Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

linhfom29 đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênVật lý · 1 thập kỷ trước

tại sao mắt cảm nhận được màu sắc?

mong mọi người trả lời chi tiết dễ hiểu, chắc hẳn là liên quan đến cấu tạo của mắt và tính chất của ánh sáng.Cảm ơn\!

Cập nhật:

cảm ơn mọi người đã giúp Linhfom nha!

Nhưng mà ko ai giải đáp được đúng thắc mắc của Linh.

Dù sao Linh cũng đã tự giải đáp được cho mình. Cảm ơn nhiều !!!

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Ánh sáng thì lúc nào cũng vậy (màu sắc và độ sáng). Nói theo kiểu vật lý là có tần số và cường độ.

    Không phải mắt nào cũng cảm nhận được màu của ánh sáng và có cảm nhận được màu sắc cũng giống nhau. (ví dụ mắt chó, mèo tinh là thế nhưng cũng chỉ cảm nhận được độ sáng tối nghĩa là mù màu. Rất nhiều màu sắc con người không bao giờ tự cảm nhận được trong khi loài khác cảm nhận được như: bướm nhận được các màu thuộc phổ cực tím (các tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím) hay rắn có thể cảm nhận được các màu thuộc phổ hồng ngoại.

    Vậy các cảm nhận đó từ đâu: Đó là nhờ các loại tế bào thần kinh thị giác (gồm 2 loại cảm nhận cường độ và cảm nhận màu sắc)

    Ở mắt người cũng như những loại có võng mạc mắt còn có tác dụng là khôi phục hình ảnh 3 chiều của vật thể (nhiều loài không có khả năng này đâu nhá)

    (Ví dụ về rắn cho thấy tế bào thần kinh thị giác không nhất thiết chỉ có ở mắt mà chính là ở lưỡi của nó cơ đấy)

    Thế giới sinh vật muôn hình vạn trạng nghĩ cũng không đủ...

    trên trang của Bệnh viện mắt QT Việt Nga có giải thích rõ hơn về các tế bào TK thị giác:

    Lớp vỏ trong cùng là võng mạc, đảm bảo thị lực nhờ các tế bào cảm thụ (tế bào hình nón và tế bào hình que). Phần trung tâm của võng mạc, gọi là hoàng điểm có nhiều tế bào hình nón, cho phép chúng ta nhìn thấy màu sắc của thế giới bên ngoài. Vùng chu biên của võng mạc có các tế bào hình que đảm bảo cho mắt phân biệt đen - trắng, giúp ta nhìn thấy vào lúc sẩm tối. Trong võng mạc của người trưởng thành có khoảng 110-125 triệu tế bào que này. Nếu những tế bào này bị tổn hại thì người ta bị bệnh gọi là “quáng gà”, không nhìn được lúc sẩm tối, khi gà lên chuồng. Những tia ánh sáng hội tụ trên võng mạc. Ở đây chúng được chuyển thành những xung động thần kinh và qua thần kinh thị giác truyền lên đại não, nơi diễn ra phân tích nhận thức thị giác ở mức cao.

    (Các) Nguồn: vietnga.esn.vn/vietnga/news_detail/.../giu-gin-doi-mat-sang.html
  • 1 thập kỷ trước

    O Mot Khia Canh Khac, Chung Ta Nhin Thay Mau Cua Vat The La Mau Cua Cac Tia Phan Xa Anh Sang Cua Vat The Do!

    De De Hieu Chung Ta Co Kha Nang Nhin Thay Pho Anh Sang Gom 7 Mau Tu Do, Da Cam, Vang, Luc, Lam Cham Tim; Tap Hop 7 Mau Nay Thanh Mau Trang.

    Khi Ve Vong Trong & Chia Dieu Lam 7 Cung Bang Nhau & Xep Cac Mau Len Duong Tron Do, Chung Ta Se Phan Tich Duoc Mau Nhin Thay La Do Dau!

    Doi Dien Voi Mau Do Se La Mau Xanh;

    Mot Khi Ta Thay Vat Mau Xanh, Nghia La Vat Do Hap Thu Mau Co Cung Mau Doi Dien (Do) (Hay Chinh Xac Hon La Tap Hop Cac Mau Co Cung Mau Doi Dien Voi Mau Xanh Da Bi Hap Thu)

    Xin Xem Them Tai: http://vn.answers.yahoo.com/question/index;_ylt=Ao...

  • 1 thập kỷ trước

    Như bạn trên đây đã trả lời. Trong võng mạc mắt người có các tế bào cảm nhận ánh sáng. Về hình dạng thì có hai loại là tế bào hình que (rod) và hình nón (cone). Tế bào que chỉ cảm nhận được cường độ ánh sáng, không phân biệt màu. Tế bào nón có 3 loại, mỗi loại cảm nhận được một màu cơ bản (primary colour) là đỏ, xanh lá cây, xanh da troi. Tổng hợp của 3 màu này sẽ cho ta cảm giác được muôn màu khác nhau (ti vi màu cũng áp dụng nguyên tắc này). Người nào trong mắt bị thiếu tế bào hình nón (cả 3 loại hoặc 1 hay 2 trong 3 loại) thì sẽ bị tật mù màu.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.