Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Không Tên đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênToán học · 1 thập kỷ trước

bài này sai chổ nào vậy?

-2=(-2)^1=(-2)^(2/2)=

=[(-2)^2]^(1/2)=4^(1/2)=√4=2(!)

Cập nhật:

cảm ơn các bạn đã giải đáp, theo mình nghỉ thì cănbậchai(4) theo qui ước là căn dương, nếu muốn nói đến số âm thì thêm dấu "-", nếu t^2=4 thì |t|= căn hai(4)=2 (số dương), có hai giá trị t là vì có đến hai số: 2, -2 để trị tuyệt của nó là 2

Bạn Dream Links chỉ ra phép biến đổi là sai, nhưng mình còn nhiều chổ thắc mắc:

bài này chổ sai là khi số mủ là số hữu tỉ thì cơ số phải là số dương, ở đây nó là -2, nên mới dẫn đến điều vô lí!

định nghĩa hàm mủ y=a^x, thì a phải là số dương, x thuộc R. trong khi vẩn tồn tại (-2)^2. mình có hai thắc mắc thế này:

- chấp nhận định nghĩa hàm mủ thì a>0, nhưng khi giải pt dạng f(x)^g(x) thì có cần đk f(x)>0, nếu có thì ta sẽ mất các nghiệm mà f(x)<0 trong khi g(x) nguyên dương, nếu không thì ta gặp nghiệm ngoại lai như vd trên

- khi tính đạo hàm của hàm số có căn thì phải chuyển sang lũy thừa hữu tỉ, thế mà chẳng ai xét đk của biểu thức dưới dấu căn (dù là căn bậc lẻ). như vậy đúng hay sai?

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    mình nghĩ thế này khi phép biến đổi là tương đương thì dù có tách hay thế nào nó phải luôn đúng

    nhưng mà khi

    (-2)^1=(-2)^2/2 =[(-2)^2]^1/2

    nếu mình phân tích (-2)^2/2= [(-2)^1/2]^2=(căn bậc hai của -2 )^2

    thì rõ ràng đâu tồn tại căn bậc hai của -2 mà bình phương nó kô đúng nên phaep biến đổi kô tương đương!

    như vậy kô bít có đúng kô !

  • hung t
    Lv 6
    1 thập kỷ trước

    Theo tôi hiểu thì như thế này.

    Lấy ví dụ cụ thể cho dễ hiểu - cănhai(2). Trong các dữ kiện cho trước

    (điểm A = (cănhai(2), 1.5), x^2 - cănhai(2)*x + 6, cănhai(2)*sin(x) + ...)

    thì cănhai(2) được hiểu là một hằng số nhất định = +1,4142..., hay nói một cách khác thì

    cănhai(2) được hiểu như một "ký hiệu" như ký hiệu số e, số PI, tích phân v...v

    của một số nhất định, ở đây là số dương +1,4142...

    Nhưng trong quá trình tính toán khi tính căn thì ta phải dựa vào định nghĩa.

    cănhai(2) là một số mà khi nâng nó lên lũy thừa bậc 2 thì ta được số 2.

    Như vậy ta có 2 số - 1,4142... và +1,4142... chứ không phải chỉ +1,4142...

    Trong từng trường hợp cụ thể mà ta có thể chấp nhân được cả hai hay

    phải loại bỏ một. Ví dụ chẳng hạn khi giải toán ta có t^2 = 4 mà trước đó

    ta xác định đk. của t là t > 0 thì từ t^2 = 4 phải suy ra t = cănhai(4) = +2

    Căn bậc chẵn của số dương có 2 giá trị và luôn phải xác định liệu cả hai

    có thể được chấp nhân hay không. Nếu nói về hàm thì hàm f(x) = cănhai(x)

    trong khoảng [0, +oo) không phải là hàm đơn giá trị.

    Trong bài đã cho thì theo định nghĩa (vì ở đây cănhai(4) không phải là "dữ

    kiện" cho trước mà là kết quả trong quá trình tính toán)

    -2 = ... = cănhai(4) = -2

    hay nói một cách khác cănhai(4) theo định nghĩa cho 2 giá trị nhưng trong trường

    hợp "cụ thể" này ta không chấp nhận giá trị +2.

    Tương tự ta có

    +2 = ... = cănhai(4) = +2 (bỏ giá trị -2)

  • 1 thập kỷ trước

    sai cho này nè : (-2)^(2/2) không bằng (-2)^1

    (-2)^(2/2) = can bac 2 cua (-2)^2 = can bac 2 cua 4 = 2

  • 1 thập kỷ trước

    chỗ [(-2)^2]^(1/2) , ta có 2^(1/2) = 1. vậy [(-2)^2]^(1/2) = (-2)^1 = -2 chứ không thể nào bằng với 4^(1/2) = 2 được. đó là chỗ sai

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.