cày bừa) và Entytai (việc ta ta làm) :Gửi các bạn câu hỏi của "tậmtịt":
@Hoxuki : tôi không những đã vào bếp mà còn tham gia nấu nướng nữa kìa. Rất may, bếp trưởng là một U70 hiếm hoi không đi theo lối mòn.
Chúng ta có bao nhiêu bếp trưởng như vậy ?
Cảm ơn bạn vì 2 hình ảnh: "chiếc xe đạp" và "cung cách giáo dục".
@zara :tôi nghĩ là cần thiết, không tuyệt đối nhưng cũng phải là đa số. Khi chúng ta còn kêu than thì còn phải tìm ra nguyên nhân gây đau. Đi tìm thuốc chữa ở đâu ? trên trời sao ?
Đừng nghĩ tôi đề cập đến NCT để bênh vực lớp trẻ, thanh niên cũng có những căn bệnh của thanh niên. Nhưng trong phạm vi một câu hỏi, tôi không thể trình bày hết.
Tôi nghĩ, lãnh đạo là đầu tầu, là bánh lái, lớp trẻ là động cơ. Động cơ mạnh làm gì nếu lái đi sai đường ?
Chúng ta chưa cần đi nhanh, chúng ta đang cần đi đúng hướng.
@NPD :hình như bạn đang tự mâu thuẫn khi thừa nhận :"lãnh đạo toàn người cao tuổi" và tự bạn lại ngán ngẩm với sự lãnh đạo ấy.
Bạn bảo thế nào là thực tế đây ? Thực tế rằng cơ chế ăn sâu từ hồi kháng chiến, bao cấp vẫn đang ngự trị tất cả.
Tôi không rõ bạn định nghĩa thế nào là "hiểu biết", nhưng tôi nghĩ, hiểu biết không phải là trốn chạy và chấp nhận một cách thụ động.
Thực tế chính là lớp trẻ đang bị kìm kẹp trong một vỏ bọc vô hình từ thế hệ trước. Và như bạn nói, hy vọng vào một lớp lãnh đạo mới ư ? Viển vông hay thực tế ?
Bạn đã cam chịu, tôi tôn trọng ý kiến của bạn.
Xin bạn nhớ cho rằng: phấn đấu bao gồm trong đó cả việc thoát ra vỏ bọc cơ chế.
NPD :con cái hư hỏng, người ta nhìn vào bố mẹ đầu tiên.
thanh_nam :Người ta ngủ quên, tôi muốn đánh thức, người ta cằn nhằn khó chịu. Tôi để họ yên cũng là một cách "dung hòa&thích nghi".
DangPhuong: bạn là doanh nhân, sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi muốn nhấn mạnh với bạn 2 điểm:
1-Nền kinh tế thụ động :nhập siêu quá nhiều, tự nghiên cứu công nghệ gần như không đáng kể .Người ta đi trước mình 50 năm, dùng chán rồi mới chuyển giao cho ta. Một nền kinh tế như vậy, nếu bị cô lập sẽ chết chắc, hoặc luôn ở thế bị chi phối, mất dần tự chủ.
2-Bạn thử về Việt Nam, ngồi quán nước, lắng nghe suy nghĩ của những người sắp về hưu: họ đón nhận nó khác rất xa so với sự tưởng tượng của bạn. Người thì chán nản, người lo vơ vét tích lũy, người thở phào vì xong nợ.....Tất nhiên, tôi biết ở đâu chẳng vậy, nước nào cũng có. Nhưng TỶ LỆ là điều tạo ra sự khác biệt.
Sổ hưu là sự ghi nhận, là cho phép nghỉ. Nhưng nếu có lương tri, tôi nghĩ cần tiếp tục cống hiến, vì Việt Nam còn quá nghèo.
14 Câu trả lời
- hoxukiLv 41 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Đất nước có rất nhiều người U//60-70-80 (số trí thức thực thụ chứ không hàm ý cựu chiến binh) tài giỏi về nhận thức nhưng thời của họ đã qua một cách lãng phí vì ...... khi họ còn sung sức thì chưa có đổi mới, chưa có cơ chế thị trường. Hầu hết họ bị ... "trói" tư tưởng (thế mới có cởi trói năm 1978-79 //NVL). Nếu xét về năng lực làm việc thì khoa học và thực tiễn cho thấy độ tuổi 30-40 là tôt nhất, có nhiều sáng tạo hơn cả (các giải Nobel). U-50 và 60 thì chỉ có kinh nghiệm dồi dào chứ không phải sức sáng tạo. Vậy mới cần nguyên lý bổ sung (sáng tạo +kinh nghiệm).
Ngoài 60 (U 70) thì sức làm việc bị hạn chế do sức khỏe không chịu đựng được cường độ làm việc, nhưng kinh nghiệm của họ có thể là có ích trong tư vấn cho lớp trẻ và công tác nghiên cứu mang tính hàn lâm.
Lớp trẻ của ta ất thông minh, sáng tạo và nhạy bén nhưng nền giáo dục của ta rất lạc hậu cùng với thói quen truyền thống trong tổ chức cán bộ không tin cậy lớp trẻ làm quản lý cho nên lớp trẻ và nhiều người trẻ tài năng lập nghiệp khó khăn. Vươn lên rất khó khăn và nhọc nhằn vì .... không có cơ hội (!?). Hầu hết lớp trẻ thiếu tính tự lực, tự tin vì nền giáo dục theo kiểu nho giáo "bảo thế phải thế". Nếu chúng ta giáo dục lớp trẻ theo kiểu khác "Hãy nghi ngờ lời thâỳ giảng! Có thể có cách khác tốt hơn cách của thà không? Hãy vào thư viện đọc và cùng tranh luận với thầy tại seminar tuần sau xem!..." Đằng này, lối đào tạo của ta là tầy đọc trò ghi - học thuộc - trả lời nguyên mầu - không nhớ thì "quay phim". Tốt lắm là vào phòng thí nghiệm làm thử theo kiểu "cưỡi ngự xem hoa". Quá trình học tập kết thúc như vậy. Vì thế học sinh-sinh viên là những nô lệ của những "cẩm nang" không mấy tin cậy. Như Ts Hồ Ngọc Đại nói, ở ta đại học không có mà chỉ có phổ thông cấp 4 mà thôi.
Chính vì lẽ giáo dục như vậy mà thanh niên chúng ta khi ra trường cứ ngu ngơ như gà công nghiệp do chưa đưqợc va chạm, cọ xát trong tranh luận, tjhiếu niềm tin vào bản thân mình và lại mất 3-5 năm tuổi đời mới nắm được việc phải làm (vì phải học thêm!!!). Điều đó cản trở họ nhanh chóng trở thành tài ... vào độ tuổi 25-35.
Lỗi ở ai? Theo tôi thì lỗi ở tính bảo thủ của những người hoạch định chính sách không chịu cái cách thượng tầng cho phù hợp với thực tiến đang đổi thay một cách chóng mặt. Van an toàn trong ý thức hệ phong kiến không cho phép họ lắp động cơ cho cái xe đạp cũ. Họ tiếc vì đã gắn bó với nó trong nhiều năm tháng đường rừng. Nay ra xa lộ trông thấy người ta đi ô tô thì thích nhưng sợ ... Thôi thì cứ lau dầu cái xe đạp để đi cho an toàn!
Bạn đừng nghĩ là cứ U60 / U70 thì mới có công trình để đời và đồ sộ. Bạn chưa vào bếp núc của những con người này thì bạn có thể sai lầm và võ đoán. Những người loại U này chủ yế là họ lãnh đạo tập thể nghiên cứu chứ không phải một mình họ làm ra. Trong những công trình để đời của họ thì 70-80% là công sức của lớp trẻ mà họ là người lãnh đạo. Vì là đứng đầu tập thể nghiên cứu cho nên tên tuổi của họ là hàng đầu, còn lớp trẻ tuy đóng góp vào đó rất nhiều nhưng dù sao cũng là học trò mà thôi. Đó là luật không thành văn nên người ngoài cuộc không biết. Vậy nên Bạn hãy tự tin và tin vào lớp trẻ - sức sáng tạo cũng như khả năng làm việc không mệt mỏi mỗi khi được khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần! nguyên tắc nayc cũng rất có lợi trong giáo dục con cái của bạn. Lớp trẻ (kể cả trẻ chưa đến trường) cần động viên và khuyến khích thì họ sẽ trở nên thông minh ngoài sức tưởng tượng. Tôi áp dụng với trẻ và thấy có hiệu quả trong việc học của họ chứ không nói phét đâu nhé!
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
theo mình biết các cụ mà chưa có điều kiện thì củng phải lo lam đê ăn cụ nhà mỉnh dến 60 rồi mà vẩn phả vác cày và bừa mang trâu ra ruộng để làm cho kịp mùa lúa xả hội thấy con trâu đi trước cụ già 60 theo sau hoan hô cụ nay giỏi quá
- 1 thập kỷ trước
Bạn thân mến!
Đáng buồn phải trả lời rằng bạn chưa có cách nghĩ thực tế,và còn quá it hiểu biết .
- cho rằng 1 số nhà khoa học ở tuổi 60 có nhiều khả năng nhiên cứu, cống hiến hơn so với bọn trẻ xong số này nằm dưới 1%. hơn nữa trong các cương vị quan trọng vị trí lãnh đạo nhà nước thì hầu hết vẫn do người cao tuổi làm đó thôi, .
thực tế đau đớn là có khi do Ê kíp nên 1 vài nhân tài bị về hưu để không làm ảnh hưởng tới ê kíp nọ, đây cũng là điều đáng buồn xảy ra ở mỹ hay nhiều nước #, ở Việt nam ngay cả nhân tài ở tuổi trẻ cũng itr được trổ tài đừng nói đến người già, ở tuổi 60 tôi cũng muốn nghỉ ngơi chứ đừng nói ai.
nhưng tôi đã làm khoa học và lao động với tốc độ cao ngay ở tuổi 20-25 , nhờ đó cũng đạt được hiểu biết tộ đỉnh ngay tuổi 30- 35 như vậy không thể làm việc theo tốc độ đó tới 70 hay 80 được, .
lực lượng then chốt của XH là lực lượng trẻ,
hãy đừng bao giờ quên hãy phấn đấu khi vẫn còn trẻ , như vậy mới tránh được cảnh đọc diễn văn do người khác viết, v�� quan chức chả biết gì hết, hay là 10 bài diễn văn giống nhau hết như 1 số quan gia bất tài ở Việt nam hiện tại, làm cho người nghe vừa cười vừa khóc, mà chẳng biết làm sao,.
- tiếc rằng các quan có Ê kíp mạnh nên chẳng ai làm gì được, lại tới kỳ bầu cử sau , lại nuôi hy vọng có ngay ông quan có thực tài nên thay thế, mà thực tế thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
- hỡi lớp trẻ VN hãy học hành cố gắng lên chút nữa nếu không quốc tế người ta cười vỡ mũi đó.
NPD
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
* NCT hiện nghĩ và đang sống với quan niệm: "Sống vui, sống khỏe, sống có ích", những người này có rất nhiều trên khắp mọi miền đất nước.
- Tuổi trẻ của chúng ta hiện tại nhiều tài năng cùng với bầu nhiệt huyết là một phần đông trong số thanh niên,
Mọi thành phần trong xã hội hiện nay đều khao khát "mở cửa" một môi trường để góp phần cống hiến cho đất nước,
Tùy theo sức của mình, tất cả đều mong chờ có được một ngày:
Rồng mây khi gặp hội ưa duyên,
Đem quách cả sở tồn làm sở dụng
Trong lang miếu ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy gạt mũi can tương . . .
* Xã hội ta đang đối mặt với:
- Tham nhũng
- Lạm phát
- Và những điều kiện, những qui luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường,
. . .
Đời sống người dân sẽ cơ cực, lầm than hơn trong quãng thời gian dài sắp tới !
* Xã hội nghĩ gì ?
Một suy nghĩ mọi người đều có trong tâm tư, thường lại không nói ra và xã hội ta hiện đang "vấp" phải hiện tượng đã có từ bao đời nay:
"Cá ăn kiến - Kiến ăn cá"
Thời cơ này nên chăng đề ra nhiều biện pháp, tìm giải pháp để có được:
"Môi trường cộng sinh giữa CÁ và KIẾN" !
. . .
Bạn có nghĩ đây là việc cần làm ngay ?
Trả lời câu hỏi theo ý riêng mình,
Chào bạn !
------------------
& Chào bạn: Định dứt áo ra đi ư ?
Dung hòa & Thích nghi của bạn đâu rồi !
Mình tôn trọng ý của bạn,
Chúc vui vẻ !
Thân !
- 1 thập kỷ trước
Thôi thì nói đi cũng phải nói lại. Cha ông mình đã một đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để nuôi lớn khôn những đứa con, đứa cháu như chúng ta hiện đây. Để rồi giờ đây chúng ta lại quay lưng lại so sánh giữa người già nước này, người già nước nọ. Thời của cha ông là thời giữ gìn đất nước, sự yên bình để chúng ta được ngủ say và khôn lớn. Họ bị bóc lột của Đế Quốc, thực dân, phong kiến. Bị lợi dụng lòng tin của người nhà thủ đoạn. Đến cuối đời thì chẳng có được gì cho bản thân mình, niềm vui là nhìn thấy con cháu lớn lên, hiểu biết để rồi ngồi đây chê bai họ như câu hỏi này. Chắc là họ buồn lắm. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Chúng ta đừng nhìn về quá khứ, dĩ vãng nữa. Đừng mãi trách tiền bối đã không làm gì. Hãy tự đặt câu hỏi cho thế hệ trẻ chúng ta đã đóng góp được gì để Việt Nam có thể tự hào trên đấu trường Quốc tế. Nếu đã biết như vậy thì chúng ta hãy làm 1 cuộc thay đổi từ hôm nay, để 40 năm sau chúng ta sẽ có những công trình để đời chứ ko phải "cầm sổ hưu" như hiện tại. Hãy tận dụng hết tuổi trẻ cho đất nước, làm mọi việc để đem về sự tự hào cho con dân người Việt. Dù gì đi nữa thì thế hệ sau luôn biết ơn thế hệ trước, vì không có họ chắc chắn sẽ không có chúng ta. Điều quan trọng là hãy làm nhiều hơn nói. Làm để TG thấy chúng ta nói được, làm được...Chúc moị người sức khỏe, vui vẻ.
- H_HLv 41 thập kỷ trước
Chính sách cho nghỉ hưu ở tuổi 60 là hợp lý. Sau khi nghi hưu họ có thể tiếp tục ký hợp đồng để làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư.
Hầu hết mọi người khi 60 tuổi đều giảm sút khả năng lao động mặc dù họ có thêm rất nhiều kinh nghiệm. Ở độ tuổi này thông thường họ có địa vị rất cao do quá trình cống hiến lâu dài của họ. Những người ở địa vị cao có thể không làm gì nhiều vẫn có thành tích (do những người cấp dưới thực hiện).
Khổng Tử nói: Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Ở độ tuổi này chỉ nên làm việc ở những vị trí có tính chất danh dự hoặc làm cố vấn, không nên làm việc quá nhiều bởi vì họ gần đến tuổi "cổ la hy" dễ trở thành lực lượng bảo thủ cản trở sự tiến bộ xã hội.
Xã hội nên tìm những vị trí thích hợp cho những người ở độ tuổi 60 để tân dụng lực lượng lao động dồi dào này.
- 1 thập kỷ trước
Tuổi trẻ có sức khỏe và nhiệt huyết. Người già thì cẩn thận và có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm không nhất thiết phải từng trải. Tuổi trẻ vẫn có thể học hỏi kinh nghiệm qua sách vở. Nhưng sức khỏe và lòng nhiệt huyết thì người cao tuổi không thể níu kéo được. Vì vậy so ra thì thành phần người trẻ quan trọng hơn trong bất cứ sinh hoạt nào. Hiện nay, xã hội nào cũng vậy..người ta đang có khuynh hường trẻ trung hóa guồng máy chính quyền. Chỉ có điều tới tuổi nào thì mới gọi là già? Theo tôi nghĩ thì hầu hết trên thế giới hiện nay tuổi 60 vẫn được coi là thuộc thành phần trẻ. Thí dụ như Trung Hoa và Mỹ..Ngay trong nước..thủ tướng NTD cũng được đánh giá là thuộc thành phần trẻ mặc dù tuổi đã hơn 60.
Tôi rất đồng ý với bạn..tuổi 50 hay 60 là hạng tuổi còn đóng góp nhiều cho xã hội. Trước kia khi tuổi thọ của người VN còn tương đối thấp thì 60 là tuổi nghỉ hưu. Nhưng hiện nay khi tuổi thọ đã khá cao thì tuổi hưu ở VN cũng nên nâng cao thêm. Ở Mỹ những người sinh sau năm 1960 tuổi hưu sẽ khoảng 70..Tuy nhiên theo tôi hiểu thì ở VN hiện nay, đa số những người trên 60 tuổi vẫn còn sinh hoạt và làm việc một cách sôi nổi. Họ lãnh lương hưu nhưng đồng thời cũng làm thêm chút việc nào đó tùy theo khả năng của họ. ..
- 1 thập kỷ trước
Cho tớ trả lời lạc đề một phát nhé, thằng kỹ sư người Nhật đứng trên mái của nhà ga mới Tân Sơn Nhất chỉ tay về Sài Gòn phán :"thành phố của mày còn phải xây dựng nhiều, tụi bây chưa làm được cái gì hết", thằng Mỹ balô mặt búng ra sữa ngồi vỉa hè uống bia SG: "xứ của mày nhìn đâu cũng thấy cơ hội". Thằng bạn bỏ dở chương trình tu nghiệp, dấn bước thương trường, mặt sạm môi thâm.
Đúng, sai? ai dựng, ai giữ, ai đủ, ai chưa đủ? có cần thiết không?
.....
chạy nhanh cũng là một cách giúp cho con tàu cũ trật ray. .
.....
"Chạy" đi bạn ơi! ngoài kia đang cần những người trẻ và nhiệt huyết như bạn đấy,
Nói chuyện với bạn thú vị thật, chúc bạn thượng lộ bình an!
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Theo em thì thế là đủ rùi, hoàn cảnh mà. Người cao tuổi em nghĩ là họ chẳng nghĩ làm gì nữa đâu, già nhưng chưa chắc nhai xương gà rau ráu, khoẻ thế thì xh này chít vì phải nuôi người cao tuổi cùng bọn thất nghiệp.
Còn xã hội vn em nghĩ là cũng không nghĩ gì nốt, nếu có thì chúng ta đang bàn đây, và suy nghĩ mọi người ở đây đều có cái đúng, là như thế này thế kia...
Vấn đề:" Người cao tuổi nghĩ gì và xã hội Việt Nam nghĩ gì ?" phải chờ trên yahoo hỏi đáp.
- 1 thập kỷ trước
Bạn thân mến ! theo như tôi thấy bạn đã có cái nhìn khá phiến diện . Khi có được một kết quả của bất cứ một cái gì ,thì cái đó phải có được một nền tảng một gốc gác trước đó ( như một cái cây kết trái vậy ) . Các nước phát triển họ đã có cả một quá trình tiến bộ về mọi mặt trước Việt Nam , khi mà thời gian Việt Nam bị chiến tranh tàn phá kéo dài ,cả nước phải đứng lên đấu tranh giành độc lập .Trong thời gian đó có quá ít số người được đào tạo học hành thành đạt sau này . Tôi chỉ cần nói như thế chắc bạn sẽ hiểu tại sao ở Việt Nam HIỆN TẠI diễn ra như thế . Chào thân !
Bổ sung sau : đúng là có thể tôi đã nhìn theo một mặt rất tích cực - đó là sự đi lên đổi mới rất nhanh ở Việt Nam khi đứng theo góc độ từ xa để quan sát ( cũng có thể sẽ là phiến diện chăng ! ? ) . Tôi đã không nhìn theo góc độ " ở trong chăn mới biết chăn có giận " - thật sự tôi đã không đi quá sâu vào chi tiết bạn ạ .
Theo như bạn tranh luận ở trên ,thì những tầng lớp lãnh đạo toàn người cao tuổi ,một số cán bộ lão thành về hưu ,những người cầm sổ hưu ,vui cùng con cháu .Phải chăng thế đã" đủ " - cùng với câu họ đã bảo thủ làm rào cản , cản bước đường tiến thân của con cháu ,của đất nước .Có cái gì đó như trái ngược giữa hai câu này !!! ( một đằng hỏi tại sao lại an phận ,còn một đằng nói vẫn đang cật lực làm rào cản ). .. Còn như tôi thấy thời gian gần đây Việt Nam thật sự đã trẻ hóa cán bộ . Những thanh niên trước đây sau khi đã học song đại học ,cao học , thạc sỹ ,rồi tiến sỹ họ đã nắm giữ những vị trí chức vụ rất cao khi họ ở trong độ tuổi 30 ,40, 50 tùy theo bằng cấp kiến thức mà họ đã phấn đấu ( họ thật sự quá trẻ so với chức vụ trọng trách họ đang làm ).Tôi thật sự có suy nghĩ rằng lớp trẻ thanh niên luôn tràn đầy nhiệt huyết năng động sáng tạo ,nhưng họ cũng rất dễ bồng bột để có thể dẫn đến sai lầm khi mà họ chưa đủ kinh nghiệm sống ,chưa đủ chín chắn . Họ thật sự rất cần sự chỉ dẫn của thế hệ trước ,dù thế nào người cao tuổi cũng vẫn có sự nhìn xa trông rộng hơn .Tôi vẫn nhớ một câu nói " giầu trước tuổi chưa phải là giầu " ( trước tuổi ở đây nói đến là trước 30 tuổi ). Bạn hãy so sánh đội ngũ cán bộ ở Việt Nam với các nước khác xem , về độ tuổi không có sự khác biệt đâu bạn. Còn khi nói về êkíp lãnh đạo thì không riêng gì VN , hầu như tất cả các nước bộ máy lãnh đạo đều chung một êkíp , như thế họ mới có được một tiếng nói chung - đó là điều tất yếu ( nếu ngược lại rất dễ xẩy ra sung đột ,nội chiến ) . Có những nước có chế độ đa đảng ,sau khi đảng khác mới trúng cử ,họ sẽ thay lại toàn bộ bộ máy chính quyền bằng đa số người của đảng họ. Nói tóm lại đất nước nào , xã hội nào cũng có những vấn đề nổi cộm không thể một sớm ,một chiều có thể đưa ra được lời giải và thực hiện theo được những đường lối đó hoàn toàn ( không có gì bất biến cả ,nhất lại là cả một xã hội nữa -nó luôn luôn biến đổi từng ngày ) . Hình như tôi đã mải tranh luận nên đã đi hơi xa chủ đề của bạn mất rồi .Thôi chào bạn nhé !