Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

khi làm việc mình đã làm hết mình, nhưng xếp vẩn không tin mình phải làm sao để được xếp tin mong các bạn giúp?

5 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Em là Chung mới đang học thui nhưng em vẫn tham ja giúp một tay vì

    người ngoài thường sáng suôt hơn người trong cuộc .Theo em thì vấn đề là ở chỗ xếp ko tin mình là do cái gì ? do trình độ làm việc của mình hay là ở chỗ xếp"hi"nếu là do trinh độ thì ta lên tự giác đi học thêm để bồi dưỡng năng lực cũa mình thì khi đó xếp còn lí do gì mà ko tin mình nữa chứ .còn nếu vấn đề ở xếp thì em po tay! chúc anh hay chị thành công.pp

  • 1 thập kỷ trước

    Bạn thân mến!

    Bất cứ vị sếp nào cũng yêu quí những nhân viên biết cách làm việc, biết nghe lời và có kỷ luật.

    Nhưng ngoài những điều đó, bạn có biết cách để thực sự nổi bật hơn những nhân viên khác trong mắt vị sếp khó tính của mình? Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn đứng đầu trong danh sách những nhân viên "cưng" của sếp.

    1. Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp

    Giao tiếp luôn là rào cản lớn nhất giữa nhân viên và lãnh đạo của mình. Một nhân viên giỏi và được sếp ưu ái không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần có khả năng giao tiếp tốt. Tất nhiên, giao tiếp tốt không đồng nghĩa với nịnh nọt tốt mà là biết thời điểm nào là phù hợp để nói chuyên cũng như biết lúc nào là thích hợp để dùng câu chuyện đúng lúc khi sếp thấy không thoải mái với cuộc nói chuyện. Sự tinh tế và khéo léo thể hiện ở chỗ bạn chỉ hỏi những gì bạn cần và đảm báo sếp cũng thoải mái với những câu hỏi đó. Marianne Adoradio, nhà tư vấn và tuyển dụng của công ty Sillicon Valley, nói rằng: "Việc đưa ra những câu hỏi thông minh khi nói chuyện với sếp không phải là dễ".

    2. Có khả năng nghe hiểu tốt

    Lắng nghe đúng nghĩa không phải là bạn nghe và nhét vào tai tất cả những gì sếp nói. Nói lại vanh vách không thiếu một từ không có nghĩa bạn là một nhân viên tốt mà cũng chẳng khiến lãnh đạo hài lòng. Vấn đề là ở chỗ nghe đúng nhưng có hiểu đúng, hiểu hết những gì sếp muốn truyền đạt hay không. John Farner, nhà quản lý nhân sự của công ty Russell, nói: "Các nhà quản lý đánh giá rất cao khả năng nghe hiểu của nhân viên". Ví dụ, khi sếp giao việc hoặc hướng dẫn bạn cách thực hiện một dự án nào đó nhằm giúp bạn có được kết quả công việc tốt nhất, sếp muốn biết chắc rằng bạn đã hiểu rõ được vấn đề đó. Vì thế bạn có thể nói tóm tắt lại những ý của sếp để cho sếp biết bạn đã hiểu rõ mọi vấn đề và không còn thắc mắc nào.

    3. Khả năng hợp tác

    Khả năng hợp tác luôn được đánh giá cao trong công việc. Khả năng hợp tác không đơn thuần chỉ là nhất nhất tán thành mọi ý tưởng của sếp mà tốt hơn là hãy phản ứng theo cách xây dựng giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn. Nếu ý kiến của bạn trái ngược với ý kiến của sếp hãy mạnh bạo nói ra nhưng hãy nói điều đó sao cho thật khéo léo và tránh mất lòng sếp. Biết cách thể hiện quan điểm bản thân đúng lúc sẽ chứng tỏ với sếp rằng bạn là người có suy nghĩ và luôn mong công việc đạt kết quả cao nhất.

    4. Xây dựng các mối quan hệ trong công việc

    Tất nhiên chả có vị sếp nào lại phật lòng khi thấy nhân viên của mình có quan hệ tốt với đồng nghiệp và có được sự tin tưởng từ khách hàng. Một nhân viên được sếp yêu quí là một nhân viên biết áp dụng những gì bạn được học về quan hệ khách hàng cũng như những kinh nghiệm bản thân trong quan hệ với đồng nghiệp để chúng luôn vững bền. Đó không chỉ là cách "ghi điểm" với sếp mà còn giúp phát triển sự nghiệp của bạn.

    5. Biết rõ những mong muốn của sếp

    Sếp đang mong muốn điều gì, kỳ vọng những gì, nếu là một nhân viên tốt và là cánh tay phải của sếp, bạn phải nắm rõ được điều này. Ví dụ, đó có thể là mong muốn nhân viên hòa hợp và cùng nhau làm việc tốt. Nhưng cũng có những sếp lại đánh giá cao khả năng cá nhân và chứng minh được năng lực bản thân. Hiểu được sếp cũng có nghĩa bạn hiểu rõ về tác phong cũng như cung cách làm việc của sếp để từ đó cư xử sao cho phù hợp. Đó cũng là cách để hạn chế tối đa nhưng bất đồng giữa bạn và sếp của mình. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như pha cho sếp một tách cà phê buổi sáng cũng sẽ khiến sếp bạn cảm thấy hài lòng vì có được một nhân viên biết cách quan tâm như bạn.

    6. Luôn đặt mình vào vai trò của người quản lý

    Áp lực của sếp bạn luôn nặng hơn rất nhiều áp lực mà bạn gặp phải. Đừng bao giờ nghĩa làm sếp là nhàn hạ. Ngoài việc bạn cần phải hoàn thành công việc của một nhân viên, nhưng bạn còn nên thường xuyên quan sát và học hỏi cách làm việc của những người quản lý trong công ty. Bạn cần phải biết công việc của một người quản lý khác như thế nào so với một nhân viên và họ thường gặp những vấn đề gì trong công việc?...Chỉ có như vậy, bạn mới có thể cảm thông với những vấn đề mà sếp bạn đang gặp phải. Và bất cứ vị sếp nào cũng sẽ tỏ ra hài lòng khi có những nhân viên hiểu mình.

    7. Tự mở rộng kiến thức

    Chả có vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình cứ dậm chân tại chỗ mãi. Nhưng họ cũng không muốn nhân viên giỏi giang hơn mình. Bởi thế ngoài việc hỗ trợ để hoàn thành ý tưởng của người khác, bạn vẫn nên tự đưa ra ý kiến của bản thân. Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích luỹ kiến thức cho bản thân, bạn sẽ chứng tỏ được khả năng của mình với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ và có tính cầu tiến. Tuy vậy, cái gì quá cũng không tốt, bạn không nên tỏ ra bạn giỏi giang hơn sếp của mình bởi đơn giản đơn giản không vị sếp nào muốn bạn qua mặt họ. Và thay vì một điểm cộng bạn có thể nhận lại một điểm trừ đấy!

    Chúc bạn thành công trong công việc nhé!

    (Các) Nguồn: (SÆ°u tầm)
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    có công mài sắt có ngày nên kim

    tiếp tục hết mình đi bạn

  • 1 thập kỷ trước

    Xây dựng lòng tin

    Lòng tin không thể được bắt nguồn từ những cuộc du lịch của công ty hay tạo ra cho công nhân một điều kiện làm việc tốt. Cách có hiệu quả nhất là phải tạo ra sự công bằng, trung thực, và làm việc có hiệu quả.

    Người chủ là người luôn cởi mở và trung thực về hoạt động của công ty. Công nhân luôn quan tâm đến tình hình phát triển của công ty. Nghiên cứu mới đây cho thấy công nhân thường đánh giá quá cao về lợi nhuận của công ty do vậy luôn tạo ra hiểu nhầm. Nên nhớ rằng sự bí mật luôn tạo nên nghi ngờ. Khi xuất hiện những thông tin từ phía nhân công không nên nói với họ những điều sai sự thật bởi lẽ nếu khi bị phát hiện uy tín của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tin đồn thất thiệt. Để tránh tình trạng này :

    1. Dành thời gian nói chuyện với công nhân.

    2. Tìm hiểu họ đang nghĩ gì.

    3. Đáp ứng những điều họ muốn biết nhưng chỉ trong chừng mực có thể.

    4. Không chỉ cho họ biết những mặt tốt.

    5. Tạo cho họ cơ hội nêu lên ý kiến, đặt câu hỏi và đưa ra gợi ý.

    Người chủ nên tạo ra những chính sách công bằng. Mỗi doanh nghiệp đều có những quy định và chính sách riêng. Tính công bằng trong các chính sách đó là cần thiết. Công nhân sẽ có cơ hội làm việc và thể hiện như nhau. Quyết định tăng lương, tiến chức sẽ dựa hoàn toàn vào kết quả làm việc. Nếu người chủ cho nhân viên biết vị trí, công việc và tương lai của họ thì họ sẽ nỗ lực hết mình cho công việc và tạo được nhiều sáng kiến trong sản xuất. Những nhận xét về khuyết điểm nên đưa ra đúng thời điểm. Ngược lại những lời khen luôn là phương tiện tốt để xây dựng mối quan hệ với công nhân.

    Chủ doanh nghiệp nên:

    1. Định kì các buổi họp tổng kết (3 tháng một lần)

    2. Có các bảng thông báo

    3. Tạo các hộp thư góp ý

    4. Thư báo

    5. Các cuộc họp mở định kì

    Tuy nhiên một yếu tố không thể bỏ qua là xây dựng một môi trường làm việc hợp pháp. Luật pháp luôn quy định những điều doanh nghiệp được và không được thực hiện. Mọi công việc phải được giải quyết theo pháp luật để tạo ra sự công bằng cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp.

    Đối với các doanh nghiệp có hơn 100 công nhân thì cần phải có một người phụ trách các vấn đề về nhân sự. Khi một công ty phát triển đạt kim nghạch cao thì vấn đề nhân sự sẽ trở nên ngày càng phức tạp và tăng dần cả về số lượng và chi phí cho các rắc rối. Người được giao phụ trách các vấn đề này phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận công đoàn khi giải quyết các vấn đề về tinh thần của công nhân cũng như trong các kì tuyển chọn nhân công.

    Một chủ doanh nghiệp giỏi không chỉ tạo ra tính cạnh tranh của hàng hoá mà ngay từ trong công ty tính cạnh tranh đó còn thể hiện trong cách làm việc của công nhân

    (Theo Tầm nhìn)[DO NOT LEAVE IT IS NOT REAL]Top

    Send to friend | Print | Feedback

    Others news

  • 1 thập kỷ trước

    Chưa chắc đâu bạn ui,bạn cảm thấy hết mình but đối với sếp như thế vẫn chưa đủ,bây h có 2 cách cho bạn chọn:1 là tiếp tục làm và hãy cứ nỗ lực hơn thế nữa đi,bít đâu sẽ đc sếp để ý,2 là tiếp cách "nịnh" sếp và mó hầu bao ra để chi hối lộ cho sếp.Trong 2 cách đó thì cách 2 thăng tiến nhanh hơn but rủi ro cao hơn,tùy bạn lựa chọn

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.