Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Bé nhà mình được hơn 3 tháng, mình cho bé ăn dặm?

Vì ban ngày bé ko chịu bú sữa mẹ, bé củng ko chịu bú sữa ngoài nên mình cho bé ăn dặm. (Chỉ tối đến, thức zậy bé đòi bú mẹ thôi, còn ban ngày cứ đưa bé bú là bé lại khóc và ko chịu bú mẹ, sữa ngoài càng ko. Dù mình đã thử nhìu cách) )Nhưng 2 ngày ăn dặm thì bé ko đi ngoài được, trước đây bé đi ngoài rất đều. Mình dùng sữa bột ăn dặm dielac cho bé?? Mình muốn hỏi là khi nào là cho bé ăn thêm rau củ? Mong được các bà mẹ chia sẽ kinh nghiệm. Mình cám ơn nhìu

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Món ngon cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng

    Monday, 23. February 2009, 10:08:22

    ĂN DẶM CHO BÉ

    Con của bạn được 4 tháng tuổi và cần thêm thức ăn phụ vào sữa mẹ để tiếp tục lớn nhanh…, Bạn nên cho bé ăn những gì:...

    Giai Đoạn từ 4 đến 6 Tháng Tuổi

    Con của bạn được 4 tháng tuổi và cần thêm thức ăn phụ vào sữa mẹ để tiếp tục lớn nhanh…, Bạn nên cho bé ăn những gì:

    Vạn sự khởi đầu nan:

    Thức ăn không giống với sửa mẹ, vì vậy bạn hãy bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn này.

    Thức ăn để bé tập ăn nên đơn giản, dễ làm và đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng, Vì sữa mẹ vẫn cung cấp toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng cho bé lúc này điều quan trọng là cho bé tập làm quen với mùi vị và độ đặt của thức ăn, nên cho bé ăn trước lúc bú, lúc đói nhất rồi cho bé bú bình thường.

    Một số thức ăn cho bé tập:

    - Chuối nạo, đu đủ, hoặc xoài, nạo bằng muỗng.

    - Một miếng nhỏ khoai lang hoặc khoai tây tán nhuyễn, trộn vài muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ vắt ra.

    - Một muỗng bột trẻ em đã chín với vài muỗng nước sôi hoặc sữa.

    - Vài muỗng nước cơm chắc với sữa

    - Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh của gia đình

    - Vài muỗng đậu phụ nước đường

    Tập cho bé ăn như thế nào:

    Chọn một trong các thức ăn trên, cho bé nến thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn tăng dần từ 1 đến 3 muỗng, nên dùng muỗng nông đưa thức ăn vào giữa lưởi giúp bé dễ nuốt.

    Cần 7 đến 10 ngày đễ làm quen với 1 thức ăn mới.

    Khi trẽ đã quen với 1 loại thức ăn, bạn hãy tập cho trẽ nếm loại mới với cánh như trên, dần dần bé đã quen với nhiều mùi vị và độ đặt khác nhau của thức ăn. Vậy bạn đã vược qua giai đoạn đầu tiên.

    Bé có thể gặp vài trục trặc:

    - Nếu bé chống cự lại không chịu ăn, bạn có thể đổi qua loại khác, thay vì dùng muỗng bạn có thể lấy ngón tay sạch quệt thức ăn cho bé nuốt, nếu không thành công bạn tạm dời lại 1 đến 2 tuần rồi thử lại. Nhớ đừng bao giờ cưởng ép bé ăn.

    - Nếu phân của bé hơi lỏng 1 chút, màu sắc có thay đổi bạn nên yên tâm tiếp tục cho ăn nếu bé vẫn khỏe vẫn chơi.

    - Nếu phát hiện loại thức ăn nào gây ra dị ứng ở trẽ cần loại trừ ngay.

    - Nếu trẽ nghẹn khó nuốt, có thể là do bột quá đặc, nên cho thêm ít nước chín, nước canh, hoặc sữa.

    - Có bữa bé không muốn ăn có lẽ bé chưa đói, bạn bình tỉnh chờ tới bữa sau. Sự căng thẳng gò ép của mẹ sẽ làm bé sợ dần thức ăn và bữa ăn.

    - Ngoài thức ăn dặm bạn cho bé ăn thêm 50 – 100ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn giữa bữa ăn.

    Sau đây là thực đơn cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

    1. NƯỚC CÀ CHUA

    • Nguyên Liệu:

    - Cà chua tươi

    - Đường cát trắng, và nước ấm vừa đủ.

    • Cách làm:

    - Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt ép lấy nước. Cho đường cá trắng vào khuấy đều với nước ấm là được.

    2. NƯỚC RAU DỀN

    • Nguyên Liệu:

    - Rau rền 100g.

    - Muối tinh một ít

    - Nước 100ml

    • Cách làm:

    - Rửa sạch rau dền, thái vụn.

    - Đặt lên bếp, đun nước sôi, cho rau dền vào, thêm chút muối tinh, đun khoản 5 đén 6 phút bớt lửa om tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là được. Có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc rất tốt.

    3. NƯỚC RAU MUỐNG

    • Nguyên Liệu:

    - Lá rau muống tươi non 100g

    - Muối tinh một ít

    - Nước 100ml

    • Cách làm:

    - Rửa sạch rau dền, thái vụn.

    - Đun nước sôi, cho rau muốn vào, thêm chút muối tinh, đun khoản 5 đén 6 phút tắt lửa để tiếp 10 phút, lọc bỏ xác rau và nước cặn là có thể dùng được..

    4. NƯỚC CỐT QUẢ ĐÀO

    • Nguyên Liệu:

    - Đào chín 1 quả

    - Nước, đường trắng vừa đủ.

    • Cách làm:

    - Chần đào trong nước sôi 1 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lọc, gọt vỏ thái nhỏ bỏ hạt, xay nhỏ lọc qua ray, thêm đường vừa ăn.

    5. NƯỚC HOA QUẢ HỔN HỢP ĐÀO, TÁO, LÊ.

    • Nguyên Liệu:

    - Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g

    - Nước, đường trắng vừa đủ.

    • Cách làm:

    - Táo, đào lê rửa sạch gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoản 8 phút. Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3- 4 phút nữa, xay nhuyễn và lọc qua ray thêm đường vừa ăn là được.

    6. BỘT TRỨNG CÀ RỐT:

    • Nguyên Liệu:

    - Bột gạo 10g(2 muỗng canh)

    - Trứng gà: 15g (1/2 lòng đỏ)

    - Cà rốt 30g ( 3 muỗng canh)

    - Đường 2g(1/2 muỗng cafe)

    - Dầu ăn 5g (1 muỗng cafe)

    - Nước 200ml(lưng 1 chén)

    • Cách làm:

    - Cà rốt nấu chín tán nhuyễn. Trứng gà đánh đều lòng đỏ.

    - Cho 10g bột gạo vào ít nước, khuấy tan đều, thêm vào ph���n mước còn lại cùng với trứng, cà rốt, đường. Bắt lên bếp, lữa nhỏ, khuấy đều tay đén khi bột chín, cho ra chén thêm vào 1 muỗn cà phê dầu ăn dành riêng cho trẻ em trộn đều là được..

    7. BỘT ĐẬU PHỤ BÍ XANH • Nguyên Liệu:

    - Bột gạo 10g(2 muỗng canh)

    - Đậu phụ trắng 30g(3 muỗng canh)

    - Bí xanh 30g ( 3 muỗng canh)

    - Đường 2g(1/2 muỗng cafe)

    - Dầu ăn 5g (1 muỗng cafe)

    - Nước 200ml(lưng 1 chén)

    • Cách làm:

    - Bí xanh nấu chín tán nhuyễn. Đậu phụ trắng tán nhuyễn

    Hòa 10g bột gạo vào ít nước, khuấy tan đều, thêm vào hỗn hợp trên với phần nước còn lại, bí xanh đậu phụ, đường, bắt lên bếp lưa nhỏ, khuấy đều đến khi chín, cho ra chén thêm vào một muỗng dầu ăn, thêm nước mắm ngon, hoặc muối iốt vừa ăn.(Có thể thay thế bí xanh bằng rau dền, rau muống, rau mồng tơi…)

  • 1 thập kỷ trước

    Bé mới hơn 3 tháng mà bạn cho bé ăn dặm là quá sớm, đuơng nhiên là hệ tiêu hóa không thích hợp được và dẫn đến tình trạng táo bón. Bạn nên cho bé tập bú mẹ trở lại, đầu tiên bạn hãy cho bé bú vào lúc bé lơ mơ ngủ, Nếu không hiệu quả, bạn hãy chịu khó vắt sữa ra cốc và cho bé ăn từng thìa.Mẹ bé phải thường xuyên bế ẵm bé hơn để bé luôn có cảm giác cần mẹ, an toàn khi ở bên mẹ như vậy bé sẽ tự bú lại để được gần mẹ và được mẹ ôm ấp vỗ về. Nếu bạn muốn cho bé ăn dặm thêm thì bạn chỉ được cho bé ăn 1 lần trong ngày. ở độ tuổi này của bé, bạn phải cho bé ăn loãng, chỉ bằng 1/3 định lượng hướng dẫn ở hộp bột.Còn ăn thêm rau củ chỉ nên cho bé ăn thêm rau củ khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Chúc bé khỏe.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Vô

    http://songkhoe.crctvn.org/

    Vô tìm bên tráI CHỮ SÁCH GIÁO DỤC > Nuôi dạy con trẻ

  • 1 thập kỷ trước

    Chào bạn, câu hỏi của bạn cũng là sự băn khoan của nhiều bà mẹ. Chúng tôi xin trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm như sau:

    Em bé 5,5 tháng tuổi, lười bú.

    Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú mẹ xem bé có bị một trong những nguyên nhân sau không:

    - Trẻ bị bệnh, bị nghẹt mũi, bị nấm miệng.

    - Trẻ quá nhỏ (dưới 1.800gr), không đủ sức mút vú mẹ.

    - Trẻ xa mẹ,không được bú thường xuyên, không có sự tiếp xúc da kề da (hơi ấm) của mẹ (cần gần gũi ẵm bồng và nói chuyện với trẻ thường xuyên, khi cho bú cũng như lúc trẻ chơi. Nên để mẹ ngủ cùng con, cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn).

    - Trẻ bú bình (nếu cần thì cho trẻ uống sữa bằng muỗng hay ly).

    - TÆ° thế bú sai, khiến trẻ không ngậm bắt vú tốt (cần bế trẻ đúng tÆ° thế, đầu và thân thẳng hàng, bụng áp sát bụng mẹ, đỡ vai mông trẻ, mÅ©i trẻ phải đối diện vú mẹ)…

    Khắc phục:

    - Nếu bé lười bú do bệnh tật... thì biếng ăn là chuyện đương nhiên, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị bệnh, phải kiên trì dỗ dành cho trẻ Ä��n ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày, khi khỏi bệnh trẻ sẽ thèm ăn trở lại. Lúc này cần phải cho trẻ ăn nhiều hÆ¡n bình thường.

    - Cho trẻ bú nhiều lần theo nhu cầu, nếu trẻ lười bú người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống. Tuổi từ 2 tháng trở lên bắt đầu trẻ thích quan sát và hóng chuyện, giờ bú hai mẹ con phải vào buồng riêng không có người khác, không có tiếng tivi... để trẻ tập trung bú.

    Nên cho trẻ ăn đúng theo độ tuổi, chỉ cho ăn bột khi 6 tháng tuổi trở lên và ăn cháo từ một tuổi trở lên.

    - Từ tháng thứ 6, bạn nên cho bé ăn thêm dần các loại rau củ khác nhau. Từ đây bạn bắt đầu cho bé ăn thêm các loại thịt trắng như thịt gà, lợn, bê. Bạn cho tất cả rau củ cùng vài lát thịt thái mỏng vào nấu nhừ và xay nhiễn như bột cho bé ăn, không nên chỉ ninh lấy nước nấu bột. Đặc biệt không cho bé ăn nước xương ninh hàng ngày, xương chỉ cho nhiều chất mỡ, béo, rất khó tiêu, trong khi bé lại cần chất đạm từ thịt.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.