Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Hành vi ứng xử của giới trẻ ở nơi công cộng. Giải pháp nào để khắc phục vấn đề đó?

5 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Các hành vi ứng xử của giới trẻ và nhiều người lớn khác nữa ở nơi công cộng như: đánh nhau, gây gổ hành xử côn đồ, gây mất trật tự công cộng, đua xe, đi xe đánh võng, nói năng hỗn láo, nhổ bậy, hút thuốc lá ở khu vực cấm... và còn nhiều nữa. Hơn nữa, theo đà phát triển nhanh của xã hội thì sẽ còn xuất hiện nhiều hành vi mới khác. Tôi sẽ không đi vào phân tích hay nêu giải pháp riêng mà sẽ trao đổi khía cạnh chung mang tính vĩ mô thì hợp lý hơn.

    Nhà nước ta đã chuyển sang hình thái một Nhà nước Pháp quyền. Đó cũng là xu thế của đa số các nước trên thế giới ngày nay. Do đó, việc giữ gìn văn minh nơi công cộng nói riêng và duy trật tự xã hội nói chung cũng phải căn cứ vào đó mà thực hiện. Không chú ý đến tính chất và đặc điểm của một xã hội mới thì sẽ không đưa ra được các biện pháp khả thi.

    Xét theo lịch sử cai trị của các quốc gia trên thế giới, thì từ một giai đoạn duy trì trật từ xã hội bằng nhân nghĩa, bằng giáo dục và sự tự giác của con người là chính chuyển sang chế độ Pháp trị lấy luật lệ quy định làm nền tảng, là cả một sự thay đổi lớn lao. Cần sửa đổi phương thức quản lý xã hội và nhận thức, thói quen mỗi thành viên của xã hội cho phù hợp. Rõ ràng cần tiến hành song song hai mặt:

    - Thứ nhất, Nhà nước cần ban bố một hệ thống đầy đủ các quy định phạm luật. Các quy định này cần phải khả thi, phải chi tiết, sâu sát và phải được thực thi nghiêm chỉnh, công bằng.

    Lấy ví dụ lịch sử: Thời Nhà Tần (Trung Quốc), nếu Tần Thủy Hoàng không có hệ thống Pháp luật chặt chẽ (tuy rằng có hà khắc) và được thực hiện nghiêm minh thì làm sao vận hành nổi một quốc gia rộng lớn như thế vừa mới thống nhất từ rất nhiều chế độ cai trị rất khác nhau và đang rất hỗn loạn và suy yếu về mọi mặt?

    - Thứ hai, Nhà nước phải nhanh chóng, phổ biến tuyên truyền đến từng người dân, để họ ghi nhớ và hiểu rõ các quy định của pháp luật để thực hiện. Các quy định của pháp luật phải được áp dụng không miễn trừ đối với tất cả mọi thành viên của xã hội. Pháp luật với một quốc gia phải được đặt lên trên hết và mọi thành viên sống trong quốc gia đó đều có nghĩa vụ chấp hành.

    Xét cụ thể vào điều kiện nước ta, cả hai mặt trên còn đang rất yếu. Về phía Nhà nước, việc ban hành hệ thống Pháp luật còn chậm. Trong thời gian qua đã có cải thiện phần nào về tốc độ ban hành các văn bản pháp luật, tuy nhiên, do "sản xuất" đại trà trong một thời gian rất ngắn, nên các quy định pháp luật của Việt Nam có yếu điểm chung là quá sơ sài, không chi tiết để có thể vận dụng đúng vào nhiều trường hợp riêng rẽ. Các quy định có nhiều kẽ hở. Nhiều quy định chồng chéo nhau. Mặt tuyên truyền phổ biến đến người dân còn không đồng đều, nơi làm kỹ, nơi làm sơ sài. Điểm đặc biệt là pháp luật chưa được thực thi nghiêm minh và công bằng với mọi người dân trong xã hội.

    Về phía người dân, đại đa số là thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa có nhận thức đúng và ý thức tuân thủ quy định pháp luật, nhất là về trật tự nơi công cộng. Giới trẻ cũng thế mà cả người lớn cũng thế. Rất nhiều thanh niên trẻ từ nông thôn đổ xô ra các đô thị để tìm việc làm, nhưng vẫn còn nhận thức rất cảm tính như kiểu: đường ta, ta cứ thích là ta đi. Việc ta ta cứ thích thế nào thì ta làm thế ấy. Tác phong nông dân này, nói thực là ngấm vào máu cả xã hội. Ngay trên Y!H&Đ này còn vô khối bạn tranh luận gay gắt về những quy đinh trật tự nơi công cộng. Ví dụ như quy định đội mũ bảo hiểm hay nhiều quy định xử phạt trong giao thông khác nữa(!), những việc mà xã hội phương tây, là điều hiển nhiên, không cần tranh cãi.

    Đó là nói chung, nói riêng về các vi phạm trật tự và lối hành xử bừa bãi tại nơi công cộng của giới trẻ. Trước hết chúng ta chưa có các quy định hoàn chỉnh và chặt chẽ để ngăn ngừa và xử lý các hành vi đó. Nhiều quy định manh tính hình thức không nghiêm minh và không có tác dụng. Ví dụ các quy định xử phạt hành chính hiện hành quá nhẹ, nên không có tác dụng răn đe người vi phạm, chưa kể người thực thi các quy định này có nơi có lúc còn nương nhẹ hay ăn hối lộ. Do xã hội phát triển rất nhanh, nơi công công rất đông đúc khó theo dõi và quản lý, nên cần có các trang bị hiện đại và mạnh để trợ giúp cho những người duy trì trật tự. Cần trang bị các camera theo dõi, nối mạng với các chế tài xử lý tương ứng. Cần trang bị phương tiện thông tin liên lạc, xe cơ giới hiện đại và đầy đủ.

    Cho đến nay người ta vẫn chỉ hô hào tự giác, trách nhiệm và sự tham gia giám sát, theo dõi quản lý của xã hội đối với trật tự công cộng. Như vậy vẫn có một sự lẫn lộn hoặc cố tình không nhìn nhận thấy rằng, trong một Nhà nước pháp quyền vai trò chuyên nghiệp hóa trong quản lý trật tự xã hội phải được đặt lên hàng đầu và chủ yếu. Đó là việc trước hết của Nhà Nước, của chính quyền. Họ phải là người chịu toàn bộ trách nhiệm đối với trật tự xã hội, là theo dõi, thực thi các quy định pháp luật và xử lý nhanh chóng, nghiêm minh chúng. Trách nhiệm của công dân là hiểu rõ và tuân thủ nghiêm minh. Việc công dân tham gia trong việc duy trì trật tự xã hội không thể thực hiện theo kiểu tận dụng, động viên, kêu gọi như đang làm mà cần phải thực hiện trong các hình thức quy củ được pháp luật quy định chặt chẽ.

    Để kết luận, xin đề cập đến một vấn đề ai cũng nói, ai cũng biết, nhưng luôn luôn là vấn đề nổi cộm, đó là: người ta không sợ bị pháp luật trói buộc mà chỉ sợ pháp luật không công bằng và không được thực thi công bằng.

    Thân mến!

  • Ẩn danh
    7 năm trước

    câu hỏi của bạn được Y! đánh giá cao, bạn nên tham khảo tại đây: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...

    (Các) Nguồn: câu hỏi của bạn được Y! đánh giá cao, bạn nên tham khảo tại đây: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...
  • 1 thập kỷ trước

    Hành vi - nơi công cộng, mọi thứ đều bắt nguồn từ "ý thức". Tại sao người Nhật tự giác bỏ rác vào thùng rác, phân loại rác y tế, công nghiệp, phân hủy? Tại sao chính phủ Singapore lại áp dụng luật xả rác nặng như vậy? Tại sao người Trung Quốc luôn tự hào khi nhắc về Vương Triều của họ, mặc dù nhiều chinh chiến, lộn xộn. Đó là vì họ ý thức được mỗi 1 hành động tuy nhỏ của mình nhưng lại là đóng góp lớn cho đất nước. Nhà trường, nền giáo dục đã giáo dục các học sinh, sinh viên ứng xử nơi công cộng như thế nào? HTV đã có chương trình "chung ta vì cộng đồng" cũng là giáo dục ý thức người dân.

    Giải pháp:

    Đẩy mạnh phong trào giáo dục ý thức, văn hóa, ứng xử nơi công cộng. Banner tuyên truyền sống lành mạnh, sống khỏe

    Tuyên dương những hành động tốt đẹp nơi công cộng để đề cao cái đẹp.

    Hãy cho người dân hiểu được 1 hành động của họ dù tốt dù xấu cũng ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng.

    Tóm lại: ý thức tốt dẫn đến hành động tốt => viết bài tốt...cống hiến cho XH.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Giải pháp tốt nhất chính là giáo dục giới trẻ nơi gia đình và học đường.

  • J.Na
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Mình có một cách theo mình là tuyệt mà ai cũng cho là điên nè..Nghe thử chơi hen..

    Mình sẽ dùng cách theo "dõi chéo" nghĩa là...(^_^)..khi bạn làm gì đó ko hay noi công cộng..thì bạn sẽ bị phạt 1món tiền kha khá..người bên cạnh sẽ được số tiền ý khi tố giác bạn....

    "Kẻ thù" quanh ta..bố thèn nào ko thận trọng...lâu dài sẽ xin ý thức thui..

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.