Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

2 Câu sau có giống nhau?

Chúng ta biết bên Trung Hoa có câu: đả thảo kinh xà.

Bên Việt Nam chúng ta có câu : đánh rắn động cỏ (trên VTV2 lúc 7:20 ngày 1/6/2008)

Cún suy nghĩ lại thì có lẽ câu dưới cũng từa từa câu trên nhưng lại sai về nghĩa.

Đáng lẽ đụng vào cỏ thì làm rắn giựt mình, chứ tại sao đánh con rắn động vào cỏ.

Theo bạn thì câu nào là bản gốc và đâu là "tam sao thất bổn"

Hoặc câu dưới có thể đã sai.

Mong nhận được câu trả lời

5 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Hai câu trên đều đúng.

    1. "Đả thảo kinh xà" có nghĩa là: đụng vào cỏ thì làm kinh động đến con rắn.

    -> Câu này về nghĩa không có gì là sai cả.

    2. "Đánh rắn động cỏ" có nghĩa là: đánh con rắn thì làm lay động đám cỏ.

    Chữ "động" ở câu này cũng giống như chữ "kinh" trong "đả thảo kinh xà", có nghĩa là làm kinh động đến (chứ không phải như bạn hiểu là "đánh con rắn động vào cỏ" - nghĩa là động chạm).

    -> Vì vậy câu này cũng đúng.

    3. "Đả thảo kinh xà" là câu gốc, và "đánh rắn động cỏ" là dựa theo câu này, nhưng đổi ngược lại đối tượng (rắn và cỏ) để nghe cho thuận.

    Hai câu đều có nghĩa là: vì răn đe A mà đồng thời cũng khiến cho B đề phòng, cảnh giác. Về sau chỉ việc đưa các biện pháp không chính xác, làm cho đối phương có ý thức cảnh giác, phòng bị.

  • 1 thập kỷ trước

    Theo mình thì hai câu này cũng có một nguồn xuất xứ thôi, bạn cứ xem lại kho tàng Việt Nam cũng có nhiều câu cũng tương tự Trung Quốc thôi. Điều đó cũng phải thôi vì ta bị đồng hóa và đô hộ hơn 1000 năm bởi Trung Quốc mà. Hai câu này hình như là cùng xuất xứ nhưng chưa chắc nghĩa giống nhau hoàn toàn đâu!

    Câu của Trung Quốc thì là “đả thảo kinh xà” tức cho thấy mình đánh vào một cái gì đó cấp thấp hơn, nhỏ hơn, kém nguy hiểm hơn nhưng lại làm cho một đối tượng khác to lớn, nguy hiểm, ma lanh hơn phải đề cao cảnh giác và chắc chắn sẽ có một hành động nào đó đáp trả vào tác nhân.

    Câu của Việt Nam là “đánh rắn động cỏ” thì suy cho cùng cũng giống như câu trên hay lại có câu “bức dây động rừng” cũng hàm nghĩa tương tự. Câu “đánh rắn” mà “động cỏ” có hai lớp nghĩ: thứ 1 đó là “đánh rắn” tức phải “động cỏ” tức hàm ẩn một nghĩ là khi đánh vào một cái gì đó trung tâm, mạnh nhất thì đương nhiên sẽ khiến các cấp độ thấp hơn, nhỏ hơn, kém nguy hiểm hơn phải rụt lại, kiên dè… Nhưng với tầng nghĩa khác lại tương tự như câu của Trung Quốc nhưng lại gần với Việt Nam hơn đó là đánh rắn nhưng lại động cỏ, động vào một cái gì đó (không chỉ cỏ, nhưng lại ẩn trong cỏ) tức là mình đánh chỉ được phần nổi (là con rắn), còn phần chìm thì mình không biết như thế nào (có thể chỉ có 1 hay nhiều con nữa ẩn trong lớp cỏ ấy, hay là một con gì khác còn nguy hiểm hơn…). Tức nghĩa thứ 2 này là tuy đã giải quyết được một vấn đề trước mắt nhưng lại không đề phòng được, không thể biết hay lường trước được những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó.

    Hai câu này hay một số câu nữa cũng cho thấy sự phản ánh các thế lực ngầm tuy không ra mặt nhưng thật sự lại là một vấn đề khó nuốt nằm bên dưới vậy thôi.

    (Các) Nguồn: Theo suy nghĩ của Phuoctran Potunibot.
  • 1 thập kỷ trước

    hai cau này về cách biểu đạt có phần trái nhau: một cái là chạm vào cỏ->rắn kinh sợ, cái kia chả phải nói nghĩa nữa , nhưng về ý nghĩa thì đều có thể hiểu là 1 hành động thiếu sự cẩn trọng có thể làm 'con mồi' chạy mất(!).Mỗi câu do một nước sáng tạo ra nên theo ý hiểu của mình thì không có sự 'tam sao thất bản' mà chỉ là cùng một kinh nghiệm được truyền lại theo 2 cách nói khác nhau...

  • 1 thập kỷ trước

    Câu trên là đúng nguyên bản, đây là binh pháp của người xưa theo kinh nghiệm thực tế khi người ta phát cỏ thì hay có rắn bò ra do đụng vào ổ, đó là thời xưa khi đất rộng người thưa. Câu sau là dịch lại cho thuận miệng theo ngôn ngữ dân gian mà thôi! bạn muốn hiểu như thế nào cũng được không sai đâu, bạn có biết câu bứt dây động rừng không? cũng vậy đấy! binh pháp mà đâu có sai được nếu sai thì chết nhiều binh lính lắm! Bạn hiểu theo nghĩa đen ,nghĩa bóng đi nha!

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Hai câu đều có nghĩa như nhau, trong tiếng Việt còn có cách nói khác nữa là "Động cỏ đánh rắn".

    Thành ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú, người Tàu họ "lấy" rất nhiều thành ngữ tiếng Việt của ta dịch sang thành thành ngữ của họ. Ví dụ: Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ (不见棺材不掉泪); gần mực thì đen gần đèn thì sáng (近朱者赤,近墨者黑); không khảo mà xưng (不打自招); chướng tai gai mắt (刺耳碍眼); có mới nới cũ (喜新厌旧); vùi hoa dập liễu (败柳残花) v.v và v.v... không sao kể xiết. Vì vậy, câu "đả thảo kinh xà" là câu tam sao thất bổn; câu "đánh rắn động cỏ" (hoặc "động cỏ đánh rắn") mới là câu nguyên thủy, bản gốc. *_*

    Nhưng biết đâu lại là điều ngược lại không chừng? Hic hic hic

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.