Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Tại sao các DN việt nam khi hợp tác với DN nước ngoài thường tan rã?

Thầy mình gợi ý câu hỏi này, và mình thấy nó rất hay. Các bạn có thể cho mình biết càng cụ thể càng tốt, về điểm mạnh, điểm yếu khi hợp tác. Và, làm sao để sự hợp tác dc lâu bền? Cho mình 1 số Vd càng tốt. Cám ơn các bạn rất nhiều!

Cập nhật:

@didithu: "chiến lược khác nhau" theo ý này của bạn thì chung chung quá. Còn "khác biệt văn hóa" là chính cũng..chung chung nốt, cho mình 1 vài Vd điển hình xem, nhưng dù sao cũng cám ơn bạn nhìu.

@Chocon C: mình đồng tình với cái mâu thuẫn "nắm quyền" mà bạn nói. Nó rất hay, xin ghi nhận, nhưng nếu bạn có thể cho mình 1 vài ví dụ tiêu biểu thì tốt quá. hi

@Silicon: bạn đề cập đến những khuyết điểm to lớn của những DN Vn cẩu thả, có thể bạn đang nói đến vấn đề thực tế; nhưng nếu cho mình 1 vài ví dụ cụ thể thì sẽ thuyết phục hơn bạn nhỉ.

....

Uhm, thật ra..chúng ta nói nhiều về nguyên nhân thất bại, giờ các bạn có thể chỉ ra những điều kiện để khắc phục không? Nếu mình là 1 DN vn thật lòng nhiệt tình hơp tác vì lợi ích của XH là chính.

Cập nhật 2:

Nếu nhìn theo hướng này mình nghĩ cũng giống như thay từ chiếc nón màu "đen" trên đầu sang chiếc nón màu "vàng" và "xanh cây" vậy. Đó là suy nghĩ tích cực và tìm ý tưởng khắc phục, để vượt qua và đạt dc mục tiêu mình thất lòng hướng đến. Cám ơn các bạn

3 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Hiểu đơn giản là " một Rừng thì không thể có hai cọp " Ai cũng muốn nắm lấy quyền kiểm soát và quyết định thuộc về mình, nhưng trên nguyên tắc, ai bỏ vốn nhiều hơn ( hay nắm cổ đông nhiều hơn từ 51% trở lên ) thì người đó có quyết định, doanh nghiệp phải làm gì và nên làm gì . Trên thực tế thì DN nước Ngoài người ta đầu tư bằng tiền và máy móc thiết bị , còn DN Việt nam hùng vốn bằng mặt bằng và nhân công . Vì thế .... nên có nhiều DN tan rã . (Hy vọng là bạn hiểu)

  • 1 thập kỷ trước

    Câu hỏi nầy hơi phức tạp để trả lời trên diển đàn nầy.

    Tuy nhiên tôi có thể tóm tắc một vài điểm quan trọng trong sự hợp tác nầy.

    Thông thường trước khi hợp tác, cả 2 bên đều fải chú trọng đến vấn đề tài chánh của 2 bên. Mức độ kỉ thuật của dn có fải là sự bổ xung cho nhau hay không? Chiến lược, chiến thuật có nằm trong kế hoạch fát triền lâu dài? Và điều rất quan trọng cuối cùng là fải xem lối điều hành DN có hợp với nhau không (culture).

    Thông thường sự thất bại giửa DN VN & nước ngoài đều nằm trong vấn đề cuối cùng mà tôi vừa nói đến.

    Không riêng gì DN VN mà còn áp dụng cho tất cả nhửng DN trên thế giới. Bạn có thể khảo sát thêm về đề tài trong nhửng tàl liệu về:

    M&A (Mergers & Acquisitions)

    Culture Management

    Corporate Culture

    Chúc bạn may mắn

    (Các) Nguồn: Bạn nên nêu ví dụ cụ thể trước (DN nào? hợp tác với ai?), tôi sẻ cho bạn ví dụ điển hình về chiến lược, chiến thuật + sá»± khác biệt "văn hóa" quản trị.
  • 1 thập kỷ trước

    Mình sẽ trả lời trên tinh thần DN nước ngoài bạn nói là các doanh nghiệp đàng hoàng như Sony hay Toyota chẳng hạn. Các doanh nghiệp VN có những cái dở không chịu khắc phục sau đây :

    - Thứ nhất, đó là lòng tham không đáy, thấy người ta có lợi mình đòi hỏi phải có lời hơn người ta, trong khi mình là doanh nghiệp nghèo, yếm thế về vốn về đủ thứ, nhưng luôn luôn tìm cách để lời hơn mới chịu làm.

    - Thứ nhì, không nghĩ tới cái lợi xa xôi là công nghệ người ta sẽ chuyển giao cho mình, cho dù đó là công nghệ cũ cũng quý. Mà giả sử người ta có chuyển cho mình công nghệ mới nhất mình có làm nổi không hay là ngồi ngó ? Chỉ biết nghĩ tới cái lợi trước mắt, kiếm tiền càng nhanh càng tốt, trong khi người ta làm việc trên tinh thần có lợi cho xã hội, cho môi trường, DN VN chưa có DN nào làm ăn trên tinh thần như thế cả.

    - Thứ ba, quản lý người không chặt chẽ. Người ta nhận người thì quan sát rất kỹ khi nhận, trong khi DNVN nhận bừa, cứ thấy bằng cấp cho dù giả cũng nhận. Nguy hiểm nhất là nhận người họ hàng, thân quen gởi, mà quên đi người đó không làm được việc gì cả. Chưa nói còn dung túng cho người quen biết đó lộng hành, ăn hiếp, trù dập những người có tài năng trong công ty mà giám đốc nào có hay biết gì đâu.

    -Thứ tư, người ta làm việc theo luật quốc tế, còn ta làm việc theo luật Rừng, đút lót, ăn nhậu quen thói. Gặp mấy công ty nước ngoài làm ra bạc tỷ người ta vẫn rất hà tiện, thì bảo tụi ấy xài không vô. Chẳng biết người VN có phải người rừng không nữa.

    Nội ba yếu tố trên đủ để đưa DNVN đi vào ngõ phá sản, không chóng thì chầy. Đó là chưa nói tới DN làm ăn hiền hòa phát đạt, mà không biết hối lộ nhân viên Nhà nước ( như nhân viên thuế chẳng hạn ), thì sớm hay muộn DN đó cũng bị truy tội và phá sản là chắc chắn.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.