Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt....?

Câu này còn đúng không ? Nếu còn thì "thức thời" phải hiểu thế nào cho trọn ý ?

8 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Câu hỏi của bạn lúc nào cũng khó. Dù chẳng phải kẻ thức thời, tôi cũng đưa ra một số ý kiến của mình.

    "Thức thời" là biết thời thế.

    "Tuấn kiệt" là người tài giỏi.

    (Từ điển Hán Việt).

    Như vậy "Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt" có nghĩa là: kẻ biết thời thế là người tài giỏi.

    Câu này thì tất nhiên là đúng rồi. Nắm bắt được thời thế, được xu thế phát triển của thời đại mình đang sống đâu phải dễ. Thường là khi người ta đi qua nó rồi, nhìn lại mà đánh giá thì dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng đã đi qua rồi thì những cơ hội chỉ còn là quá khứ. Vì vậy kẻ thức thời chính là người nắm bắt được cơ hội trong thời điểm thích hợp nhất.

    Vậy nắm bắt được thời thế là gì? Nắm bắt được thời thế có nghĩa là nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội.

    Kẻ thức thời là những con người bé nhỏ, nhưng có tầm nhìn xa trông rộng. Họ đang sống trong những ngày tháng này nhưng họ có thể biết được hàng chục năm sau xã hội sẽ phát triển như thế nào.

    Từ xưa đến nay, kẻ thức thời cũng rất nhiều, và ngày nay, người thức thời cũng không ít.

    Nắm được quy luật phát triển của xã hội đã là giỏi rồi, tìm ra trong đó những cơ hội tốt cho mục đích của mình lại càng giỏi hơn nữa. Những người thức thời không chỉ đơn giản là người nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội, những xu thế tất yếu phải xảy đến mà người thức thời còn phải là người biết vận dụng thời thế đó để phục vụ cho mục đích của mình.

    Những trang tuấn kiệt có khi còn biết lợi dụng thời thế để tạo ra thời thế.

    Nếu bạn đã đọc "Mật mã Da Vinci" của Dan Brown thì sẽ thấy có một nhân vật Constantine.

    "Ông ta cả đời là một kẻ ngoại đạo mãi đến khi nằm trên giường lâm chung, quá yếu không thể phản đối được, mới chịu lễ rửa tội. Dưới thời Constantine, quốc giáo của La Mã thờ thần Mặt trời - thờ Sol Invictus tức là Mặt trời không gì thắng nổi - và Constantine chính là tu sĩ đứng đầu quốc giáo đó. Rủi cho ông ta, một cuộc náo loạn tôn giáo ngày càng dữ dội đã tràn ngập La Mã. Ba thế kỉ sau khi Chúa Jesus Christ bị đóng đinh câu rút, số tín đồ của Người đã tăng bội lên theo cấp luỹ thừa. Những tín đồ Thiên Chúa giáo và những người ngoại đạo bắt đầu gây chiến với nhau, và cuộc xung đột phát triển đến mức đe doạ chia cắt La Mã làm hai. Constantine quyết định phải làm một điều gì đó. Vào năm 325 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, ông ta quyết tâm thống nhất La Mã dưới hình thức một tôn giáo duy nhất. Đó chính là Thiên chúa giáo".

    "Tại sao một hoàng đế ngoại đạo lại lựa chọn đạo Thiên chúa làm quốc giáo?".

    "Constantine là một nhà kinh doanh rất giỏi. Ông ta thấy rõ Thiên chúa giáo ở xu thế đang lên, và đơn giản là ông ta ủng hộ con ngựa thắng cuộc. Các sử gia lấy làm thán phục sự xuất sắc của Constantine trong việc cải đạo cho những người thờ thần Mặt Trời thành những tín đồ Thiên chúa giáo. Bằng việc phối quyện những biểu tượng, ngày tháng, nghi lễ ngoại đạo vào truyền thống Thiên chúa giáo đang ngày càng phát triển, ông đã tạo ra một thứ tôn giáo lai tạo có thể chấp nhận được với cả hai phía".

    "Những dấu tích của dị giáo trong những biểu tượng của Thiên chúa giáo là không thể chối cãi được. Đĩa mặt trời Ai Cập thành hào quang quanh đầu các thánh Thiên Chúa giáo. Những hình diễn đạt nữ thần Isis cho Horus bú, đứa con trai được thụ thai một cách kì diệu, đã trở thành mẫu phác thảo cho các hình vẽ hiện đại thể hiện Đức Mẹ Đồng Trinh Mary cho Chúa Hài Đồng Jesus bú. Và gần như mọi yếu tố trong các nghi lễ của Ki tô giáo như mũ tế, bàn thờ thánh, thánh ca, lễ ban thánh thể cũng như nghi thức rước mình Thánh Chúa đều được lấy thẳng từ những nghi lễ bí nhiệm dị giáo có từ trước đó".

    "Chẳng có gì trong Thiên chúa giáo là chính gốc. Mithras - mà người ta vẫn quen gọi là Con trai của Thượng đế và Anh sáng của thế giới - là một vị thần tiền - Thiên chúa giáo chào đời vào ngày 25 tháng 12, và khi chết được chôn trong một ngôi mộ bằng đá, rồi tái sinh sau đó ba ngày. Tiện đây xin nói ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh của Orisis, Adonis và Dionysus. Thần Krishna lúc mới sinh ra đã được dâng tặng vàng, trầm hương và cả nhựa trầm hương. Thậm chí ngày thánh hàng tuần của Cơ đốc giáo cũng là thứ đánh cắp từ những người ngoại đạo".

    "Thiên chúa gỉáo tôn vinh ngày hành lễ thứ Bảy Sabbath của người Do Thái, nhưng Constantine đã chuyển ngày lễ đó cho trùng với ngày lễ thần Mặt Trời của người ngoại đạo". Ông dừng lạí và cười. "Cho đến tận bây giờ, những con chiên đi lễ chầu sáng Chủ nhật vẫn không mảy may biết rằng họ ở đó để dự tế thần Mặt Trời hàng tuần của người ngoại đạo - Chủ nhật có nghĩa là ngày của mặt trời mà".

    (Mật mã Da Vinci - Dan Brown).

    Ngày nay, để chọn đúng nghề nghiệp tương lai, người ta phải nắm bắt được xu thế phát triển, suy vong của từng ngành nghề. Nếu không, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Tôn Tử nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bốn nguyên tắc cơ bản được khuyến cáo là: “Hiểu rõ xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành nghề”, “Tìm ra ngành nghề mới”, “bỏ qua quan niệm cũ về việc làm” và “Chọn ngành nghề mới”

    Nhưng thức thời không có nghĩa là chạy theo trào lưu, chạy theo những mốt mới, chạy theo những ý thích nhất thời của dân chúng trong thời điểm cụ thể mà phải biết được xu thế nào sẽ phát triển lâu dài, bền vững, xu thế nào sẽ nhanh chóng bị triệt tiêu.

    Quy luật phát triển của xã hội cũng như dòng sông cuồn cuộn chảy, người đi xuôi dòng ắt thành công, kẻ đi ngược dòng dễ nếm mùi thất bại.

    ....

  • 1 thập kỷ trước

    Thức thời: nhanh nhạy nhận biết sự thay đổi của thời thế mà điều chỉnh hành động, lối sống cho phù hợp.

    Tuấn: Đẹp đẽ, thông minh

    Kiệt: Tài giỏi, hơn người.

    Câu này nghĩa là người nhanh nhạy với thời thế, biết điều chỉnh bản thân cho phù hợp mới là người thông minh, hơn người.

    Câu nói này là một lời khuyên đúng đắn. Với thời đại ngày nay, "thức thời" chính là "hòa nhập", thật năng động, dám nghĩ, dám làm, vươn mình theo sự phát triển tiến bộ, tích cực, hợp quy luật của thời đại.

    Mặt khác của "thức thời" trong thời đại ngày nay là không được "hòa tan" bản thân, để cho thời đại cuốn vào vòng xoáy của nó, bất kể tốt - xấu, đúng - sai, bởi với tốc độ phát triển như vũ bão của thời đại này ta sẽ khó có thời gian và cơ hội để làm lại.

  • Ẩn danh
    7 năm trước

    câu hỏi của bạn được Y! đánh giá cao, bạn nên tham khảo tại đây: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...

    (Các) Nguồn: câu hỏi của bạn được Y! đánh giá cao, bạn nên tham khảo tại đây: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...
  • BALI
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Nếu có thể gọi là trang hảo hán thì sẽ vừa tầm phổ cập hơn, vì tôi nghĩ đơn giản kẻ nhận ra cái sai , nhìn nhận thất bại ...cũng có thể gọi là thức thời, là hảo hán...Chỉ chừng đó thôi xã hội đã tiến lên nhiều, mong lắm thay !!

  • 1 thập kỷ trước

    Tôi nghĩ không còn đúng nữa. Xã hội ngày xưa là một xã hội anh hùng tính và cá nhân tính. Trang tuấn kiệt thường được mọi người kính trọng và hướng theo.

    Ngày nay, người thức thời sẽ chỉ là một người nắm bắt được thời cuộc nên dễ đi tới thành công..còn tốt hay xấu thì cũng còn tùy. Do đó không còn được gọi là trang tuấn kiệt..

  • 1 thập kỷ trước

    bạn đang nghi ngờ về sự"tuấn kiệt" trong con người mình chăng? mình nghĩ đây là một câu nói hay. Và mình vẫn tin câu nói này rất đúng. "Thức thời" là biết nhìn nhận đúng vấn đề, nắm bắt đúng thời cơ.tuy nhiên hiểu và định nghĩa thì dễ nhưng để làm được thì rất khó. Vì mình nghĩ để có thể thức thời thì phải có kiến thức, sự tự tin và kiên nhẫn. Khi cơ hội đến mà không tự tin không biết nắm bắt là không được, mà khi cơ hội chưa thật chính mùi đã mất kiên nhẫn thực hiện trước cũng không xong. Vậy nên thức thời không thể đi chung cùng nóng tính . Có những lúc nên nhẫn nhịn, chịu đựng thì mọi việc mới thành công.

  • 1 thập kỷ trước

    Thức : là tỉnh táo ,khôn ngoan

    Thời : là thời thế

    Thời thế tạo anh hùng

    người nắm bắt được sự thay đổi của thời thế tất hơn những người khác(tuấn kiệt)

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Vẫn còn, ta nên tin là vẫn còn .......

    ........."thức thời" như Ông Gocpachop của Liên Xô;

    và Ông Nguyễn Văn Linh của Việt Nam,... những con người đươc ghi nhận vào lịch sử......đã "vượt lên tất cả" để mang lại lợi ích đích thực cho nhân dân & đất nước vào đúng thời điểm.......!

    .........

    ....trên YH&Đ này cũng có rất nhiều @ đang chuyển đổi đề tài.....gần với "sự kiện" hơn trước kia !

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.