Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

hoxuki
Lv 4
hoxuki đã hỏi trong Văn học & Nhân vănLịch sử · 1 thập kỷ trước

Chiến thắng 1975: Vì sao Bộ tổng tham mưu QL VNCH lại để lọt hết thông tin cho Hà Nội?

Họ có tình báo để nắm tin về Bộ Tổng TM Hà Nội không?

http://vietbao.vn/Phong-su/Ky-5-Nhung-tin-vang-cho...

Cú điểm “tử huyệt” Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên (4/3-24/3/1975) mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1976. Tuy nhiên, với cục diện diễn biến nhanh trên chiến trường: lực lượng VNCH vỡ hàng loạt theo hiệu ứng Domino, lực lượng cách mạng liên tiếp giành các chiến thắng áp đảo, thời gian giải phóng Sài Gòn được rút xuống: trước mùa khô năm 1975.

Đánh Tây Nguyên, cú "đòn hiểm" đầu tiên của cuộc tổng tiến công, là kết quả tính toán thận trọng và táo bạo của những nhà lãnh đạo Việt Nam. Một trong những nguồn tài liệu quan trọng để Bộ Chính trị đưa ra quyết định giải phóng vùng đất cao nguyên này chính là những tin tức tình báo mà H3 lấy được.

Nguyên phó phòng tình báo J22 (phụ trách tham mưu), Đại tá T.T nhớ lại: "Từ năm 1974, mình đã nhận được sách lược quốc gia năm 1975 của nó. Huấn thị của VNCH về việc thiết lập kế hoạch 1974-1975, ngay từ tháng 6/1974 mình đã nhận được rồi. Như vậy, công lao của anh Ba Minh là rất lớn, tin tức thu về được nhiều chứ không phải chỉ mỗi thông tin về việc Mỹ không quay trở lại Việt Nam. Tất cả những tin mà H3 gửi về đều giúp ta phán đoán được tình hình và là 1 trong những nguồn tin quan trọng phục vụ cấp trên quyết định mở chiến dịch cuối cùng năm 1975".

Chẳng hạn, tất cả những nội dung chi tiết trong bản kế hoạch Lý Thường Kiệt dày hàng trăm trang đã có mặt trên bàn Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam từ khá sớm. Căn cứ trên tài liệu này cùng với thông tin từ rất nhiều nguồn khác, các quân đoàn của ta đã phối hợp, triển khai hướng tiến công theo đúng ý đồ chiến lược của những nhà chỉ huy quân sự.

Tháng 7/1974, phòng tình báo J22 đã thu được bản tường trình của Bộ Tổng tham mưu VNCH về kế hoạch dự kiến năm 1975. Trong những tài liệu này có những thông tin đặc biệt quan trọng nói về mức độ tiếp viện của quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, giúp cho các nhà lãnh đạo của ta quyết định được cách đánh.

Trong những tháng cuối cùng của cuộc tổng tấn công, tin tức từ lưới điệp báo A3 chuyển về dày đặc. Từ trung tâm chỉ huy của quân đội Sài Gòn, những tập tài liệu về quy chế thiết lập đồn bốt; duy trì các giang đoàn để cản hướng tấn công đường thuỷ; quân số của quân đội Sài Gòn hay phương án sử dụng lực lượng hải quân sẽ như thế nào… đều nhanh chóng bay ra Hà Nội.

Trong những ngày căng thẳng nhất, thư của văn phòng tuỳ viên quân sự Mỹ (DAO) gửi BTTM chế độ cũ về kế hoạch sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ, hay việc người Mỹ trả lời về việc Mỹ không thể đáp ứng đề nghị của VNCH trong việc cho các oanh tạc cơ tham gia can thiệp khi ta giải phóng ho��n toàn Phước Long (tháng 12/1974), những tài liệu mật liên quan đến việc hướng dẫn phân ô của Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia (chia ô để kiểm soát, theo kế hoạch “lấn đất giành dân” - NV); việc BTTM quân đội Sài Gòn đánh giá về lực lư ợng và lãnh thổ cho tới báo cáo của an ninh quân đội về tình hình đảng phái, tôn giáo ở miền Nam, hay quan hệ VNCH – Campuchia… đều đã có mặt tại Hà Nội.

Một chi tiết nữa của lịch sử: Chính quyền Sài Gòn trong những ngày cuối cùng, đã bắt đầu dự trù phương án bỏ Sài Gòn, rút về miền Tây “tử thủ”, đánh lâu dài.

Nhưng họ không biết rằng: kế hoạch nâng cao quân số cho các sư đoàn bộ binh ở vùng 4 chiến thuật, hay việc tăng cường lực lượng cho lực lượng đặc biệt, hoặc việc tăng cường biệt động quân, thuỷ quân lục chiến cho các quân khu, kế hoạch yểm trợ không quân… đều đã bị Hà Nội nắm rõ.

Với những chiến lược chiến tranh, không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Cho nên thật khó để việc quân giải phóng tiến vào Sài Gòn không thành công, khi tất cả những suy tính của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Sài Gòn, kể cả người có quyền chỉ huy cao nhất, đã bị Hà Nội “đọc” quá rõ như trong lòng bàn tay mình có bao nhiêu đường kẻ.

Cập nhật:

Chẳng lẽ chế độ VNCH lại không đủ tài để cài gián điệp sao? Có gián điệp của họ tại các cơ quan cao cấp ở Hà Nội không? Tôi nghe tin đồn là có (?). Vậy, sự thật là như thế nào? Tại sao lại không có gián điệp của họ? Còn ý kiến (lập luận) nói Hoa Kỳ tuân thủ đúng theo hiệp định lập lại hòa bình thì không đứng vững được. Bạn hãy xem sự kiện vịnh bắc bộ và sự kiện đánh Iraq thì thấy bạn ngây thơ trong chính trị. Theo tôi, Mỹ rút quân và không can thiệp trở lại là vì họ đã hết toàn bộ hy vọng vào cuộc chiến sau khi đã sử dụng đòn chiến lược cuối cùng Pháo đài bay B-52.

Cập nhật 2:

Ý kiến của bạn ĐP thì người ta không cho là nghiêm túc được.

Cập nhật 3:

3CV & 4CV Ý tôi muốn biết tin chiều ngược lại vì chỉ thấy tin trên Media một chiều. Có gì ẩn nấp đằng sau cuộc chiến mà mình chưa biết? Cái chính là như vậy. Còn nói cần bàn chuyện hiện tại thì cũng là nên nhưng thiếu hiểu biết về sử thì không giải quyết thành công những vấn đề hiện tại. Bởi thế phương pháp tiệm cận lịch sử là cần thiết.

33 năm trôi qua người Mỹ và CS bắt tay nhay để làm nên sử mới. Vậy tại sao người Việt hải ngoại cứ giữ hân thù (không phải tất cả - xin lỗi đồng baònhé) mà cứ chửi bới hoài. Tôi không thấy phía CS chửi bới mà chỉ thấy họ lên tiếng khi một số thiếu thiện chí đoàn kết dân tộc.

Hiển nhiên cá nhân tôi không phải ủng hộ tất cả mọi cái của nhà cầm quyền, đặc biệt những vấn đề cải cách hành chính chậm chạp và chống tham nhũng không có hiệu quả. Nhưng tôi nghĩ họ có thiện chí phát triển đất nước nhưng con đường đi chưa được lý luận soi sáng cho nên phải mày mò lâu.

Cập nhật 4:

Jean Piano: bạn không cho biết tư liệu về phản gian của VNCH tại Hà Nội?

Mọi người nên lưu ý một chi tiết là khi SG thất thủ thì TQ thông qua ĐSQ Hung tại SG đề nghị DVMinh lên tiếng nhờ TQ tham gia hòa giải để có cớ nhảy vào VN nhưng ông DVM đã từ chối vì, theo tôi biết, ông thấy làm tớ cho Hoa Kỳ không xong thì cũng không thể làm tớ cho TQ mà đất nước lại lâm vào cuộc chiến mới! Cũng vì lý do này mà ông DVM được xem như có công và được hưởng chế độ khoan hồng và sang Pháp theo ý muốn của ông ấy!

9 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Mình trả lời ngắn gọn là nhờ nhân dân hết ý mà!

    Cho đến bây giờ, mọi việc an ninh, chống tham nhũng, cướp giật... cũng nhờ nhân dân cả thôi.

    Nhân dân Việt nam anh hùng muôn năm!

  • !
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Chuyện xưa rồi đem ra để mà thụ hưởng thêm men say chiến thắng, nói gì mà chả được chuyện quan trọng là sau hơn 30 năm đã làm gì được gì cho nhân dân hay là chỉ làm lợi cho bản thân trong hàng ngủ CM.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Giải đáp:

    Tại vì trong Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã có gián điệp của Hà Nội từ lâu. Cũng đã từ lâu Phủ Tổng Thống cũng có gián điệp, nhưng Tổng thống không biết gì hết. Khi biết được thì. . . trễ rồi!!

    PhaMi

  • 5 năm trước

    chuyện đã xưa mình đâu cần nhắc lại : chỉ tiếc rằng việt nam chỉ là một con TỐT trên cái bàn cờ quốc tế mà do thái là con xe, trung quốc là con hoàng hậu của đối phuơng thí con tốt, cứu con xe, ăn con hậu của đối phuơng, một chuyến giao dịch tuyệt vời, dân việt nam khổ thêm một thế kỷ nữa

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Cả thế giới đang nhìn vào Nam Hàn và Bắc Triều Tiên làm bài học và răn đe cho con cháu . Bây giờ là thời đại cách mạng thông tin tức là mọi sự thật sẽ được phơi bầy ra ánh sáng , vậy mà cái ông già lẩm cẩm này không biết hổ thẹn mà còn đem ra khoe thiên hạ

    Đệ nhị thế chiến bùng nổ nguyên nhân là do thế giới tư bản gặp khủng hỏang . Trước chiến tranh thì Mỹ , Nga, Trung cộng 3 người hợp tác lại chặt chẻ , chiến tranh kết thúc thì đường ai nấy đi

    Sau đó thế giới công sản được lợi thế là Liên xô phóng được vệ tinh đầu tiên , uy tin Liên xô lúc đó nổi lên như cồn

    Hiêp định Gionevo chia đôi đất nước 1954

    Mỹ vì quá nóng lòng sợ Cộng sản Bắc Việt lấn chiếm miền nam và sau đó sẽ bành trướng qua các nước Mãlay , Nam dương , cho nên bằng mọi giá Mỹ phải nhảy vào miền nam để ngăn chặn làn sóng đỏ tạo thế cân bằng chiến lược

    1969 khi Mỹ đã phóng thành công phi thuyền Apolo lên mặt trăng thì uy tín của Mỹ d��n dần được khôi phục

    Người Mỹ cảm thấy chiến tranh Vn không còn cần thiết nữa

    1972 mùa hè đỏ lửa và cũng là trận cuối cùng Mỹ từ bỏ Vn

    Trong khi đó quân Bắc Việt nghe lời xúi dục của Trung Quốc và Liên Xô Vay vũ khí và đạn dược để cưỡng chiếm miền nam . Để sau này mang nhục với tổ tiên là tội bán nước 2 quần đảo Hòang Sa và Trường Sa

    Còn chuyện hận thù

    Tại sao phía CS không tỏ thiện chí bằng hành động cụ thể , hễ những ai bất đồng chính kiến thì cho là phản động

    Cho thành lập đa đảng thử coi đố có Đảng nào mà dám lộng quyền . Trong đảng mà có ông nào làm bậy là các Đảng phái khác la om sòm là có đường độn thổ

  • 1 thập kỷ trước

    Tôi nhận thấy bạn đã có những T.tin quan trọng về những tin tức tình báo chiến lược của Bộ tổng TM Hà nội thu được từ Bộ tổng TM QL VNVH, để trả lời nghiêm túc câu hỏi của bạn những nguồn T.tin trên mạng bây giờ cũng có tương đối đầy đủ, theo tôi có thể tóm tắt:

    - Bộ tổng TM QL VNVH đã có tin tức tình báo về việc chiến lược Bộ tổng TM Hà nội quyết tâm giải phóng miền Nam năm 1975 (theo tin tức nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn thu lượm được), tức là họ có tình báo để nắm T.tin từ Bộ tổng TM Hà nội.

    - Bộ tổng TM QL VNVH chỉ bị bất ngờ chính xác là cú "điểm huyệt" Buôn mê thuật, vì biết sẽ bị đánh ở Tây nguyên, nhưng bị Bộ tổng TM Hà nội nghi binh là đánh mở màn ở Công tum.

    - Thất bại hiệu ứng Domino của Quân lực VNCH năm 1975, nếu đánh giá do những suy tính của Bộ tổng TM QL VNVH đã bị Hà nội "đọc" quá rõ, theo tôi đó chỉ là một trong những nguyên nhân (ko phải là nguyên nhân căn bản)- vì suy tính chiến lược của Hà nội Bộ tổng TM QL VNVH cũng đã "đọc" rồi mà. Thất bại này do nhiều nguyên nhân, riêng tôi có thể còn có các nguyên nhân khác sau:

    - Về bản chất (đây ko nói lý tưởng, chính trị) Quân lực VNCH được xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau này Mỹ tiếp tục huấn luyện trang bị vũ khí+ cố vấn. Trg t.kỳ Việt minh 9 năm đánh Pháp và giai đoạn chiến tranh ác liệt ở MN 1965-1973 Quân lực VNCH hầu như chỉ ở tuyến sau, còn l.lượng đối đầu các chiến dịch lớn với Việt minh- sau là QGP, chủ yếu là lính Pháp- tiếp sau là Mỹ. tức là kinh nghiệm trực tiếp đối đầu với các chiến dịch lớn với quân đội của Hà nội Quân lực VNCH hầu như ko có.

    - So sánh l.lượng và trang thiết bị quốc phòng các quân binh chủng QL VNVH hơn hẳn QGP MN (Hà nội), nhưng để duy trì bộ máy chiến tranh hiện đại đó hàng năm QL VNVH cần có 3 tỷ USD, giai đoạn đó Mỹ chỉ viện trợ hàng năm 0,4 tỷ USD, tổng thu nhập quốc dân toàn MN chưa đến 2 tỷ USD. Tức là QL VNVH thiếu tiền trầm trọng. Chắc bạn biết rằng năm 1975 Hà nội giải quyết QL VNVH chủ yếu bằng Bộ binh (súng AK)- tức là Hà nội chỉ phải lo chủ yếu là gạo và đạn AK cho quân thôi.

    - Do QL VNVH đã bị mất hẳn chỗ dựa là quân Mỹ, vì hy vọng khi nào bị Hà nội tấn công, Mỹ sẽ dùng phi cơ oanh tạc. nhưng Mỹ đã bỏ rơi hẳn đồng minh QL VNVH- Hà nội đã kiểm chứng bằng cuối 1974 chiếm Phước long nhưng Mỹ ko có phản ứng gì.

    - Do QL VNVH đông quân nhưng phải dàn trải khắp MN, rất ít quân cơ động, trg khi đó để giải quyết những chiến dịch quy mô lớn, liên quan đến khả năng huy động lực lượng quân cơ động tham chiến.

    - Do yếu tố chiến thuật: QL VNVH sau khi tái chiếm ko đc Buôn mê thuật Bộ tổng TM QL VNVH vội vã ra lệnh tạm rút bỏ cao nguyên Trung phần (để sau tái chiếm lại), quân rút kéo theo gia đình (vì bạn biết khi đó QL VNVH đóng ở đâu vợ con cũng đi theo ở khu gia binh ngay cạnh đơn vị), đã kéo theo tâm lý hoang mang, hoảng loạn khắp những phần còn lại ở MN do QL VNVH kiểm soát. Đây có lẽ mới là nguyên nhân cơ bản tạo ra hiệu ứng Domino của l.lượng VNCH (khi đó chưa đánh đẫ vỡ, chưa đánh đã chạy, tướng lo cho gia đình chạy trước cả quân).

    Kết luận của tôi; bạn có biết ko thời kỳ đó Hà nội có bài hát trong có câu: "Vận nước đã đến rồi..." tôi nghĩ: tức là kết quả 30/4/1975 là thời vận đất nước phải xoay vần như vây, giống như đến ngày nhà Trần phải thay thế nhà Lý mà thôi... chứ thực sự 2 bên cứ bình tĩnh so đếm với nhau thì chẳng biết: "mèo nào cắn mỉu nào" đâu.

    Trên là những nhận định của riêng tôi mang tính tổng hợp từ nhiều nguồn TL - bạn có có thể tham khảo- chào.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Quân đội , lãnh đạo và "nhân dân" của 2 chiến tuyến suy nghĩ và có tinh thần rất khác nhau về cuộc chiến.

    1) Mục đích : VNDCCH coi đây là cuộc chiến tranh cứu nước chống đế quốc Mỹ xâm lăng, dành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. VNCH coi đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ để bảo vệ miền nam VN khỏi bị chủ nghĩa Cộng Sản xâm lược và cai trị

    2) Tinh thần: VNDCCH cho rằng phải chiến thắng bằng mọi giá, "dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn" cũng phải giải phóng miền Nam để thống nhất đất nước. Tiêu diệt "bè lũ tay lai" là "mệnh lệnh của con tim" . VNCH ngược lại, chỉ mong được yên ổn và giàu có như Nam Triều Tiên và đừng bị CS cai trị. Cầm súng bắn vào quân đội VNDCCH là một việc chẳng đặng đừng. Rất nhiều người có tinh thần phản chiến và cầu mong cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" mau chấm dứt. Tuy nhiên, khi cuộc hải chiến Hoàng Sa nổ ra năm 1974, rất nhiều thanh niên lại hăng hái xung phong lên đường

    3) phương pháp: VNDCCH áp dụng chính sách"toàn đảng toàn dân một ý chí,một quyết tâm chống Mỹ ngụy , giải phóng miền Nam". Báo chí, văn nghệ đều tập trung vào lòng hận thù quân giặc.Những tư tưởng khác hoặc ngược lại đều không được chấp nhận. Đời sống kinh tế của người dân miền Bắc khá chật vật, tương đương với thời kỳ bao cấp ở Miền Nam 1975-1986

    VNCH không đào sâu lòng hận thù. Sách giáo khoa lịch sử vẫn nói đến CMT8 và chiến thắng Điện Biên Phủ (của Việt Minh ). Những bài hát cho lính nghe như "Em hỏi anh, bao giờ trở lại...", " tâm sự người lính..." hoặc ngay như những bài ca ngợi lính VNCH " Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đượng..." hoặc " Anh ở lại Charlie..." cũng không hô hào bắn giết ai hết. Những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn vẫn được tự do hát công khai khắp nơi. Đời sống người dân thành thị miền Nam khá sung túc, "phồn vinh giả tạo"

    Với tư duy chiến tranh ý thức hệ như vậy, khi thấy rằng người nhạc trưởng của ý thức hệ chống CS là Mỹ đổi nước cờ " đổi VN lấy Trung Cộng" thì không còn ai có tinh thần chiến đấu nữa. Cesar đã bách chiến bách thắng khắp nơi trên thế giới, nhưng khi thấy đứa đưa dao ra đâm ông ta chính là đứa con nuôi Brutus, ông ta không hề chống đỡ mà chỉ nói rất nhẹ,rất ngắn gọn: " tu quoque Brutus ? (you too, Brutus ?) ".

    Cả Liên Xô, Mỹ, Hà Nội, Saìgon đều có hệ thống tình báo và phản gián tại đầu não đối phương, nhưng một khi đầu não đã "không còn tinh thần" thì những công cụ đó trở thành vô ích. Trước khi Liên Xô sụp đổ hoàn toàn năm 1991, các lãnh tụ CS Ba Lan đã cảm nhận được điều này và "buông tay" để cho Công Đoàn Đoàn Kết đánh bại mình vào năm 1989.

    33 năm đã trôi qua, kẻ thù là thực dân Pháp, Phát Xít Nhật, đế quốc Mỹ đều đã là bạn của ta. Mong rằng dân VN với nhau không còn hận thù, có nói chuyện cũ thì lòng cũng đổi mới ( cả 2 bên ) và cùng "tay ấm trong tay"

  • 1 thập kỷ trước

    Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Sự nghiệp Cách mạng là của quần chúng", Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

    Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông Lê Duẩn nguyên cố tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố "Chiến thắng thuộc về nhân dân", bằng chiến tranh nhân dân, có thể nói đó là kết quả tổng tiến công và nổi dậy của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có thành tích của các lực lượng tình báo nói chung trong đó có tình báo chiến lược, tình báo quân sự, các tình báo viên "không không thấy" (vô danh) tai, mắt của nhân dân lao động yêu nước, trường kỳ kháng chiến đến thành công, . Mọi người có thể tiếp cận trang sử học đầy đủ về lịch sử đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược, thống nhất đất nước từ xưa đến nay, đều nhớ về thế hệ ông cha hy sinh, hay đã hoàn thành nhiệm vụ trở về với đời thường. Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã và đang thuộc về thế hệ trẻ sau Giải phóng (30-04-1975), có thể nói việc "Biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng" vẫn còn nguyên giá trị để giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội hiện tại và trong tương lai với phương châm, thể hiện sức mạnh cần thiết, niềm tin nội tâm "Đường ta đi có trí Đảng, lòng dân, dưới cờ Bác cờ đỏ màu thắng lợi" và hòa nhập thế giới hòa bình và công lý nhằm xóa bỏ điều kiện, cơ hội, cảnh giác từ gần- xa đối với các thế lực thù địch, phần tử xấu luôn tìm mọi cách chống phá, các âm mưu biến hóa vừa thâm vừa độc, kể cả người nào "đồng chí không đồng minh", người nào "giả danh chính kiến" này khác mà hàng ngày, hàng giờ, hàng giây đã và đang diễn ra khắp nơi dù có thể và không thể đều nhận biết, giáng trả kịp thời.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Bạn PhaMi trả lời rất chính xác, mình xin nói thêm tý thôi:

    Mỹ ngụy không thể nào ngăn cản tình báo của ta được, vì tình báo ta là tình báo nhân dân, cuộc chiến của ta là cuộc chiến đánh quân xâm lược để giải phóng miền Nam của ta, đó là cuộc chiến tranh CHÍNH NGHĨA

    Nếu ta mang quân sang Mỹ, rồi bắt thanh niên Mỹ đi lính ngụy, rồi nặn ra 1 cái gọi là "Mỹ Cộng hòa" như kiểu VNCH chẳng hạn, thì có lẽ tình báo Mỹ cũng sẽ len lỏi vào hàng ngũ ta thôi và ta chắc cũng sẽ phải tháo chạy tán loạn nhưng Mỹ đã phải tháo chạy tán loạn khỏi nước ta hồi 1975 thôi!

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.