Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Có thể "tu từng chữ" NHÂN, ĐỨC, TRÍ, NHẪN,..... được hay không ?
Lâu nay chúng ta mải bàn luận, sử dụng những "chữ lớn" này như chúng là tách biệt hoàn toàn và có thể "tu riêng" được.
Vậy thực tế thì có ai "giác ngộ hoàn toàn" dù chỉ một chữ hay chưa ? Nếu "tu từng chữ" được thì thiếu những chữ còn lại sẽ tạo ra một nhân vật thế nào ?
@tamtit: vậy bạn cứ lấy hệ tư tưởng mình tâm đắc nhất để lý giải cũng được.
Cảm ơn các bạn đã trả lời !
Nhưng ở đây có hai ý hỏi mâu thuẫn nhau là "có thể ?" và "nếu có thể thì tạo ra những mẫu người thế nào ?".
Vì vậy, những bạn có câu trả lời vừa khẳng định là "không thể" lại vừa đưa ra dạng người cụ thể (dù là trong từng trường hợp) thì tự nhiên rơi vào trạng thái mâu thuẫn này. Vì thực tế, những dạng người này không phải là hiếm gặp, nhưng họ không "tu".
Cảm ơn bạn @tậmtit khi đã chỉ ra sự phức tạp của các hệ tư tưởng khác nhau. Điều bạn thắc mắc về câu hỏi của tôi (pha trộn lẫn lộn) lại chính là vấn đề chúng ta đang gặp phải: lý giải và làm theo từng "chữ lớn" nhưng bỏ qua hệ tư tưởng gốc của nó. Vì có nhiều hệ tư tưởng có thể cùng chung "chữ lớn", nên việc cứ "tu" mà không phân biệt nguồn gốc phải chăng sẽ gây ra sự lệch lạc, rối rắm, không nhất quán, mâu thuẫn và chẳng bao giờ....định hình được nhân cách ?
@mua_thang_gieng+@NNQA: Đọc câu trả lời của hai bạn và những ví dụ cụ thể hai bạn đưa ra, tôi thấy hai bạn có một điểm chung là dùng "có chữ...." trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vậy cái "theo hoàn cảnh" ấy chỉ là cái cớ để biện minh cho hành động "phá lệ" thôi đúng không ?
Sự mâu thuẫn này được minh họa rõ trong câu chuyện "chú bé" của @NNQA: Theo cách lý giải của NNQA, nếu tôi đảo lại: chú bé rất có "trí" khi muốn giữ mạng mình và khóe léo tạo ra một câu trả lời "ngây thơ" để đánh lừa ai đó tin vào "động cơ tốt đẹp" của chú (NNQA chẳng hạn) thì hóa ra chú lại chẳng "có chữ ĐỨC, NHÂN, DŨNG..." nữa rồi.
=> Rõ ràng, tôi và NNQA có hai cách lý giải hoàn toàn trái ngược, nhưng đều rất có lý, vì sự giải thích xuất phát từ "đức tin". Vậy thì hóa ra, tốt&xấu nhiều lúc chỉ phụ thuộc vào niềm tin, chỉ "có lý" với mình mà thôi.
Ví dụ đầu tiên về "hai chiếc bọc" của @NNQA cũng vậy, chúng ta đều biết đây chỉ là một câu chuyện vui mà mỗi người có một cách lý giải khác nhau.
@NNQA: "Trên thực tế, giác ngộ hoàn toàn là chỉ ở những con người tránh né xã hội ! Bởi vì nếu xét đến cùng thì người ta vẫn phải sống trong cuộc sống đầy biến động, hoàn cảnh không cho người ta cố định một nguyên tắc nào cả".
Câu này bạn sai rồi. Nếu vì một hoàn cảnh mà bạn chọn lựa cái chết để "giữ mình" thì sẽ khác (những người bị chết vì tra tấn của địch khi không chịu phản bội đồng đội chẳng hạn). Tôi không nghĩ những cái chết kiểu ấy là "tránh né xã hội".
Tôi đã xem câu chuyện "cứu 3 người" của bạn. Bạn nói bạn không tin mình bị dồn vào bước đường cùng và luôn tìm ra cách thứ ba khi phải lựa chọn một trong hai (câu chuyện "hai chiếc bọc" cũng là một sản phẩm theo suy nghĩ này). Vậy nếu bạn bị buộc tham gia vào một cuộc chiến phi nghĩa thì bạn sẽ "đào ngũ" (tránh né xã hội) hay ở lại và cố gắng hòa giải ?
14 Câu trả lời
- Không ai cảLv 61 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Chào bạn không yêu cầu rõ phải hiểu các khái niệm NHÂN, ĐỨC, TRÍ, NHẪN,... trên quan điểm nào: quan niệm nguyên gốc theo Nho giáo, hay quan niệm mới hiện đại về các chữ này khi thời gian và lịch sử đã pha trộn vào các chữ này các quan điểm cổ kim.
Theo quan niệm Nho giáo do Khổng Tử đề xuất thì sự tồn tại vững chắc của một Nhà Nước phải được đảm bảo bằng nền tảng đạo đức. Con người lý tưởng trong một xã hội như thế phải là hình mẫu người "quân tử" tức là một con người có đạo đức tiêu biểu.
Con người có đạo đức đó có 5 đức tính quan trọng là: NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN.
- Trong đó Nhân được xem như là đức tính hàng đầu và trung tâm. Nó được phác họa như là: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn; chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
- Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải;
- Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân;
- Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời;
- Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời
Hiểu một cách nôm na thì Nhân là hình mẫu đạo đức tổng quát, còn Nghĩa, lễ, trí, tín là các nguyên tắc sống và tri thức sống để đạt được một hình mẫu toàn diện của đạo đức nói trên. Mặt khác, thì nghĩa, lễ, trí, tín cũng là các biểu hiện của Nhân trong đời.
Chữ "giác ngộ hoàn toàn" mà bạn dùng ở đây hơi lạ, nó không thường được nhắc đến trong các quan niệm tu dưỡng đạo Quân tử của Nho gia, nó có vẻ có sự liên hệ đến các tư tưởng của đạo Phật hay Lão hơn là đạo Nho. Nếu hiểu theo quan niệm chính thống của Nho giáo thì khái niệm tu dưỡng hoàn thiện đó là đạo Quân tử (làm người) với chữ Nhân được nói ở trên.
Thực tế thì giữa lễ - nghĩa - trí - tín đều có liên quan nhất định với nhau. Người có lễ để giữ được nghĩa, ngược lại người có nghĩa thì dễ dàng đạt được tiêu chí của lễ; Có trí thì phân biệt rõ ràng đúng sai hướng người ta theo nghĩa và giữ lễ; ... Tuy vậy, muốn có một chữ Nhân đầy đủ vẫn cần phải có sự hoàn chỉnh đủ cả các đức tính nghĩa, lễ, trí, tín. Nhưng ngược lại thì khi gắng tu dưỡng được chữ NHÂN thì đã bao trùm trong đó đủ cả NGHĨA, LỄ, TRÍ và TÍN rồi.
Riêng với chữ NHẪN trong đạo Khổng cũng được nhắc đến nhiều, song nó không phải là một tiêu chí được xem xét để đánh giá đạo Quân tử. Chữ Nhẫn được xem xét như là một đức tính tốt đẹp cao quý, quan niệm về chữ Nhẫn cũng khá là khác nhau trong đánh giá của người đời. Tương tự như vậy các quan niệm về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trong xã hội ngày nay cũng thay đổi đi rất nhiều trong một xã hội mà tổ chức bộ máy Nhà Nước, tư tưởng cũng như xu thế của thời đại đã thay đổi về cơ bản.
Nói thêm, ở các triết học hay tôn giáo khác cũng có nói đến các khái niệm NHÂN, TRÍ và ĐỨC nhưng nó có ý nghĩa và nội dung khác biệt rất lớn, do đó thật khó mà bàn rộng ra đối với câu hỏi của bạn trong phạm vi của một câu trả lời Y!H&Đ. Mặt khác, không thể và không nên phân tích theo cách trộn nháo nhào các tri thức về các chữ này với nhau khi có sự khác nhau khá nhiều trong cách hiểu các chữ này.
Xin thứ lỗi cho sự khiếm khuyết trong trả lời, xin chào bạn.
- Mưa tháng giêngLv 41 thập kỷ trước
Ngũ thường gồm có: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Khổng Tử dạy rằng người quân tử phải có đủ 5 đức này. Nghĩa là thiếu một đức thì không thành người quân tử. Mà không phải người quân tử thì có thể là tiểu nhân chẳng hạn.
Vì vậy nếu tu thì phải tu cả 5 đức.
Việc tu riêng thì chưa biết thế nào, nhưng thường thì chúng ta mải bàn luận để giải thích thế nào là "nhân", thế nào là "lễ", thế nào là "nghĩa",... và cách thực hiện như thế nào.
"Tu riêng" là tu thế nào?
Tu riêng là tu xong chữ này rồi đến chữ khác hay là chỉ tu một chữ mà bỏ qua các chữ khác? Có lẽ ở đây bạn muốn nói đến việc tu chữ nào đó mà bỏ qua các chữ khác.
Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Đúng là không thể tu riêng được.
- Một người chỉ có chữ nhân mà không có chữ trí thì muốn làm điều thiện cũng ko được, lực bất tòng tâm, (Bác Hồ cũng nói có đức mà không có tài thì cũng như ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai nhưng cũng không giúp gì được cho ai).
- Một người chỉ có chữ trí mà không có những chữ còn lại thì là có người có tài mà không có đức, không những là người vô dụng mà còn phá hoại.
- Một người có chữ lễ mà không có chữ nhân thì gọi là thứ lễ suông. Có lễ mà không có tâm thì lễ để làm gì, phải chăng là lời xu nịnh.
- Nếu chỉ có chữ tín không thôi thì cũng gọi là biết giữ lời, nhưng những lời đó là lời nào? Ví dụ như một tên cứ đưa đủ tiền là hắn giữ chữ tín giết cho bằng được người cần giết thì cũng vứt đi.
- Nếu có chữ nghĩa không thôi thì việc gì cũng phải công bằng, anh này leo lên cầu thang được thì anh kia cũng phải leo lên cầu thang được (mặc cho anh thiếu cả 2 chân đi nữa).
....
Nhưng trong ngũ thường thì chữ "nhân" quan trọng nhất. Ngoài người có "nhân" ra thì những người chỉ có 1 trong các chữ còn lại đều có thể mắc tội "bất nhân" cả. Mà đã "bất nhân" thì có lẽ không còn gì để nói nữa.
Theo tôi thì các chữ này dường như là rất gắn bó với nhau, ràng buộc nhau. Nếu ta có chữ "nhân" nghĩa là lòng yêu thương vạn vật, muôn loài, thì ta sẽ cố gắng để thể hiện lòng yêu thương đó một cách cụ thể, và muốn thể hiện được thì trước hết phải có "trí" (tức là có lực để thực hiện cái tâm của mình). Khi ta đã có chữ "trí" để phân biệt đúng sai thì ta phải làm theo lẽ phải, lẽ công bằng trong cuộc sống, vì vậy phải có chữ "nghĩa". Chữ "nhân" có chữ "nghĩa" dẫn đường để không "nhân" một cách mù quáng. Khi yêu thương ai đó, kính trọng ai đó thì phải có phương cách biểu hiện, làm cho họ thấy được rằng mình được yêu thương, mình được kính trọng... thì phải có chữ "lễ". Và nói lời thì phải giữ lấy lời, việc không giữ chữ "tín" cũng là vi phạm vào chữ "nhân", không giữ chữ "tín" có khác nào lừa dối người ta, mà lừa dối người khác thì người có "nhân" không nỡ làm như thế.
Bác Hồ cũng nói:
"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người."
Nói rằng giác ngộ thì hoàn hảo quá, có lẽ con người nên cố gắng vươn lên để hoàn thiện mình, nhân hết mức có thể, trí hết mức có thể, lễ hết mức có thể, tín hết mức có thể, nghĩa hết mức có thể, và không nên thiếu một đức tính nào cả.
- 1 thập kỷ trước
Đọc câu trả lời của mọi người thấy rất hay. Mình rất thích bài của mua_than... . Nhưng nghe người đặt câu hỏi nói lại thấy luẩn quẩn.
Rõ ràng là người hỏi mới đang xa rời hệ tư tưởng gốc.
Người tu ở đây không phải là để có được một chữ "nhân", "trí", "tín"... tuyệt đối mà người ta tu ở đây là tu để trở thành người quân tử. Và những cái chữ đó chỉ là những điều kiện để trở thành người quân tử mà thôi.
Điều kiện cần là phải có chữ "nhân", và điều kiện đủ là phải có các chữ còn lại.
Nếu muốn tu để trở thành người quân tử thì thiếu một chữ có được không hoặc chỉ có một chữ có được không? Rõ ràng là không rồi.
Muốn muốn làm người quân tử mà bất tín thì có phải là người quân tử đâu. Những loại người không hoàn hảo trong xã hội, nhiều người cũng tu đấy chứ, họ cũng muốn làm người quân tử đấy chứ, nhưng họ không đủ ý chí và bản lĩnh để có thể có thể trở thành người quân tử, thế thôi.
Một người tự nhận là anh hùng hảo hán, tín, trí, lễ, nghĩa đầy đủ, nhưng thiếu chữ nhân thì có phải là quân tử không?
Ở đây không phải là "không thể tu từng chữ được" mà là "không thể tu từng chữ mà trở thành người quân tử được", tức là "không thể tu từng chữ mà đạt được đến mục đích của việc tu".
Còn cái việc tu riêng từng chữ lớn này ý của người hỏi muốn nói đến việc tu để làm gì? Nếu đạo Nho là tu để trở thành người quân tử, đạo Phật tu để được trở thành phật, la hán, bồ tát,... thì trở thành một ngươi tuyệt đối tín hoặc tuyệt đối trí, tuyệt đối nhân, ... thì theo tiêu chí hoặc là mục đích của tôn giáo hay hệ tư tưởng nào Nếu tu mà không có mục đích của việc tu thì có gọi là tu không?
* Còn việc chỉ có chữ trí đúng nghĩa thì có tốt không?
Người ta biết thừa đâu là đúng, đâu là sai, nhưng người ta không có chữ nhân.
Vì thế nên người ta cứ cố tình làm sai để được lợi, làm đúng thì chẳng lợi lộc gì.
Người ta thừa trí để lấp liếm, che đậy những hành động xấu của mình sao cho người ngoài vẫn thấy họ tốt.
Người ta thừa trí để làm những việc chỉ có lợi cho mình mà không ảnh hưởng đến thời cuộc, nhưng chỉ lợi cho mình thôi mà không cần làm lợi cho người khác.
Chữ trí với chữ nhân khác nhau đấy, không thể nhập làm một được.
- 1 thập kỷ trước
Bạn "tamtit" và bạn "mua_thanggieng" đã có hai bài viết tuyệt vời để đáp ứng câu hỏi quá lớn của bạn. Tôi chỉ xin góp ý giống như chuyện bên lề mà thôi..
Người bình dân thì có câu "Tu nhân tích đức". Phật giáo thì có câu " Bi Trí Dũng..". Khổng giáo thì "Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín.." Xem ra thì "tình thương" quan trọng nhứt trên đời. Đó là một món quà tuyệt vời mà đấng tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nhưng tất cả đều là quan niệm của ngày xưa! Vũ trụ biến hóa và con người tiến bộ không ngừng. Những phát minh, những tư tưởng mới liên tục ra đời..không phải để đạp đổ, để hủy diệt những cái cũ mà là để hoàn thiện. Vậy cái chữ "Nhân" hay chữ "Bi" đã chiếm ngôi vị số 1 hơn 2.500 năm rồi vẫn là như vậy sao? Ngày xưa người ta ca ngợi lòng nhân hay lòng từ bi vì xã hội ngày xưa là một xã hội "mạnh được yếu thua". Người yếu thế thường bị chà đạp..Xã hội ngày nay đã thay đổi đi nhiều..Người yếu thế..và ngay chính những con vật đều được bảo vệ bởi luật pháp..Sự cần thiết của lòng nhân từ hay lòng từ bi đã khác hơn nhiều. Sự đóng góp để giúp đở những người khó khăn là một "bổn phận" một trách nhiệm chứ không còn là do lòng nhân..
Do đó theo tôi nghĩ chữ "Nhân" hay chữ "Bi" không còn ở vị trí số 1 nữa mà bây giờ là chữ "Trí"..một chữ trí đúng nghĩa. Một chữ trí thôi cũng đủ cho tất cả. Từ chữ trí bạn sẽ dễ dàng có được những đức tính khác..Chỉ với một điều..là một chữ trí đúng nghĩa..
- thungoc.ngLv 71 thập kỷ trước
Kính Chào bạn
-----------
Nhân , Đức , Trí , Nhẫn ...!
Bạn muốn Tu từng phần phải không ? Tốt quá
Chữ Nhân Thực sự là một con người đã có và
biết suy nghĩ "Đúng Sai" Một con người
thật sự, gồm đủ (Trí , Đức và nhẫn)
Chữ Đức là biết và tránh tội lỗi không
bị "Đổ nghiệp" Mà thường người ta dùng từ
(Kiệm Đức) Kiệm giống như bạn đã ý thữc
Biết để dành, để có mà chi dùng lâu dài,
Sau nầy không bị rơi vào sự túng thiếu khó
khăn, (Mọi Thứ)
Chữ Trí là sự nhận biết và thông minh ,
Thường người có trí ít bị khổ, hơn người
không trí, vì vậy muốn có trí thì phải
Rèn tâm , mà rèn là "Định tâm" Không để
tâm bị giao động, vì sự giao động quá
(Tâm) Nó giống như ngọn đèn dầu .
(Động) Nó như gió ..Gió lớn đèn sẽ bị lung
Lay, và bị tắt đi ..!
Vì vậy muốn Tu để được có trí thì phải
Thường (Định) mà trong đạo Phật dùng câu
(Giữ Tâm luôn Chánh Niệm) Không tà niệm
Chữ Nhẫn xem vậy mà rất là quan trọng ,
Bạn Đã giữ được các chữ trên mà thiếu
(Nhẫn) Điều bị thêu rụi hết ..!
tôi trích đoạn mấy câu kinh sau đây:
Phật xưa có dạy mấy lời
Rằng rừng công đức một thời trồng gieo
Lữa sân nổi dậy đốt thêu
Như chim đứt cánh như diều đứt dây
Hởi ai nghe mấy lời nầy
Phải nên tiếc đám rừng cây chăng là
Phải nên dẹp lữa cho xa
Phải nên nhẫn nhục cho qua tháng ngày
Phải nên lấp mắt ngơ tai
Phải nên chánh niệm hoài hoài nghe chăng.
--
Trích trong kinh nhật tụng ...
--
Nhưng bạn muốn Giác ngộ hoàn toàn, thì tôi
lại trích một đoạn trong câu Phạt đã dạy
trong Kinh ..(Kim Cang) Sau đây :
Trước tiên bạn phải "Hàng Phục" cái tâm
Của bạn trước, rồi sau khi đã hàng phục
được Tâm rồi,đương nhiên "An Trụ Tâm"
Hiện bày ngay sau khi bạn đã hàng phục
được Tâm .!
Tâm hồn ví như viên Kim Cương vậy , nếu
muốn viên Kim cương trong sáng , trước
tiên hảy lọc bỏ tất cả sạn cát, nhơ bơn đi
Sự trong sáng tức khắc tỏa sáng muôn màu
như ý vậy, Nhưng bạn lưu ý một điều nầy
không kém phần quang trọng là:
Luôn vô ưu hồn nhiên mà tập, chứ đừng
mong cầu, vì sự mong cầu nó nằm trong vọng
niệm: Tức là còn (Tham) Nhớ nhé
Tâm không không vắng lặng
Tập tỉnh thức hằng giờ
Hàng phục tâm cần trước
An trụ tâm đương nhiên ..!
Trí bát nhã hiển lộ
Kiến tánh ngộ khai liền .
--
Chúc bạn thật vui và thật sở cầu sở ý điều
Thành tựu nhé .. Kính Chào Bạn, thật an vui
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Riêng tôi không biết nói gì hơn là post cho bạn bài này lấy từ trang NCM ;
Người xuất gia lập hạnh không chờ
Không chờ ngày tháng trôi qua mau
Không chờ tóc mây cài sương trắng
Và không chờ không chờ huyết thắm nhạt phai mờ
Người xuất gia lập hạnh dứt trừ
Dứt trừ ân ái nẻo trầm luân
Dứt trừ lòng tham và say đắm
Người quay về quay về an trú với thân tâm
Người pháp y ba mảnh
Tay bình bát dặm xa
Sống cuộc đời vô trụ
Tình yêu thương trải dài
Người đi khơi mầm sống
Thân không vướng bụi hồng
Tâm nêu cao nguồn sáng
Đem pháp lạc truyền trao
Người xuất gia lập hạnh không nhà
Không nhà xây trên đất chấp ngã
Không nhà lợp mái ngói vô minh
Và không nhà không nhà vương vấn những vui buồn
Người xuất gia lập hạnh không cầu
Không cầu đời sống trong phồn vinh
Không cầu danh vang và uy lớn
Mà mong cầu mong cầu tất cả sống an nhiên.
[vâng, chỉ còn lại tâm và thân an trú!].
- 1 thập kỷ trước
Tôi tạm hiểu chữ Nhân ở đây là lòng từ bi nhân từ.
Bạn từ bi nhân từ gặp ai cũng thương nhưng mà không có TRÍ thì gọi là thương mù quáng.
Nhân từ mà thiếu chữ NHẪN thì luôn xung đột với chúng sanh, thế sao có thể nhân từ lâu dài được.
Nhân từ mà thiếu chữ ĐỨC, thương người nhưng lại sống thiếu đạo đức gây hại cho người, như vậy là thương hại.
Ngựoc lại 4 chữ kia cũng vậy, không thiếu được đâu.
Nhưng có một đều, nếu mình thấu 1 chữ thì 4 chữ kia tự nhiên bộc phát. Nếu lòng nhân từ của bạn đến đỉnh điểm thì bạn không thể nào làm đều vô đạo đức để hại người, bạn không thể nào xung đột với họ, bạn luôn suy xét để đều tốt đến với họ, như vậy 3 cái kia tự bộc phát :).
Ngược lại thì 1 trong 3 chữ kia cũng không thể thiếu các chữ còn lại.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Giác ngộ một chữ bạn nói là Thánh nhân.
Giác ngộ hoàn toàn là Phật rồi ( chữ Không)
Còn người phàm thì " Thất tình lục dục".
Cảm ơn bạn vì câu hỏi hay.
- Thằng TrọcLv 51 thập kỷ trước
GIÁC NGỘ HOÀN TOÀN THÌ SẼ KÔ CÒN DÙNG NHỮNG CHỮ NÀY NỮA...CHỈ CÒN 1 CHỮ..LÀ CHỮ ..KHÔNG..
những chữ đó chỉ dạy cho chúng ta biết chứ kô dạy cho chúng ta giác ngộ. Giác ngộ là giác ngộ...kô ai dạy để giác ngộ..
- 1 thập kỷ trước
Chào bạn
Thật ra con người đặt ra những đức tính này nhằm răn dạy cho nhân loại biết những gì là lẽ phải để sống cho có ích.Nhưng chúng đúng là rất khó để làm theo, bởi có ai chắc là đã chưa bao giờ nói dối, có ai chắc là mình đã chưa bao giờ tức giận, có ai dám bảo chưa bao giờ mình ngốc nghếch chưa?Vì con người bao gồm rất nhiều những trạng thái cảm xúc khác nhau nên chẳng thể nào mất đi đc 1 cái gì đó như lúc tức giận, lúc yếu đuối, lúc lại ngô ngố.Con người sinh ra đã như vậy rồi.Có người tu đc cái này thật nhưng vẫn thiếu cái kia nên ko thể nói chỉ tu riêng từng thứ đc, ta fải áp dụng tất cả chúng thì mới trụ vững nổi cái xã hội bon chen bây giờ, mặc dù là chả ai tu đc hết, cứ lĩnh hội đc tí nào thì tốt tẹo ấy thui!
Mình ko phải là 1 chuyên gia về Triết học vì mình chỉ học trung học cơ sở thui!
Mong bạn hiểu và chúc bạn zdui zdẻ!