Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có th��� tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
4 Câu trả lời
- nhu phamLv 71 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Chính trị là chính kỳ lý bất năng xu hướng , trị kỳ tâm tất hữu lập trường nghĩa là phải có lập trường để an dân hướng dân vào sự an cư lạc nghiệp , như thế chính trị phát xuất từ dân , do dân ,và vì dân , gốc của chính trị là ở nhân dân , đối tượng của chính trị cũng là nhân dân .
- 1 thập kỷ trước
Nếu bạn hỏi đến mục đích của người làm chính trị thì đó là quyền lợi cá nhân gồm cả ham muốn quyền lực và lợi danh."Lấy dân làm gốc" lại nói tới vấn đề khác,đây là một chính sách của người cầm quyền.
- VioletbaongocLv 71 thập kỷ trước
Chào bạn !
Tôi không phải là một nhà kinh tế chính trị học, hay đang làm nghề luật sư, nên muốn trả lời câu hỏi của bạn chẳng phải đơn giản chút nào. Thôi thì thế này nhé, hiểu được đến đâu nói đến đó, cùng trao đổi, bàn luận nào.
- Chính trị không có "gốc". Chính trị (theo nghĩa rộng) là một khái niệm để chỉ tình hình trật tự an ninh nói chung trong một Quốc gia, bất kể quốc gia đó là XHCN hay TBCN. Ví dụ báo chí ��ăng tin : Ngày...tháng...năm, tình hình chính trị tại ...Mỹ có đụng độ xẩy ra giữa những người biểu tình đòi...với cảnh sát, làm bị thương...; Chính trị (theo nghĩa hẹp) còn chỉ quan điểm, lập trường, tư tưởng (chính kiến) của một cá thể nào đó trong xã hội. Ví dụ ta nói : Thái độ chính trị của anh A, B. C rất vững vàng trước những biến động của tình hình trong và ngoài nước....
- Câu "Lấy dân làm gốc", nghĩa đen : Một cái cây muốn tồn tại, phát triển, thì gốc của nó phải chắc khỏe, vững vàng. Nghĩa bóng : Một xã hội muốn tồn tại, phát triển thì phải có dân tham gia ủng hộ, xây dựng và bảo vệ, vì sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng mà. Câu nói trên bao hàm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đồng thời còn mang ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước, chưa kể nó còn pha chút sắc màu nghệ thuật cho thêm phần sinh động mà thôi.
Vì vậy bạn tự kết luận ý cuối cùng của câu hỏi nhé.
Chào tạm biệt.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Gốc của chính trị là quyền lực ( cần hiểu theo nghĩa rộng - ngôn luận cũng là quyền lực ). Vì dân là con sóng vỗ về có thể nâng thuyền lên, có thể lật úp thuyền khi nó trở thành sóng thần nên phải lấy dân làm gốc. Hai gốc này là hai hay là một tùy vào cái Tâm của người làm chính trị.