Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Ngày Ông công Ông táo các bạn thả cá chép xuống sông hồ ?

Theo các bạn mua cá bằng giấy về đốt và thả cá thật xuống ao hồ thì hành động nào ý nghĩa hơn?

Cập nhật:

Ý nghĩa lớn nhất khi chúng ta tiễn ông Công ông Táo không phải là mâm cao, cỗ đầy, không phải là cá chép thật hay giả. Quan trọng hơn, đây là ngày Tết để con người ta hướng đến cái thiện, làm nhiều điều phúc hơn.

Baj @Nụ hoa đời ...sao khôn thế!

Tội nghiệp @Săn chuột đồng...cảm ơn bạn về câu hỏi trước nhé!bạn đã nhầm chick với ai rồi đó!

Thả phóng sinh các con vật ở Miền nam của bạn @Ngọc Lan cũng ý nghĩa như thả cá chép thôi !

Cảm ơn bác Hai lúa ,@Phụng p,@Đẹp trai ,@Một hạt bụi nha!

15 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Hì hì...theo tôi được biết nhờ ngày trước đi học, tôi có hỏi ông thầy tôi, một nhà giáo "đặc biệt" là luôn hướng học trò về với..."cội nguồn" và Ông đã diễn giảng cho chúng tôi, những học trò nhỏ bé của ông về tục phóng sinh cá chép vào ngày 23 tháng chạp hằng năm.

    Theo Ông thì: Nói cá chép là "ngựa" dành cho Ông bà Táo về chầu Ngọc hoàng chỉ là cách thêm vào cho việc phóng sinh nhằm ngăn trở những kẻ lợi dụng việc phóng sinh cá chép mà thôi.

    Nguyên là ngày xưa, khi thả cá chép, người ta chọn những chú cá lớn, khoẻ mạnh để phóng sinh, nhưng có một số người đã chờ để vớt những chú cá này, cho nên khi kết hợp với chuyện Táo quân về chầu Ngọc hoàng sẽ làm cho những kẻ này chùn tay vì dù sao, ngày xưa dân chúng vẫn còn mê tín lắm, sợ sẽ bị Trời quở phạt.

    Còn về tục phóng sinh cá chép thì do có câu chuyện cổ tích thế này:

    - Một năm, trời hạn hán vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hoà cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm Rồng gọi là “Thi Rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thuỷ Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì. Mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.

    Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại.

    Đến lượt con cá Chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá Chép ta vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, và lọt vào cửa Vũ môn. Cá Chép đỗ. Vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng thật oai linh, thật đúng là thần Rồng. Cá chép hoá Rồng phun nước làm gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng. Sự sống đã hồi sinh.”

    Và việc nhân dân (ngày xưa chủ yếu là nghề nông) thả cá chép mang theo ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hoà, chuyện cày cấy được thuận lợi, mang lại no ấm hạnh phúc, nhân cũng thêm phúc khi phóng sanh một con vật.

    Đây cũng là một phong tục đẹp của dân tộc ta, tôi không nghĩ là một sự mê tín, mà nó nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thiên nhiên, phải biết quý trọng thiên nhiên, hãy thữ tưởng tượng, trong ao hồ, có những chú cá chép tung tăng bơi lội, có phải chính chúng ta cảm nhận được sự trong lành của thiên nhiên không vậy các bạn.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    @Viny: Đọc câu trả lời của ông tôi muốn mửa.

    Ở VN có khoảng 20 triệu gia đình lớn nhỏ.

    Trừ những gia đình Thiên Chúa giáo, việc thả cá cũng là một tục lệ văn hóa ngàn năm, nó cũng không khác chi mấy tục lệ thờ cúng tổ tiên ông bà trong nhà.

    Trước đây Giáo hội Thiên Chúa tảy chay tục lệ thờ cúng cha mẹ ông bà trong nhà, nhưng nay họ cũng không ngăn cản giáo dân làm việc đó. Đó cũng là một sự phát triển của Thiên Chúa giáo cho phù hợp với văn hóa bản địa.

    Tôi không biết trong lòng ông tin gì? có thể là ông tin CNCS nên ông mới thở ra những lời lẽ hôi tanh vậy!

    Nếu ông muốn so sánh ai khôn hơn ai thì nên so sánh những chuyện như Bô-xít ở Tây Nguyên, chuyện Ve-dan ở Đồng Nai, chuyện phá rừng bán gỗ thô, chuyện đào mỏ lấy quặng kim loại, cao lanh bán rẻ cho nước ngoài, đào than bán than thô cho nước ngoài, hút dầu thô bán cho nước ngoài...

    Muốn bàn chuyện khôn dại thì phải nói đến những chuyện đó.

    Thử hỏi có nước nào DÂN GIẦU, NƯỚC MẠNH nổi bằng việc tàn phá tài nguyên không?

    Mỗi một đơn vị sản phẩm của VN bán ra nước ngoài đều là sản phẩm thô. Nhưng VN nhập về bất cứ thứ gì thì đều có rất nhiều chất xám tích lũi trong sản phẩm nhập về, thậm chí là hàng rởm từ TQ thì cũng đã có chất xám "làm hàng nhái" trong đó.

    Xem gương Nhật Bản đó, họ không có bất cứ một tài nguyên gì, nhưng vị thế của họ là ở chỗ nào?

    Đấy! dại khôn là nó ở chỗ đó đó!

  • 1 thập kỷ trước

    theo tục lệ thì thả cá chép xuống hồ mới đúng,vì thả cá xuống nc' chứ ko phải là đốt cá .Nhưng hiện nay nguồn nc' sông hồ quá ô nhiễm nên việc thả cá chép xuống sông hồ chỉ làm tội nghiệp con cá thôi :)

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Các bạn ơi nhà tui có cái ao, nước vô ra mỗi ngày, sạch lắm... Vậy ai có thả thì xin đến thả xuống ao nhà tui... Cá gì cũng được, miễn còn sống là tốt rồi... Vừa làm phước cho con cá, vừa được mang ơn!

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Thả hồ hay sông cũng đc nhưng nhớ là đừng có vứt cả ny lông xuống bạn nhé !!!

    Thả cá xuống hồ, sông = Phóng sinh

    Vứt ni lông đựng cá xuống hồ = Diệt sinh thái

  • 1 thập kỷ trước

    tớ thấy là 2 hành động đó cũng như nhau thui. Quan trọng là cái tâm ! thả cá hay đốt cá vì mong cho ông táo đi về bình an ! Thả cá nếu thả đúng chỗ thì cũng là làm được điều tốt giúp con cá rồi. Còn đốt cá thì kiểu gì cũng là hại môi trường !

  • 1 thập kỷ trước

    Trong Nam không có tục lệ này

    Tuy nhiên theo tôi , thả cá là mỹ tục. Phóng sinh hướng người ta đến điều thiện, nhất là con trẻ.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    + "Thả cá chép" : cụm từ nầy mang đầy đủ ý nghĩa là thả cá sống.

    + Nhưng thời nay làm sao có đủ cá chép để người ta mua mà thả hả bạn ? Và người nghèo nữa, cá không có mà ăn thì lấy đâu ra tiền để mua cá thả ?

    + Thôi thì chấp nhận mọi việc, thả cá sống cũng tốt mà thả cá tượng trưng cũng tốt.

    + Lưu ý : Quê miền Bắc của bạn có tục lệ thả cá chép, nhưng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tôi không thấy tục lệ nầy.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Thả cá , thả chim thật là có nghĩa tốt đẹp nhất.

    Thả cả thật là hành động tái tạo lại, trả lại thiên nhiên những gì con người "phàm ăn, tục uống" lấy đi sau 1 năm nuốt sạch mọi thứ. Những chú cá đc thả đó sẽ kiếm vợ kiếm chồng sinh con đẻ cái để cho "con" người tiếp tục chén. người xưa quả là quá hiểu biết về vấn đề tái tạo nguồn lợi thủy sản nên đặt ra tập tục nầy. Cá giấy là của bọn Tàu, không co 1 ý nghĩa gì ngoài việc gây ô nhiểm mối trường và tàn phá môi trường do đốt giấy dẩn tới nạn khai thác rừng để sản xuất giấy. Cần bỏ hụt tục nầy, giử lại tập tục thả cá, thả chim thật.

  • 1 thập kỷ trước

    Thả cá chép thật có ý nghĩa truyền thống nhưng nhiều người chọn cách mua cá bằng giấy về đốt cho tiện

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.