Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Mâu thuẫn khó hiểu???

Triều Tiên, Irắc phát triển vũ khí hạt nhân?=> Mĩ phản đối, lên án

Còn Ấn Độ, Trung Quốc phát triển vũ khí này=> Mĩ ủng hộ

Tại sao lại thế??

7 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    - Đối với Ấn Độ, Mỹ chia sẻ công nghệ hạt nhân dân sự với Ấn Độ (thực chất là vỏ bọc). Dự luật được xây dựng dựa trên một thoả thuận đã kí trước đó giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Qua đó, Washington sẽ giúp New Delhi phát triển điện hạt nhân dân sự và đổi lại, Ấn Độ phải chấp nhận đặt các cơ sở hạt nhân dân sự của nước này dưới sự giám sát của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

    Nhưng có nhiều nghi ngờ xung quanh thỏa thuận đó.

    http://www.vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/25737/defa...

    - Đối với Trung Quốc, thì cũng chưa chắc là ủng hộ đâu, kế hoạch phá hoại của Mỹ bị phá sản vì nhiều lý do

    http://www.varansac.org.vn/ShowItems.asp?actType=2...

    - Còn đối với Triều Tiên và Irắc thì việc phát triển hạt nhân của nước này không hề có vỏ bọc là dân sự mà là sản xuất vũ khí hạt nhân, mà nhằm mục đích rõ ràng là chống lại Mỹ nên Mỹ phải dập tắt là phải rồi.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Mình chỉ sao chép lại.

    Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân:

    Thứ nhất: Không phổ biến.

    Chiếu theo hiệp ước, có năm quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân: Pháp (ký năm 1992), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992), Liên Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang Nga), Anh (1968) và Hoa Kỳ (1968). Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm nước này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.

    Năm quốc gia có vũ khí hạt nhân (VKHN) cam kết không sử dụng chúng để chống lại các nước không có VKHN trừ khi phải đánh trả một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc tấn công qui ước có liên minh với quốc gia có VKHN. Tuy vậy, những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như Hoa Kỳ từng ra chỉ dấu rằng nước này có thể sử dụng VKHN để đáp trả một cuộc tấn công phi qui ước bởi các "nước lưu manh" (rogue state). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Geoff Hoon, công khai nói đến khả năng sử dụng VKHN nhằm đáp trả các cuộc tấn công không qui ước bởi các "nước lưu manh". Tháng 1 năm 2006, Tổng thống Pháp, Jacques Chirac, ngụ ý rằng các cuộc tấn công khủng bố được những quốc gia khác bảo trợ, nếu xảy ra trên đất Pháp, có thể dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa bằng VKHN cỡ nhỏ nhắm vào những trung tâm của các "nước lưu manh".

    Bắc Triều Tiên

    Bắc Triều Tiên đã phê chuẩn Hiệp ước, nhưng lại rút khỏi hiệp ước ngày 10 tháng 1 năm 2003, sau những cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng Bắc Triều Tiên đã khởi động chương trình làm giàu urani; khi ấy Hoa Kỳ đình chỉ việc vận chuyển dầu nhiên liệu đến Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ Khung Thoả thuận năm 1994 nhằm giải quyết các vấn đề vũ khí plutoni. Ngày 10 tháng 2 năm 2005, Bắc Triều Tiên công bố sở hữu vũ khí hạt nhân và tuyên bố rút khỏi những cuộc đàm phán sáu bên do Trung Quốc đứng ra tổ chức nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề. "Chúng tôi đã rút khỏi Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và đã chế tạo vũ khí hạt nhân cho mục đích phòng vệ để đối phó với chính sách trắng trợn của chính phủ Bush nhằm cô lập và bóp nghẹt nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", lời của một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên. Những cuộc đàm phán sáu bên được tái tục vào tháng 7 năm 2005, nhưng lại ngưng vào ngày 7 tháng 8 mà không có tiến bộ nào. Các bên đã lại gặp nhau ngày 29 tháng 8.

    Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố chấp nhận thoả ước sơ bộ, theo đó nước này sẽ huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân hiện có cũng như các cơ sở sản xuất, tái gia nhập hiệp ước và tái chấp nhận đoàn thanh tra của IAEA. Vấn đề cung cấp lò phản ứng nước nhẹ để thay thế chương trình nhà máy điện hạt nhân của Bắc Triều Tiên, theo Khung Thoả thuận năm 1994, sẽ được giải quyết sau. Nhưng ngày hôm sau Bắc Triều Tiên lặp lại quan điểm cũ của mình rằng chỉ khi nào nước này được cung cấp lò phản ứng nước nhẹ thì mới huỷ bỏ kho hạt nhân và gia nhập hiệp ước.

    Iran

    Iran đã tham gia Hiệp ước, nhưng từ năm 2004 bị Hoa Kỳ nghi ngờ vi phạm hiệp ước vì xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tiến hành điều tra. Iran cho biết chỉ muốn phát triển năng lượng hạt nhân. Đến năm 2006, một vài nước Âu châu như Anh, Pháp và Đức cũng chia sẻ với Hoa Kỳ mối nghi ngờ về chủ đích của Iran, nhất là sau một loạt những động thái cứng rắn của tổng thống tân cử, Mahmoud Ahmadinejad, tuyên bố rằng Israel nên bị "xoá khỏi bản đồ".

    Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một giáo lệnh (fatwa) cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hạt nhân. Toàn văn giáo lệnh đã được công bố trong một tuyên bố chính thức tại một buổi họp ở trụ sở của IAEA tại Wien.

  • hoxuki
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Việt Nam thử triển khai thử coi? Việt Nam sẽ bị các nước phong tỏa kinh tế và đe dọa tấn công ngay ngày hôm sau, mà TQ có thể là QG đe dọa đầu tiên! Dân chủ mà! Có gì mà khó hiểu!

  • 1 thập kỷ trước

    ấn độ , trung quốc lực lượng mạnh, sự hậu thuẫn lớn với cả ko phải là mối đe dọa lớn của Mỹ

  • 1 thập kỷ trước

    vân đề chinh ai biết được trừ các nhà câm quyên đó thôi

  • 1 thập kỷ trước

    mấy nước nhỏ dễ bảo

    mấy nước lớn cũng muốn bảo nó nhưng nó không nghe thì làm sao đây..thôi đành theo nó chứ biết làm sao.

  • 1 thập kỷ trước

    đơn giản vì triều tiên và irắc không chịu hợp tác và có những hành động chống đối mĩ.Hơn nữa triều tiên là nước XHCN còn mĩ là nước TBCN.tư bản và xã hội...thù nhau như nước với lửa.

    Trước đây Mĩ đã từng phá hoại Việt Nam ta tưng tự như thế,sau nay mới bình thường hóa quan hệ!

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.