Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Vinh H
Lv 4
Vinh H đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 1 thập kỷ trước

Mình chưa đồng tình quan điểm của nhupham về Ví dụ trong câu trả lời cho câu hỏi của miendi?

http://vn.answers.yahoo.com/question/index;_ylt=Av...

Theo nhupham đã Ví dụ: "Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã bỏ ngôi vua đi tu nhưng khi ngộ đạo còn "ham muốn" thành lập Trúc Lâm Yên Tử , quy tụ các tu sĩ chân chinh để làm cố vấn cho triều Trần về công tác đem lại thịnh vượng cho toàn dân Đại Viêt". Theo V không phải như vậy. Vấn đề này rõ ràng Tổ sư Trúc Lâm không phải là "ham muốn - dục lạc - Vọng ngã" mà là Ngài vì lòng "Từ bi" thương xót chúng sanh còn nhiều đau khổ nên Ngài mới dùng "phương tiện" là "chư Tăng" để "hoằng pháp" - Đó cũng chính là công đức của các Bồ tát khi chúng sanh gặp khổ nạn sẽ "thị hiện" để cứu khổ, nhupham nói thế V H xin hỏi thêm: vậy tại sao khi Đức Thích ca mâu ni sau khi đắc đạo ngài không nhập Niết bàn để giải thoát mà phải hoằng pháp hơn 40 năm để phát triển Đạo Phật? Như vậy có phải vì "ham muốn - Vọng ngã". mà Đức Phật Thích Ca thuyết pháp để phát triển Đạo Phật cho đến ngày nay hay là vì thương xót chúng sanh còn ngụp lặn trong bể khổ mà Ngài phải hoằng pháp ???

Các bạn có thể góp ý kiến thêm về vấn đề này!!! Thân mến

3 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Mình góp ý với hai bạn như sau:

    Dục, dù là chân hay vọng đều là tạo tác.

    Nhưng muốn tới giải thoát phải nương vào pháp để tu hành, giáo hoá. Pháp ở đây cũng là tạo tác, là dục.

    Vậy Đức Phật có dùng pháp để giáo hóa chúng sanh là nương tựa hữu vi để giáo hóa cho tới lý căn thâm diệu vô vi.

    Đức Phật giáo hóa bằng phương tiện, mặc dù Ngài đã giải thoát hết thảy mọi phương tiện. Không những thế, Ngài còn vô nhiễm với mọi pháp, mặc dù Ngài phải dùng pháp để giáo hoá 49 năm ròng.

    Vậy thật ra, chỉ có dục, mặc dù chân dục hay vọng dục, cũng chỉ là chiếc bè đưa sông, không phải là chân lý (cho nên phải buông bỏ buông bỏ hoàn toàn khi chứng ngộ).

    Đức Phật giáo hóa cũng bằng chiếc bè đưa sông. Người hành giả , dù có đại nguyện, cũng phải vứt bỏ hết, thì mới đạt giải thoát cao thượng. Vì hạnh nguyện, hay dục, cuối cùng đều phải vứt bỏ, mới đạt Chân Như.

  • 1 thập kỷ trước

    bạn cần xem kỹ lại kinh sách hơn 1 chút

    sau khi đức Phật hoàn toàn thể chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác , Người đã suy nghĩ : pháp môn ta đã chứng đắc thật thậm thâm vi diệu , chúng sinh vì nhiều kiếp mê mờ lại nặng tư kiến nên ta e là khó độ ( xin bạn chú ý là Người chưa nhập đại Định để quán xét , chỉ là vừa suy nghĩ thôi ) , khi đó Ngài định nhập Niết bàn ngay nhưng do có Đại Phạm Thiên 3 lần cầu xin đức Phật hãy khoan vội nhập Niết bàn mà hãy ở lại để giáo hóa chúng sanh

    ở đây bạn dùng đúng 1 chữ và sai 1 chữ : đức Phật quả thật có ý muốn-tham muốn giúp đỡ chúng sanh , nhưng đó ko phải là vì mình-vị ngã bạn à

    nếu đức Phật còn ham muốn làm này làm nọ hoặc vì chút ít vậy thực bố thí cúng dường thì thiết nghĩ ngày chẳng cần phải từ bỏ vương vị gia đình ... làm gì

  • 1 thập kỷ trước

    Như Phẩm nói chân ngã phát ra chân dục là ham muốn chân chính làm lợi ích cho mọi người, trong phật giáo gọi là nguyện , trong 18 bất cọng pháp của pháp của Phật có dục vô diệt là lòng ham muốn độ chúng sanh vô diệt chứ không phải vọng dục , xin bạn cẩn thận đọc lại đường hoàn . Dục chỉ là ham muốn , nó luôn trung tính ham muốn làm việc thiện thì là thiện, ham muốn lam việc ác là thì ác , vì vậy có câu tu vô dục bất thành nghĩa là tu mà không ham muốn thì không thành , chính ham muốn mới có tinh tấn được. Người ta thường nói tu phải bỏ dục thì chưa đủ phải nói tu chỉ bỏ vọng dục. Cảm ơn bạn đã nói , vì đây là trang xã hội mình không thể dùng danh từ phật học nhiều .

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.