Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

unicorn đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênVật lý · 1 thập kỷ trước

Mạch R, L, C nối tiếp được đặt dưới một điện áp xoay chiều?

1)Mạch R, L, C nối tiếp được đặt dưới một điện áp xoay chiề u = Uo.cos wt, với w thay đổi được. Ban đầu w được chỉnh sao cho LC. wbình = 1, sau đó tăng w thì đại lượng nào sau đây CÓ THỂ tăng hoặc giảm :

A. Điện áp hiệu dụng hai đầu L

B. Điện áp hiệu dụng hai đầu C

C. Dòng điện qua mạch

D. Điện áp hiệu dụng hai đầu R

2)Chọn câu đúng. Động cơ điện không đồng bộ ba pha

A. Có từ trường luôn thay đổi về hướng và trị số

B. Hoạt động dựa trên nguyên tắc hiện tượng cảm ứng điện từ

C. Có tốc độ quay rôto chỉ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường mà ko phụ thuộc vào momen cản

D. Có stato là phần cảm, rota là phần ứng

Cập nhật:

roto*, mình gõ nhầm. Ai biết chỉ giùm nha (nhớ kèm giải thích rõ ràng, dễ hiểu)

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    1) Câu hỏi của bạn chính xác rồi, không có nhầm đâu

    Khi mạch cộng hưởng, tăng w, suy ra :

    I giảm

    ZL = wL : tăng

    Ta thấy UL = ZL nhân I . ZL tăng mà I thì lại giảm nên ta không biết được là UL tăng hay giảm, do đó nó CÓ THỂ tăng hoặc giảm

    Chọn A. Mấy câu còn lại đều giảm

    2) Chọn B.

    bạn lưu ý, trong động cơ điện ko đồng bộ 3 pha không có sử dụng nam châm, và cũng không hề có cái gọi là phần cảm, phần ứng đâu nhé, nó chỉ có ở máy phát điện thôi.

  • 1 thập kỷ trước

    "UR không phụ thuộc vào W nên ko đổi"???

    Đang cộng hưởng điện thay đổi w thì I giảm => UR giảm, sao nói k phụ thuộc vào w đc. Về học lại đi

  • 1 thập kỷ trước

    1/

    ta có

    LCω² = 1

    => Lω = 1/(Cω)

    => trong mạch đang có cộng hưởng điện

    Z = min = R

    khi đó I=max = U/Z = U/R

    U(R) = max = I . R

    U(C) = I.Zc=I/(Cω)

    U(L) = I.Z(L) = ILω

    nếu ta thay đổi ω thì:

    I và U(R) sẽ giảm chứ không tăng được vì nó đã là max

    Z(L) sẽ tăng

    Z(C) sẽ giảm

    => không có đại lượng nào vừa có thể tăng, vừa có thể giảm

    chắc bạn đặt lộn câu hỏi rồi

    có thể là đại lượng nào sau đây tăng

    2/

    A. có từ trường luôn thay đổi về hướng là đúng nhưng thay đổi về trị số là sai, chỉ có từ thông gửi qua vòng dây mới biến đổi

    B. Hoạt động dựa trên nguyên tắc hiện tượng cảm ứng điện từ => hoàn toàn chính xác. Thường có một câu lừa vào chỗ này là dựa trên hiện tượng "tự cảm"

    C. Có tốc độ quay roto chỉ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường mà không phụ thuộc vào mômen cản => sai 100% luôn (câu này chắc mình khỏi giải thích)

    D. Có stato là phần cảm, roto là phần ứng

    Stato là phần đứng yên, roto là phần quay

    còn thuật ngữ phần cảm và phần ứng là dùng cho máy phát điện xoay chiều, người ta hay lừa chỗ này lắm.

  • 1 thập kỷ trước

    1, Gọi Z là tổng trở của mạch.

    XL là dung kháng của cuộn cảm L và = L*w

    XC là cảm kháng của tụ điện C và = 1/C*w

    do LC* Wbình = 1 => XL=XC do vậy tổng trở lúc này = R vì

    Z bình = Rbình + (XL-XC)bình=Rbình.

    Gọi UL là điện áp hiệu dụng của cuộn cảm = I*XL=I*L*W => khi W tăng thì UL tăng.

    Gọi UC là điện áp hiệu dụng của tụ điện = I*XC=I/(C*W) => W tăng làm UC giảm.

    UR không phụ thuộc vào W nên ko đổi.

    Dòng hiệu dụng = U/Z =U/R nên cũng ko đổi.

    2, động cơ ko đồng bộ 3 pha là động cơ hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ (B)

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.