Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Vũ Hoàng Hải đã hỏi trong Khoa học Xã hộiTâm lý học · 1 thập kỷ trước

Theo các bạn TÂM là gì?

Cập nhật:

Phải có chút tư duy mới được.

24 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:

    "Thiện căn ở tại lòng ta

    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

    “Tâm” được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về “Tâm” Phật giáo như sau:

    1: “Tâm” là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

    2. “Tâm” là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

    3. Không chỉ là ý thức, “Tâm” còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. “Tâm” không chỉ là lý mà còn là tình. Cái “Tâm” này chính là “manas”;

    4. Ở góc độ “Tâm” là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

    5. “Tâm” còn là sự tổng hợp của tất cả cái “Tâm” theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

    6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

    Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ “Tâm” vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ “Tâm”.

    Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy “yên tâm”, “an tâm”.

    Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái “Tâm” không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo.

    1. Quan niệm về chữ “Tâm” trong Phật giáo Việt Nam

    Một là, cái “Tâm” bác học. Nội dung của nó bao gồm cả 6 cấp độ như đã được trình bày ở trên. Cách hiểu về “Tâm” theo khuynh hướng này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm “Tâm” của Phật giáo Trung Hoa.

    - Ch��� “Tâm” viết theo tiếng Hán có hình một trái tim (một vùng trăng khuyết, ba sao trên trời). Chữ này có nghĩa khá rộng vừa chỉ tinh thần, ý thức, lại vừa chỉ tình cảm, lý trí; vừa là trái tim lại vừa là tên chung để chỉ những phẩm chất của trí óc. Ngoài ra, nó còn chỉ những cái ở giữa (trung gian, trung tâm).

    Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, chữ này có nội hàm và ngoại diên càng mở rộng. Ngoài nghĩa trên nó còn chỉ tám thức (bát thức): nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, tị thức, ý thức, mạt na thức (thức thứ bảy), Alạida thức (thức thứ tám) và kết hợp với nhau giữa chúng.

    Trong Phật giáo còn có một cái “Tâm” nữa, đó là tự tính thanh tịnh “Tâm” (Kiên thực tâm) hay Như Lai Tạng tâm (Chân như). Như vậy, trong Phật giáo có tới 10 “Tâm”.

    - “Tâm” được hiểu là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của con người. Nó còn mang ý nghĩa là lương tâm đạo đức, tấm lòng, lòng bao dung, nhân ái độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân.

    “Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.

    Hai là, cái “Tâm” bình dân, nó góp phần hình thành nên nền Phật giáo dân gian ở Việt Nam. Đây chính là một trong những biểu hiện sự biến đổi của Phật giáo khi vào Việt Nam để hoà hợp với đời sống và sự nhận thức của người dân nơi đây. Trong sáu cấp độ “Tâm” nói trên, ở Việt Nam, Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo dân gian nhấn mạnh mặt chủ quan tình cảm trong khía cạnh thử ba trong khái niệm “Tâm”

    Hiểu theo cách này, “Tâm” chính là lòng, bụng, dạ, ruột… là phần bên trong của cơ thể con người, là cái quan trọng nhất, dễ nhận biết được. “Tâm” là tâm lực, là sự tập trung cao độ của sức lực con người. Ở mỗi người, ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế, trong cư xử giữa con người với con người, điều quan trọng là tấm lòng, là thành “Tâm”, thực bụng sống hết lòng vì nhau.

    Vì thế, với người Việt Nam, người ta thường sử dụng chữ lòng thay cho chữ “Tâm”. Điều này được phản ánh đậm nét trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, trong các câu chuyện cổ dân gian... Theo kết quả khảo cứu của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu:

    “Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (in lần thứ tám, NXB Khoa học Xã hội, 1978), trừ phần các dân tộc miền núi, ta thấy tần suất xuất hiện những chữ này như sau (theo nghĩa đen): Lòng (khoảng 120), dạ (32), ruột (12), bụng (8), tâm(7). Nếu gộp cả lòng, bụng, dạ, ruột vào làm một thì tần suất xuất hiện chữ lòng lớn gấp 26 lần tần suất xuất hiện chữ “Tâm”.

    Nhưng ngược lại, trong các văn bản thành văn bằng chữ Hán trước năm 1282, tức trước khi có chữ Nôm thì ta chỉ thấy có chữ “Tâm”, và sau này mới thấy chữ lòng. Đọc thơ văn Trần Nhân Tông, ông dùng cả hai chữ “Tâm” và lòng. Điều này lại dẫn ta tới một kết luận cao hơn: người Việt dùng chữ lòng là chủ yếu, dùng chữ lòng nhiều hơn chữ “Tâm”.

    Phần lớn những người tri thức có tinh thần độc lập tự chủ về sau họ thường dùng chữ Nôm, tức chữ lòng thay cho chữ “Tâm”, mặc dù cách viết hai chữ này như nhau. Qua đây ta thấy chữ lòng xuất hiện và xuất phát từ chữ “Tâm”.

    Có thể thấy rõ, trong suy nghĩ của người Việt Nam, cái “Tâm” bắt nguồn tử trong chính bản thân.

    hihihi ! toàn tham khảo tài liệu trên mạng không a` ,đừng cười nhé ,Chúc bạn vui vẻ....

  • 1 thập kỷ trước

    Theo mình, đại khái Tâm là điểm giữa, là cái cốt lõi, là điều cơ bản...

    Với con người, Tâm là tính thiện, là việc làm tốt, là suy nghĩ mình vì mọi người. Người có Tâm là người không làm điều gì ác, không làm việc gì phương hại tới ai, luôn đặt lợi ích của mọi người, của xã hội lên trên lợi ích của mình...

  • 1 thập kỷ trước

    Đồng ý với MYLOVE.....HoangHai ạ.

    Tâm điểm nghe qua thì dễ định hướng rồi.

    Nhưng chữ TÂM trong con người ta còn phải hiểu là TIM. Người không có trái TIM không thể sống, trái tim chứa đầy 1 màu nhiệt huyết đỏ tươi, chữ TÂM cũng thế điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết làm người có TÂM hay nói 1 cách khác đó là cần có 1 tấm lòng.

    Trong cuộc sống, những người lấy chữ TÂM làm kim chỉ nam, họ thường là những cao thủ,họ biết các uẩn khúc, thấu đáo đạo lý làm người, họ hiểu được các ngóc ngách để đối nhân sử thế cho tròn chữ TÂM.

  • 1 thập kỷ trước

    Tâm là 1 từ ngắn nhưng nói lên 1 con ng hoàn hảo: sống có Tình cảm, Ân cần và Mẫu mực. Mình chợt nghĩ ra vậy thôi. Tặng bạn mấy câu thơ sau:

    Chữ TÂM

    Chữ TÂM độc tự thế mà hay

    Thành bại nên hư bởi chữ này

    Tuổi trẻ gắng rèn, già cố giữ

    Đời người gói trọn cả vào đây.

    Chúc bạn vui!

  • 5 năm trước

    Tâm là cái biết và không biết vậy. Hihi, Bởi vì nếu nói biết thì giải thích cũng không hết được và khi đã hỏi tiếp đến một lúc nào đó thì quay lại trả lời không biết vậy.

  • 1 thập kỷ trước

    tam la :"T" + A + M

  • 1 thập kỷ trước

    Tâm à...? Bạn hỏi làm cho mình nhớ ra, cũng đã có lúc mình tự hỏi như zay.......

    Theo mình nghĩ tâm chính là linh hồn của 1 con ng`. Tâm ko có định nghĩa nhất định.....

    Tâm đơn giản chỉ là 1 cách nghĩ là thuj......

  • 1 thập kỷ trước

    để phân tích hoàn chỉnh chữ tâm thì quá khó nhưng theo tôi tâm chính là trái tim nhân hậu ,là biết suy nghĩ ,là sự rộng lương,là biết trên biết dưới ,biết yêu thương biết chia sẻ...rất trìu tượng .!

  • 1 thập kỷ trước

    Nhiều bạn có tên là TÂM, theo bạn nghĩ tên ấy có ý nghĩa gì? Tâm chín là tâm hồn của con người, có tâm tức là có lòng nhân ái, thương người, biết cảm thông và chia sẻ với những người khác khi khó khăn, hoạn nạn. TÂM ở đậy cũng là lương tâm, là lẽ phải khi sống ở đời. Con người sống trên đời phải biết giữ lấy chữ TÂM ấy để sống tốt, sống có ích.

  • 1 thập kỷ trước

    tâm là linh hồn của con ng,

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.