Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

chàobạn đã hỏi trong Tin tức & Sự kiệnTruyền thông & Báo chí · 1 thập kỷ trước

Bài nhận xét về "người Sài Gòn" xưa và nay. Thiếu và thừa gì không ?

12 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Đây chưa phải tính cách người Sài gòn. Nó là đại diện cho tính cách của Sài gòn-Lục tỉnh. Có lẽ bề dày lịch sử của Sài gòn (300 năm) chưa đủ làm nên một tính cách Người Sài gòn.

  • 1 thập kỷ trước

    Đọc qua một lượt mình thấy có những điều không đúng lắm, hoặc nêu nhiều quá riết mình thấy cái gì cũng ôm hết vô, không còn thấy được cái nét nổi bật của người sài Gòn....

    Người Sài Gòn theo mình giản dị, thân tình, xả láng, nhậu tới bến, ít xoi mói chuyện riêng tư người khác...

    Nhưng nếu so sánh với người Hà Nội thì người Hà Nội chú trọng bề ngoài hơn, lịch lãm hơn, liều lĩnh hơn...

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Bài nhận xét về "người Sài Gòn" xưa và nay chưa đúc kết ra được một "thương hiệu" nào cho người Sài gòn.

    Hà nội thì có thương hiệu: Người Hà nội thanh lịch (không biết còn không?).

    Mình mong rằng, qua thời gian, người Sài gòn cũng có một thương hiệu nào đó, khi nói lên là nó đã toát lên tính cách người Sài gòn. Như bây giờ nói anh Hai Sài gòn thì nghe nó chung chung quá, chưa ấn tượng gì. Mà còn chị Hai nữa thì sao?

  • 1 thập kỷ trước

    Nhận xét về người gòn xưa và nay....nói chung người SG tốt.

    Nhưng tui không hiểu bạn phieulangtu007 suy nghĩ gì khi lại copy bài viết của Bùi Tín lên câu hỏi này.Câu điểm hay không hiểu ý nghĩa của từng câu hỏi, copy rất nhiều lần bài báo này trong các câu hỏi.

    bạn phieulangtu007, coppy một bài báo, một nội dung mà đưa lên trong 7 câu hỏi, vào câu hỏi cứ đập vào mắt một bài báo dài lê thê,lại còn copy liên tục, nhàm quá.

    Chắc yhd sắp hết hứng thú khi gặp các trường hợp kiểu này.

  • 1 thập kỷ trước

    Một bài viết rất hay, cô đọng và súc tích, đủ nói lên tính cách đặc trưng của người Sài gòn. Nhưng cái gì đã tạo nên tính cách đó khi lịch sử đã chứng minh người Sài gòn cũng là người Đàng Ngoài vào Nam để mở mang bờ cõi, kết hợp với người Hoa, người bản xứ (Khmer, Xiêm..) mà thành? Có phải do:

    - Đất đai, sản vật trù phú do thiên nhiên ban tặng nên hào phóng, vô lo

    - Ít bị thiên tai nên tâm lý không tích trữ, để dành

    - Trải qua một thời kỳ kinh tế tư bản nên linh hoạt, năng động trong kinh doanh

    ...

    Các bạn xem và cho biết thêm.

  • 1 thập kỷ trước

    ''Người Sài gòn xưa'', vốn rất , thông minh, thật thà nhưng không mất nét quí phái, sang trọng,kiểu cách, lịch lãm, đàn ông thì rất galang,dí dỏm,thiếu nữ thì rất đoan trang, thùy mỵ, ra đường hầu như chỉ mặc áo dài, nét đẹp của nguòi con gái sái gòn bấy giờ thật đằm thắm, dễ thương, chả thế mà đã có rất nhiều tướng lĩnh ngày ấy cứ chết mê, chết mệt các nữ sinh Gia long trong bộ áo dài tím. Người Sài gòn xưa họ đối đãi với nhau rất tử tế, chân tình, những bữa cơm gia đình không bao giờ thiếu mặt các thành viên.Họ lấy chữ nhân,chữ trí , chữ nghĩa, chũ lễ làm đầu, tôn sư trọng đạo,kính cẩn lễ phép. Được vậy có lẽ họ không hề bị chữ tiền chi phối, không canh cánh bên lòng 4 chữ cơm áo, gạo, tiền bởi vì 1 người đi làm nuôi cả gia đinh,họ cũng chẳng mang 2 tiếng lợi danh, thế nên đa phần họ cũng chẳng màng đến thế sự,chẳng nghĩ đến thân phận mất nước,nhưng họ cũng rất chịu chơi, cũng rất lả lướt nhưng cũng rất chịu làm.

    Người Sài gòn nay, đã pha tạp rất nhiều, chính cống sài gòn xưa hay nói 1 cách chính xác là người giàu gốc sài gòn xưa đã bỏ đi khá nhiều , dân giầu chính cống SG xưa ở lại VN không còn bao nhiêu.Đất nước không còn chia cách, cuộc sống khó khăn dân tứ sứ đổ về SG rất nhiều, khiến SG bây giờ chật chội, ồn ào,bon chen,vì miếng cơm, sự sông, sen lẫn sự bát nháo của đủ mọi thành phần, khiến SG xưa không còn xưa nữa, Dân miền Bắc thừa thắng xông lên, bây giờ thì ngược lại họ rất giầu trên đất Sài gòn, sự khả ái, dễ thương, kín cổng cao tường nhường chỗ cho sự bộc tuệch, tụ nhiên thoải mái lắm lúc gây khó chịu. Người VN. dần bị lai căng, văn hóa nước ngoài du nhập vào nhiều quá theo cái gọi là hội nhập nhưng không có sự gạn lọc và không có điểm dừng.Trở về nguồn cội với cái kiểu phong trào thông tin văn hóa đã không có 1 tác dụng nào làm cho người VN. từ bỏ cái đẹp lai ấy để trở về với cái đep của chính gốc Việt Nam

    Có ai còn nhớ câu '' ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn trong'' .

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    chào bạn, tôi thấy người sài gòn sống thật thoáng và biết cách sống, thật hay nếu tôi được ở sài gòn!! làm ăn cũng dễ mà chơi bời thì thoải mái

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Đọc ở đây: bài của Bảo Ninh. (Bộ Đội trong rừng ra)

    Mà làm gì còn người SG đâu bạn, hiếm lắm lắm? Còn dân tpHCM xuống cấp thê thãm mà thôi. (bị Hà Lội hoá về nếp sống hết rồi)

    (Báo SGTT)

    Lần đầu tiên, gặp người Sài Gòn

    Những người Sài Gòn đích thực Sài Gòn tôi được thấy lần đầu tiên là vào đêm ngày 29 tháng 4 năm 1975.

    Ngày 29 ấy sư đoàn 10 tiến công liên tục từ sáng sớm, dứt điểm quận lỵ Củ Chi, cầu Bông, thành Quan Năm, trại Quang Trung, Bà Quẹo, dệt Vinatexco. Đến 21 giờ hơn, đột kích tới Bảy Hiền thì đại đội 7 mũi nhọn của trung đoàn 24 được lệnh dừng, tạm giãn khỏi ngã tư, tổ chức phòng ngự chống phản kích. Chỉ trung đội 1 và 3 giữ mặt phố, còn trung đội 2 thì rải thành từng tốp nhỏ tổ ba người chốt các hẻm ngang mạn Tân Sơn Hoà đề phòng quân dù từ sân bay nống ra.

    “HÆ¡n ná»­a tháng tạm trú ở Sài Gòn, mà kỳ lạ, tôi chÆ°a trông thấy một chiếc xe máy nào chứ đừng nói xe hÆ¡i vượt đèn đỏ tại các ngã tÆ° ngã năm” Bảo Ninh ghi nhận. Ảnh chụp thời điểm tác giả vào Sài Gòn, chÆ°a áp dụng lệnh đội nón bảo hiểm. Ảnh: Trần Việt Đức

    Một sự chừng mực

    Những giờ đồng hồ của đêm 29 rạng ngày 30 chắc chắn là khoảng thời gian không thể phai mờ trong tâm trí người Sài Gòn. Có điều, như tôi thấy, thì những xúc cảm và rúng động trong lòng người dân đã không thể hiện ra theo như cái cách mà trước đó và cả về sau này nữa văn chương nghệ thuật vẫn mường tượng. Hoặc là tôi nhầm chăng, nhưng quả là tôi thấy sao mà dân tình bình thản đến thế. Nói là bình thản cũng chưa thật đúng, dửng dưng ơ hờ bàng quan vô sự cũng chẳng phải. Một thái độ chung rất khó diễn đạt bằng lời, chỉ có thể nói là hết sức tương phản với toàn bộ biến cố lớn lao đang đến với vận mệnh thành phố và với từng số phận con người. Đặc biệt là tương phản với hoàn cảnh dữ dội ngay lúc đó dọc hai bên con đường của đạo quân xung kích đang tiến tới đụng đầu sống mái với đạo quân cố thủ đã cùng đường.

    Dọc một dải Bà Quẹo – Bảy Hiền chìm trong bóng tối nhập nhoà ánh lá»­a cháy nhà, nhÆ°ng các khu phố đằng sau nhà thÆ°Æ¡ng Vì Dân và rộng ra là toàn bộ thành phố vÄ© đại thì vẫn nhÆ° thể muốn bất chấp tất cả, vẫn cứ rá»±c sáng lên ánh đèn điện.

    Khu vá»±c Bảy Hiền – Tân SÆ¡n Hoà bị mất điện, song từ mọi ô cá»­a đều thấy hắt ra ánh đèn dầu. Đây là vùng của dân lao động nên có lẽ chẳng nhà nào chạy di tản. Tôi thấy nhiều chỗ còn thắp đèn măng sông, đấy là các tiệm hủ tiếu, thịt cầy, phở, cà phê... Chắc là không thể được nhÆ° mọi ngày nhÆ°ng vẫn là quá sức đông vui đối với một vùng dân cÆ° lọt giữa hai làn đạn. Đạn cối 106 và 81 ly từ sân bay nã ra đường Lê Văn Duyệt, đạn cối 82 từ đường Lê Văn Duyệt câu vào sân bay, đường đạn đối đáp qua lại sát sàn sạt các mái nhà, hú lên rùng rợn. Dân tình mặc kệ. Người ta vẫn nhậu, vẫn tụ hội ở tiệm đầu hẻm nhâm nhi ly cà phê và tán dóc, các bà vẫn xách ghế ra đầu hè hóng gió và buôn chuyện. Người ta vẫn đi lại rình rang trong các hẻm. Honda vẫn phóng tạt đi, bật pha sáng quắc. Sá»± xuất hiện của chúng tôi, những toán quân ba người một, trang bị khác lạ, thái độ lầm lì, dáng vẻ mệt nhọc, nhem nhuốc, ám khói, nhầu nhÄ©, AK lăm lăm cảnh giác cÅ©ng không gây ra những xao xác hoảng sợ, người ta chỉ dè dặt ngó chừng chúng tôi đi ngang qua.

    Không hề có sự chống đối, không có biểu hiện của thái độ hằn thù oán hận, nhưng cũng thật khó mà bảo rằng đây là một bầu không khí hân hoan tưng bừng nhiệt liệt chào mời đón rước. Tôi nghĩ cùng lắm thì thái độ chung của dân tình khu phố này với chúng tôi là thiện cảm. Thiện cảm kín đáo và trọng thị vừa đủ. Có thể là ngày hôm sau sẽ khác đi nhưng đêm ấy là thế. Và sự chừng mực vừa phải ấy của người dân lại thích hợp với huống cảnh và tâm trạng của chúng tôi lúc bây giờ.

    Nói là thiện cảm kín đáo song không phải là không có lời chào hỏi vui vẻ và thân tình.

    “Xin chào các anh bộ đội”.

    “Quý anh mạnh giỏi?”

    “Mấy anh dừng nghỉ chút chút đi!”

    “Dùng cà phê không mấy anh?”

    “Mấy ông cứ một lèo thẳng lộ lớn là vào tới quận một gặp dinh ông Thiệu với toà đại sứ, còn quẹo trái qua ngả Lăng Cha Cả là tới Tổng tham mÆ°u với Phi Long cổng phi trường”.

    “Mấy ông tấn rồi giữ hay rồi lui nhÆ° trào Mậu Thân?”

    “Mấy ông coi chừng chiến xa với dù mÅ© đỏ mới đổ về đầy rần ngoài ngã tÆ°, họ đặt súng kín khắp tầng thượng nhà thÆ°Æ¡ng Vì Dân...”

    Bình thường, giản dị, đương nhiên, những lời chào đón thân tình của chủ nhà với khách đến từ xa, vậy mà tôi nhớ mãi những lời ấy, những giọng nói ấy. Từ đấy cứ lưu mãi một nỗi ngạc nhiên và niềm cảm mến cùng sự ngưỡng mộ là lạ khó giải thích đối với tâm tình và tâm tính người bình dân Sài Gòn.

    Sài Gòn hậu kỳ thời bao cấp

    Những năm của thập niên 1980, hậu kỳ thời bao cấp, Sài Gòn cũng nghèo túng như mọi nơi, nhưng khác với mọi nơi, ở Sài Gòn người ta vẫn tiếp tục khuôn phép đèn xanh thì đi đèn đỏ thì dừng như những thuở nào. Còn nhớ, đêm đó, tôi với người bạn kêu xích lô đi từ bến Bạch Đằng về tít mít cuối quận 10. Nửa phần thành phố cúp điện, nhưng ở một ngã tư nọ chẳng hiểu sao vẫn còn đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Đèn đỏ, ông xế dừng xe. Phố xá sáng tối mập mờ và vắng ngắt, chỉ lưa thưa có mấy cái xe đạp cũng đều dừng cả lại. Tôi và ông bạn, hai gã Hà thành, cùng tự dưng bật cười. Bởi nỗi nhà cùng phố Hàng Đẫy nên chúng tôi cùng bất giác nghĩ tới cảnh tượng ở barie đường tàu hoả phố mình. Xe lửa hú còi lao tới mà thiên hạ như vỡ chợ vẫn ào ào leo tràn qua cái chắn tàu. Cảnh đó quá quen mắt, thành thử cú dừng xe tự giác cao của người đạp xích lô trước đèn đỏ phố vắng đêm Sài Gòn cúp điện khiến chúng tôi không thể nhịn cười.

    Những năm ấy cả nước chẳng đâu sướng hơn đâu, nhưng khổ sở thì dường như là Sài Gòn có phần trội hơn một chút. Không phải vì mức sống bĩ cực hơn các nơi khác mà vì ở đây người ta chưa từng biết thế nào là quan liêu bao cấp, chưa quen với ngăn sông cấm chợ, chưa quen rồng rắn xếp hàng chầu chực, chưa quen nuôi heo, nuôi trê phi trên lầu cao cư xá... Tuy nhiên mọi người đã rất nhanh chóng bắt nhịp vào được với đời gian truân một cách bình tĩnh, vững chãi và điềm nhiên. Mặt khác lại cũng không vì sự xuống cấp mức sống mà xuống cấp phẩm giá và tình người, đánh mất đi khả năng cư xử lịch sự và tử tế với nhau, giúp đỡ và nhường nhịn lẫn nhau.

    Cố nhiên là lúc bấy giờ ở Sài Gòn cũng đầy rẫy những tệ nạn vẫn được gọi là di chứng của chế độ cũ: trộm cướp, mại dâm, xì ke, cờ bạc, lừa đảo... Có điều, theo như tôi thấy, thì hồi đó dù quan sát ngay trên đường phố ta cũng có thể phân biệt được khá dễ dàng giữa lương thiện và bất lương, trí thức và lưu manh, nhà lành và bụi đời, có học và vô học. Rất hiếm sự pha trộn quân hồi vô phèng. Chẳng hạn, đã là một cô nữ sinh thì không thể mở miệng ra là chửi thề, một ông giáo thì không đời nào lại ăn nhậu búa xua mặt mũi phừng phừng nơi quán xá, một công chức thì không bỗ bã như anh lơ xe, nhân viên bán hàng thì tất nhiên là phải nhẹ nhàng niềm nở, v.v.

    Giữ cho được tuyệt đối bền vững và hoàn hảo mãi mãi những phẩm chất như thế chắc là không thể, nhưng dù sao thì cho đến lần gần đây nhất vào Sài Gòn tôi thấy là vẫn đang còn đó những sự tốt lành ấy. Trên xe buýt người ta vẫn còn nhường chỗ cho người già và các bà bầu. Quệt nhẹ xe máy vào nhau vẫn còn biết xin lỗi hoặc phân bua chứ chưa hung hăng cự cãi chửi bới. Không rành đường phố, hỏi thăm vẫn còn được tận tình chỉ dẫn hoặc là cả đưa tới tận nơi. Chậm bước vẫn được người đi trước giữ hộ cho cánh cửa sập hoặc cửa thang máy. Khách xuống taxi, người tài xế bằng mọi cách thối lại đủ tiền dư chứ không hèn mọn vòi vĩnh dù vài trăm ngàn hay là vài ngàn. Vào hiệu sách,

    (Các) Nguồn: Còn tiếp, đọc tại đây http://www.sgtt.com.vn/detail29.aspx?newsid=33563&...
  • 1 thập kỷ trước

    Người Sài gòn không biết tự lúc nào đã có thêm một tính cách, dễ thỏa hiệp, cái tinh thần " kiến ngãi bất vi. . ." của người miền Nam chính hiệu đã đi đâu mất, hay thoi thóp ở đâu đó.

    Vì chén cơm manh áo?. . .vì thời cuộc bể dâu?. . .vì. . .?. . .?

    à, mà người Sg còn lại bao nhiêu? lại lạc đề rồi.

  • 1 thập kỷ trước

    Nếu mà có bài " NGƯỜI HÀ NỘI " xưa và nay

    đi kèm để so sánh thì có lẽ thật là tuyệt.

    Toét tôi không phải mỉa mai nhưng sự đời

    người ta thích thế.

    "Trúc xinh trúc đứng một mình

    Em xinh em hút thuốc lào thêm xinh"

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.