Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Dây leo này tên gì? Mua ở đâu?
Trong thời gian gần đây, một loài dây leo mới xuất hiện nhiều nơi ở Huế và nhiều vùng lân cận, rất được người trồng ưa chuộng không do màu hoa sặc sỡ như dây ánh hồng, dây chùm pháo, dây đăng tiêu…, cũng không do dạng lá đẹp hay thân lạ, mà là do hệ thống rễ bất định mọc ở các nách lá chạy dọc suốt thân cành của nó. Những rễ này buông thỏng mềm mại, màu hồng thắm khi còn non rồi chuyển qua vàng xám khi già dần. Khi được trồng cho leo vắt ngang thẳng tấp theo ban-công nhà hoặc leo trải rộng trên mặt giàn, các rễ lần lượt buông thỏng xuống, thân cành vươn đến đâu, rễ lại buông đến đấy, tạo thành một bức rèm trông rất đẹp mắt. Cây có lá hình tim, đậm màu, leo nhờ tua cuốn ở nách lá. Hoa mọc thành hoa tự xim, tập hợp nhiều hoa nhỏ, màu vàng sữa. Ai biết nơi bán hoặc có trồng ở TPHCM vui lòng chỉ cho tôi, hoặc liên hệ email mrho1080@yahoo.com hay số điện thoại 0908585111. Rất cảm ơn các bạn
2 Câu trả lời
- aserhitecLv 51 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Tôi biết dây leo bạn hỏi có tên là Liêm Hồ Đằng. Đúng như bạn biết hiện nay cây này được trồng nhiều ở Huế, tôi chỉ có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin chứ chưa thể cung cấp địa chỉ bán cây giống tại TP HCM được.
Chúc bạn một ngày vui!
LIÊM HỒ ĐẰNG LOẠI DÂY LEO MỚI
Hôm nay tôi xin giới thiệu một loài cây dây leo khá đẹp và mang nhiều tính năng mà có lẽ nhiều bạn còn chưa biết. Vốn dĩ tôi chỉ quan tâm đến thực vật, nên cũng muốn giới thiệu cho các bạn biết nhiều hơn về một số loài thực vật.
Dưới đây là hình ảnh cùng bài viết của thầy giáo Đỗ Xuân Cẩm (Giảng viên nay đã về hưu hiện đang ở Huế).
Trong thời gian gần đây, một loài dây leo mới xuất hiện nhiều nơi ở Huế và nhiều vùng lân cận, rất được người trồng ưa chuộng không do màu hoa sặc sỡ như dây ánh hồng, dây chùm pháo, dây đăng tiêu…, cũng không do dạng lá đẹp hay thân lạ, mà là do hệ thống rễ bất định mọc ở các nách lá chạy dọc suốt thân cành của nó. Những rễ này buông thỏng mềm mại, màu hồng thắm khi còn non rồi chuyển qua vàng xám khi già dần. Khi được trồng cho leo vắt ngang thẳng tấp theo ban-công nhà hoặc leo trải rộng trên mặt giàn, các rễ lần lượt buông thỏng xuống, thân cành vươn đến đâu, rễ lại buông đến đấy, tạo thành một bức rèm trông rất đẹp mắt.
Loài cây này thuộc chi thực vật Cissus, là một chi có nhiều loài mọc hoang dại ở Việt Nam, được nhiều người gọi là chi "hồ đằng" với nhiều loài hồ đằng khác nhau. Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được đây là một loài nhập nội, nhưng chẳng biết nhập từ bao giờ và cũng chẳng tìm ra một tên tiếng Việt cho nó, hỏi người trồng thì họ chỉ trả lời là không biết tên gì, thấy đẹp thì xin giống về trồng chơi thôi. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng cần có một tên gọi cho nó sao để vừa nói lên mối quan hệ thân thuộc với các cây hồ đằng ở Việt Nam, vừa thể hiện đặc điểm độc đáo là nó có bộ rễ tạo thành bức rèm uyển chuyển, và chúng tôi tạm gọi nó là "liêm hồ đằng" (hồ đằng rèm).
Liêm hồ đằng có tên khoa học là Cissus verticillata, tên đồng nghĩa là Cissus sicyoides thuộc họ nho (Vitaceae), tên tiếng Anh là Princesvine, là loài phân bố tự nhiên ở nhiều vùng của Châu Mỹ, từ Bắc Mỹ (Florida, Northern Mexico) cho đến Trung và Nam Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Nicaragua, Panama, Colombia, Ecuador, Peru…).
Cây có lá hình tim, đậm màu, leo nhờ tua cuốn ở nách lá. Hoa mọc thành hoa tự xim, tập hợp nhiều hoa nhỏ, màu vàng sữa. Cây ít rụng lá, hoa rụng không gây bẩn, lại có bộ rễ đẹp nên rất thích hợp với việc trồng tôn tạo cho tiền sảnh tư thất, đền chùa, công sở… Ở Huế do thời tiết mùa hè rất oi bức, ánh nắng chói chan, trước hiên nhà có được bức rèm thực vật như thế theo chúng tôi là rất lý tưởng, nó giúp làm dịu ánh sáng chói khi nhìn từ trong nhà ra ngoài và cũng hạn chế những cái nhìn vô cớ của những người qua lại vào cảnh nhà đang sinh hoạt riêng tư. Khi cần, vài người trong gia đình, nhất là phái nữ chọn nó làm phông nền để chớp vài tấm ảnh lưu niệm cũng rất nghệ thuật. Để tạo cho bức rèm rễ có độ thưa đều và có chiều cao đúng tầm theo ý muốn, người trồng dùng kéo để tỉa thưa và cắt bằng phần chóp rễ. Từ vết cắt nhiều rễ con lại mọc ra rồi rủ xuống theo chiều trọng lực, càng tăng vẻ đẹp tự nhiên của nó. Đặc biệt vào những sáng sớm mùa hè, các đầu mút rễ đọng những giọt nước, lấp lánh ánh sáng trông rất huyền ảo.
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây liêm hồ đằng còn có nhiều tác dụng dược học đáng lưu ý. Toàn thân cây từ lá, thân đến rễ đều có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, long đàm, chữa trị được nhiều bệnh khác nhau như bỏng nắng hay bỏng nước sôi, ung loét da, da thâm tím, phù chân, tê thấp, cúm, đau lưng, mẩn ngứa, trĩ, hoại thư…
Cây rất dễ trồng. Muốn nhân giống chỉ cần chọn phần thân bánh tẻ (không quá non hay quá già), cắt hết lá, chỉ chừa một phần cuống, cắt thành từng đoạn có từ hai đến ba mắt lá để làm hom. Tốt nhất nên dùng bao polyetylen để tạo những túi bầu, ruột túi bầu là đất tơi xốp trộn cát sạch (2 phần đất, 1 phần cát). Cho đất vào đầy túi, vừa cho vào vừa thổ đáy bầu để đất bầu được nén tự nhiên. Sắp những túi bầu ở một chỗ bằng phẳng không trũng nước, dùng vòi sen hay bình bơm nhựa bơm tưới cho đẫm túi bầu. Dùng một chiếc đũa tre thọc một lỗ chính giữa ruột bầu, đặt chân hom vào lỗ và lấp nhẹ đất lại. Che nắng và theo dõi để tưới nước bổ sung sao chỉ vừa đủ ẩm. Sau một thời gian, các chồi nách phát triển thành cành mới thì đem túi bầu đi trồng.
( Xin lỗi, tôi gửi hình kèm theo không được)
- Ẩn danh7 năm trước
Câu trả lời được Y đánh giá uy tín: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...
(Các) Nguồn: Câu trả lời được Y đánh giá uy tín: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...