Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Tinahv đã hỏi trong Gia đình & Quan hệ xã hộiGia đình · 1 thập kỷ trước

Ý kiến của bạn về việc " sai " con cái ?

Tôi thấy trong nhiều gia đình, chuyện con cái bị sai vặt như một chuyện đương nhiên, sai đi mua này mua nọ, sai làm những việc mà chính cha mẹ có thể tự làm được . Còn gia đình bạn thì sao ? Xin bạn cho biết ý kiến

Cập nhật:

Thật sự tôi chỉ dùng từ " sai " theo một nghĩa không tốt,còn nếu nói sai bảo một cách xây dựng, là đương nhiên, các cháu cần phải học tập để làm những việc đó ngay từ khi còn nhỏ. Bản thân tôi cũng phải tập làm đủ thứ việc như sơn phết hàng rào, đi chợ, làm công việc nhà khi tôi còn bé, và rất vui thích khi được cha mẹ giao cho các công việc đó. Sau này, tôi cũng đã tập cho các con mọi việc như thế và mọi thành viên trong gia đình đều rất vui vẻ làm công việc mình được giao.

Nhưng tôi không quan niệm rằng " sinh con ra để mà sai bảo, làm nô lệ cho mình " mà tôi đã bắt gặp cảnh đó tại nhiều gia đình. Đôi khi tôi cảm thấy thương cho các em nhỏ bị cha mẹ hành hạ, nhìn đôi mắt thất thần sợ sệt, cha mẹ thì ngồi yên quát tháo, sai con tất tần tật đủ thứ việc. Điều đó quá đáng ! Xin đừng nghĩ các con, chúng là " của mình " khi mình có công sinh chúng ra, mình có quyền sai gì cũng được. nên tôn trọng chúng, chỉ dẫn và làm gương. Tình thương yêu cũng nên bộc lộ, đừng ngại ngần.

Cập nhật 2:

Tại các nước Âu Mỹ, trẻ con ưu tiên số một, đi học ở trường các cháu được học cách gọi dt khẩn 911 cho cảnh sát, khi bị cha mẹ ức hiếp, tôi cũng có vài đứa cháu, lên 8 và 11 tuổi, đã từng làm như vậy vì cháu không chịu làm việc mẹ cháu sai, và mẹ cháu cầm roi hăm đánh đòn. Tôi không đồng tình việc này, dù sao chúng ta cũng là người VN, có nền nếp trật tự gia đình theo Nho, Khổng, nhưng cũng nên nhìn theo đó để có một ý nghĩ thoáng hơn trong thời đại bây giờ.

Tôi rất cảm ơn các bạn đã kể chuyện của mình, tâm sự những điều rất dễ thương, như bạn Thạch Thảo, Huytao..v..v và các bạn khác.

Cập nhật 3:

### Bạn Bali, xin lỗi bạn, người tôi muốn nêu tên trong câu trên là bạn, chứ không phải là huytao, quá nhầm lẫn ! Xin thứ lỗi một lần nữa.

15 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Ái chà.. câu hỏi nầy mênh mông dữ à nghen. Lão chỉ biết về Miền Tây, việc "sai" con làm như là một tất nhiên cho cả cha, mẹ và cả những đứa con được "sai". Chúng ngừng chơi, thực hiện ngay công việc, rồi lại tiếp tục chơi như chưă xảy ra chuyện gì. Công bằng mà nói thì có những việc rất nên "sai", nầy nhé

    - Sai trẻ chạy ù ra đầu hẻm mua gói bột ngọt, chai nước tương, thậm chí mua "chịu" (nợ) 1 xị rượu.. thì trẻ con làm nhanh, gọn và hiệu quả hơn.

    - Trẻ vừa là 1 "thợ phụ", vừa học hỏi công việc trong việc giúp đỡ cha mẹ như phụ rửa chén, lau nhà, phụ đưa công cụ khi cha sửa điện trên cao, phụ giử khúc cây khi cha nó cưa.... Những điều nầy rất hữu ích cho nó về sau, khi mà nó có một mái ấm riêng và dạy dỗ, chăm sóc con cái của chúng.

    - Khi nhà có khách, cha mẹ tiếp khách, sai con đem nước, pha trà, mua vặt.. con cái làm tốt trước khách là niềm hảnh diện lớn cho cha mẹ.

    - Lão rách nầy từng gặp cô bé mười mấy tuổi đâu, cầm cây chổi quét nhà không xong, vì mỗi lân quét là rề rà, lúng túng.. thế là người mẹ giựt lấy chổi làm cho nhanh, cho gọn. Không biết sau nầy ra riêng bé sẽ làm thế nào quản lý gia đình, làm thế nào khiến người hầu phải kính nể.. (Quét nhà đã thế tức nhiều công việc khác trong gia đình cũng thế). Nhưng..

    - Không ít người lại tự cho việc "sai con" như là một đặc quyền của cha mẹ. "có con hổng sai để làm gì?", "có con không sai để mai mốt thiên hạ xài."..!! Lão rách nầy từng thấy người mẹ "cố tình" bắt con mình rửa chén khi bé chưa đầy 10 tuổi, còn người mẹ ngồi bên giám sát và hướng dẫn. Nhưng cũng thấy người cha vô tư ngồi xem TV, sai con bỏ dỡ bài học để chạy ra mở cổng rào. Cũng có những người con (chủ yếu là nông thôn) không suy tính, bỏ ngang công việc mình để thực hiện lệnh cha mẹ không hề khó chịu, trong khi cha hay mẹ đang chiễm chệ hưởng cái thú làm cha mẹ. Bởi nó xem việc "người nhỏ" trong gia đình phải làm những việc bị xem là nhỏ (việc không tên) như là chuyện tất nhiên, và rồi khi nó có con, nó lại chiễm chệ hưởng thụ cũng như là chuyện tất nhiên, và cứ thế truyền xuống đời nầy, đời khác để ngầm định rằng con cái như là công cụ..

    Vậy thì có nên sai con làm, sai con trong trường hợp nào.. lão hổng biết thiệt.

  • BALI
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Rõ là bạn Tinahv bỏ chữ sai trong ngoặc kép là có ý phê bình rồi. Và đây cũng là câu hỏi ưu tiên cho người "nhớn" trả lời, phải ko ?...

    Tôi nhớ lại khi còn nhỏ, lúc 5,6 tuổi, ba tôi ngồi với 1 tri kỷ nhậu lai rai và tôi có nhiệm vụ chạy ra chạy vô bếp phụ má tôi, bưng mồi, rượu cho ba, ba có yêu cầu gì thì chạy. Tôi nhớ và yêu kỷ niệm ấy vô cùng, dù là cục cưng trứng mỏng của ba, nhưng tôi vẫn "được" chiếu cố sai bảo như thường, và tôi thường xuyên bị tri kỷ của ba tôi dợt cửu chương xuôi rồi ngược và bất kỳ, vui nhất là đố phát âm những từ đánh lưỡi, cá rô nhảy rồ rồ...

    Tôi nghĩ sai bảo bình thường là tốt, nó thể hiện tinh thần tương trợ, giúp tránh ỷ lại, vị kỷ...và nhiều cái hay nữa, miển sao hành động ấy trong chừng mực hợp lý như ThachThao nói...

    Cái học ngày xưa thong dong hơn bây giờ, hè ra hè, cho nên ở lứa chúng ta những kỷ niệm hè ngập tràn niềm vui...Thời ấy mổi hè tôi phải về quê và làm lụng ra trò (dù biết mình cũng có thể làm cậu ấm cô chiêu được, có được vậy có lẻ cũng nhờ ba mẹ tôi không nuông chiều, (và nhờ đó khả năng thích ứng của trẻ cũng sẽ cao hơn )

    Được sai bảo, được phụ giúp cũng là thể hiện lòng thương yêu phải không bạn Tinahv . (Có thể vì bể học ngày nay mênh mông đua chen quá, thế giới thông tin cập nhật ngập tràn nên thế hệ trẻ bây giờ ít thì giờ hơn, nên đôi khi sai bảo sợ mất thì giờ của chúng nó, sợ ảnh hưởng đến việc học của chúng nó, sợ...đủ thứ, cuối cùng thực sự sợ chúng nó và bắt đầu mất...)

  • 1 thập kỷ trước

    Mọi thành viên trong gia đình mình đều nhờ vả nhau một cách rất thoải mái. Người thích được sai nhất là bố tụi nhỏ, mình mà bảo con mình "lau nhà giùm mẹ đi Hùng", là bố chúng "để ba lau cho" nửa đêm đang coi đá banh thằng con nói con thèm ăn cháo lòng" là ông bố "để ba đi kiếm cho" và một chút sau là cả nhà vừa coi vừa có cái sì sụp. Mình mỏi lưng chỉ cần be đền gần ai đó nằm sấp xuống là tự nhiên có người đấm lưng cho liền... Bù lại tóc tai, móng tay móng chân của các thành viên trong gia đình là mình độc quyền cắt tỉa (chẳng qua là ghiền cắt và ghiền cái cảm giác được chăm sóc những người mà mình yêu thương).

    Nói chung là ai cũng được làm trong tâm trạng vui vẻ và thích.

    Mình nghĩ sai con cái phụ giúp mình việc này việc kia cũng là bình thường thôi, ví dụ mình đi đâu về mệt là lăn kềnh ra và đứa nào làm cho mẹ ly nước, đang làm công việc mà ai đứng gần vật mình định lấy thì cũng có thể "lấy cho mẹ cái kia...." Mình nghĩ miễn sao đừng quá quắt quá là được (như ngồi một chỗ chỉ trỏ nhờ cái này, hét cái kia......).

  • 1 thập kỷ trước

    tuổi thơ tôi từng bị sai vặt, rồi sai làm những việc lớn hơn. khi được sai làm điều gì đó, tự nhiên thấy mình lớn hẳn ra...

    giờ đối với con, tôi cũng nghĩ đó là lẽ thừờng tình. Tôi muốn con tự lập, biết chia sẽ những vất vả của cha mẹ. Thương con là tạo cho con tự tin, giúp con tự xoay xở khi gặp bất trắc . Che chắn con quá mức, sống chỉ biết có mình, có thể vô tình hại con, vì ở đời mấy ai học được chữ ngờ,thành bại, sa cơ, lỡ vận...

  • 1 thập kỷ trước

    Vâng, vẫn còn có rất nhiều gia đình ở Việt Nam ta " sai " con cái làm việc này việc nọ, thậm chí chửi rủa đánh đập chúng khi chúng làm sai hoặc không làm !

    Trường hợp này thường rơi vào những gia đình gia trưởng, nghèo, học thức thấp, nghiện ngập rượu chè, cờ bạc ...

    Vì thế, đa số các bậc cha mẹ vô tình chia rẽ tình cảm con cái, áp đặt tuổi thơ, và để lại nhiều hệ lụy sau này. Đơn cử một chuyện tồi tệ nhà hàng xóm mình : Thằng cu Tèo mới ngày nào còn dễ thương thơ ngây, giờ đây đã thành con nghiện rượu, bởi chiều nào bố nó cũng sai nó đi mua rượu về các chiến hữu nhậu nhẹt say sưa. Tính tò mò khiến nó không cưỡng được khi " nhấp môi " mỗi chiều mỗi hớp ! Hoặc như cái Vân 10 tuổi ngồi lấy " xâu " sòng bài cạnh nhà mình khi bố mẹ nó giao " trách nhiệm " cho nó, giờ đây đã là cây tứ đổ tường dày dạn kinh nghiệm. Nghe đâu nó đã bị bắt vì ăn cắp tiền chơi bài !.....

    Thế đấy, cha mẹ cứ tưởng chuyện sai vặt là đương nhiên, là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng không ngờ chính họ đẩy con cái vào đường cùng tội lỗi !

    Thiết nghĩ các thành viên trong gia đình có sự nhận thức giúp đở nhau, thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Nhất là những ngày giổ kỵ, đám cưới hỏi... cha mẹ anh chị em xúm xít mỗi người một tay, vừa làm việc vừa trò chuyện gia đình, hay truyền cho nhau những kinh nghiệm trong cuộc sống, khiến ngày làm việc đở vất vã mà còn khắng khít tình cảm hơn.

    Ngoài ra cha mẹ ông bà không nên " sai " con cháu trong những trường hợp " nguy hiểm " như mua bia rượu, thuốc lá, bài bạc, băng qua đường, hay khuya khoắt....

    Lạy Chúa, gia đình chúng tôi " may mắn " sống trong hạnh phúc, bởi sự nhận thức tính hy sinh là cao quý, là gắn bó tình cảm lâu dài.......

    Thân.

  • 1 thập kỷ trước

    Lúc con tôi còn nhỏ, tôi sai nó làm chuyện này chuyện nọ cốt ý là cho nó vui thôi. Nhưng mà tới khi nó lớn lên thì nó "sai" tôi nhiều hơn..Không biết có bạn nào bị như vậy không?

  • 1 thập kỷ trước

    "sai" thì ý bạn là giúp đỡ công việc nhà hay là những chuyện ko liên quan đến chúng

    thật ra ,"sai" chúng làm việc nhà là tốt để cho chúng tự lập sau này và quan trọng hơn cả là ít cải lại bố mẹ bạn thử để ý xem những đứa trẻ được nuông chiều thường hay cải bướng

    và xem bố mẹ chúng như là osin trong nhà phải có trách nhiệm phục vụ chúng cho nên ngay bây giờ nếu có thể sai được những việc mà chúng có thể làm được để bạn đỡ vất vả thì hãy sai ngay đi,đó là những gì tôi học được từ mẹ tôi (1 người sợ con vất vả)

    chúc gia đình bạn hanh phúc.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Thứ nhất, nên bỏ chữ "sai" đi mà nên dùng "giao trách nhiệm". Cha mẹ nên giao việc cho con làm, dĩ nhiên tùy khả năng sức vóc cũng như trí tuệ, để con học tinh thần trách nhiệm làm đến nơi đến chốn. Tuy nhiên cha mẹ kg nên lạm dụng "quyền cha mẹ" để bắt làm những cái vô lối. Thứ đến, nên nhớ con cái cũng có việc riêng của chúng, đừng nghĩ chyện trẻ con khg quan trọng, nó quan trọng với con thì mình phải cả nể. Bắt nó dẹp chuyện của nó để làm việc mình dù mình làm được thì sẽ gây cái hận trong lòng con không nói ra. Giao việc cho con thì phải chỉ cho cặn kẽ và sẵn sàng giúp nếu con cần, đừng mắng chửi nếu con làm không đúng ý mình, nên hướng dẫn và cho thấy khuyết điểm để tránh.

  • 1 thập kỷ trước

    Trong gia đình , tôi là cha , thường thì tôi không sai hay nhờ con tôi làm những chuyện vụn vặt mà tôi có thể làm được , mặc dầu tôi có 3 c .

    Tôi nghĩ , quan niệm ( chuyện con cái bị sai vặt như 1 chuyện đương nhiên ) , như bạn nói ; quan niệm đó nên thay đổi , giúp dần tạo nên tính độc lập cho con cái về sau .

  • 1 thập kỷ trước

    "Sai" con cái là chuyện bình thường. Gọi là "sai" chứ đó đơn giản là yêu cầu làm việc gì đó, giao một việc gì đó cho làm. Cũng giống như giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà, giao bài cho học. Đó là một thao tác và là một bước trong việc truyền đạt kiến thức. Nếu không giao bài cho nó học, cho làm bài và cho kiểm tra thì làm sao đánh giá được nó nắm kiến thức đến đâu? Thì công đoạn cuối cùng đó chính là công đoạn thu nhận kết quả. Cũng như vậy, cha mẹ yêu cầu con cái tự dọn dẹp phòng của mình, hoặc dọn dẹp đồ chơi của chúng, rồi đi mua đồ (tất nhiên tất cả những công việc này cha mẹ đều có thể làm hoặc làm dùm cho con cái). Nhưng nếu như không tập cho chúng làm những việc nhỏ nhặt như dọn dẹp nhà cửa thì chúng không bao giờ biết làm một người ngăn nắp. Nếu không sai chúng đi mua đồ thì chúng không bao giờ có kinh nghiệm trả giá, không biết xài đồng tiền đúng chỗ và cũng như sau này chúng không biết thị trường bán lẻ như thế nào để có thể trở thành nhà kinh doanh giỏi. Tất cả những việc mà cha mẹ hay thầy cô giao cho chúng ta làm là đều tốt cho chúng ta cả, đều là dạy cho chúng ta về cuộc sống cả. Nếu không chịu làm những công việc hàng ngày chúng ta sẽ trở nên lười nhác, thụ động và dần dần trở nên chậm chạp; vì thiếu vận động nên béo phì.

    Tôi cũng thường xuyên phải làm bài tập, phải học bài và làm kiểm tra ở trường. Còn ở nhà tôi phải giúp mẹ và chị làm rất nhiều việc. Bên cạnh đó công việc của riêng tôi vẫn được tôn trọng và đảm bảo có thời gian để làm. Nhưng tôi không hề thấy đó là xấu. Đó là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình với nhau. Và tôi biết những gì mà tôi làm và biết cách để làm là những kinh nghiệm thực tiễn quý báu mà gia đình, thầy cô đã truyền đạt và rèn luyện cho tôi. Tôi trân trọng điều đó và tôi biết chúng tốt cho tôi. Thậm chí giáo viên càng khó và càng giao nhiều việc tôi càng thích vì tôi biết chính những giáo viên đó mới là giáo viên thật sự nhiệt tình với nghề và với sinh viên.

    Mặt khác, cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục đối với mình, chẳng lẽ sai mình làm việc để giúp đỡ họ thì mình lại quạnh quẹ lại hay sao? Cho dù sai mình làm nhiều bao nhiêu thì cũng không có gì quá đáng so với công lao to lớn đó. Hơn nữa, sinh con ra thứ nhất là để vui cửa vui nhà, thứ hai là để sai nó giúp đỡ mình và có người phụng dưỡng, nhang khói chứ chẳng lẽ sinh con ra là để cung phụng cho nó từ A-Z mà khỏi phải đòi hỏi gì ở nó sao?

    "Nếu là con chim chiếc lá

    Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

    Lẽ nào vay mà không có trả?

    Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình."

    (Xuân Diệu)

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.