Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
CẦN BIẾT : Có qui tắc nào để phân tích đa thức thành nhân tử không?
Cách phân tích đa thức thành nhân tử rất tiện lợi cho việc giải các ptrình các loại, hệ pt, bất pt...
Vậy có bạn nào có "chiêu" gì hay để ptích thành nhân tử không
Tôi xin thí dụ
xy + x + y = x^2 - 2y^2
<=> (x + y)(x - 2y -1) = 0
<=> x = -y hay x =2y + 1. Việc này được coi là CHÌA KHOÁ để giải hệ pt trong câu 2 ở đề ban D năm TSĐH 2008
Một ví dụ khác :
căn3.(2.cosbìnhx + cosx - 2) + (3 - 2cosx).sinx = 0
<=> (2sinx - căn3).(căn3.sinx + cosx) = 0.
O_o
Có cao thủ nào biết thì chỉ mình với nha, thanks lắm lắm !!!
2 Câu trả lời
- 1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Tớ cũng chẳng phải cao thủ, nhưng mà cái "phân tích đa thức thành nhân tử" - gọi là biến đổi về dạng phương trình tích,
thì tớ có vài mẹo sau:
Quy tắc 1: Nhớ CHẮC CHẮN các công thức
1.1: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
1.2: các hằng đẳng thức mở rộng: a^n + b^n , a^n - b^n ....
(a,b có thể là đa thức hoặc là số, VD: 8 = 2³, a³ + 8 = ....)
1.3: Các công thức biến đổi lượng giác
+ Biến đổi về tích
cos2x = (cos x - sin x) (cos x + sin x)
cos³x = cosx. cos²x = cosx ( 1 - sinx) (1 + sinx)
...........
+ Biến đổi về cùng bậc:
sinx (bậc I) = sinx ( sin² x + cos²x) = sin³x + cos³x (bậc III)
sin2x (bậc I) = 2 sinx cosx (bậc II)
sin3x = 3sinx - 4sin³x = 3sinx (sin²x + cos²x )- 4 sin³x (bậc III)
..............
Quy tắc 2: Những cái cùng bậc nhóm với nhau
"Bậc" ở đây là nói tổng tất cả các bậc các nhân tử
VD: x² , y² , xy bậc II, x³, y³, x²y, xy² bậc III,....sinx bậc I, sin³x, cos³x bậc III, sin 3x = 3sinx (sin²x + cos²x) - 4 sin³x (bậc III)
Khi có một đa thức đồng bậc:
VD1: x³ + x²y + xy² + y³ : ta dễ dàng nhóm thành nhân tử bằng phương pháp đơn giản, dùng máy tính, coi nó là phương trình bậc III đối với x/y, có nghiệm
Nhớ rằng, một phương trình f(x) = 0 có nghiệm bằng a, thì có thể biểu diễn
f(x) = (x-a) g(x)
VD2: xy + x + y = x² - 2y²
Rõ ràng, bài này chỉ cần quy tắc đồng bậc là xong
x, y bậc I -> nhóm với nhau
x² , xy, y² bậc II -> nhóm với nhau
với đa thức x² - xy - 2y² (coi 3 hệ số là hệ số của phương trình bậc II có nghiệm là 2 và -1)
--> x² - xy - 2y² = (x - 2y)(x+y)
.................
Chú ý 1: Không nên dùng hết các hạng tử vào một cái (rất khó khăn) --> nên nhóm chúng với nhau, tách chúng ra một cách khéo léo
Chú ý 2: (nhất là đối với lượng giác), có nhiều phương pháp biến đổi cùng một cái
sinx có thể coi bậc I, có thể coi bậc III
cos2x = 1 - 2 sin²x = 2cos² - 1 = cos²x - sin²x
..........................
-----------------------------
Chúc vui
- ?Lv 44 năm trước
Chính sách chuyên bi?t ??i v?i tôn giáo thi?u s? nh? v?y s? th? hi?n s? b?t l?c c?a nhà n??c, s? b?t tài c?a ??ng viên vì nó d?a trên s? s? hãi mà cai tr?. Chính sách do @ ??a ra, n?u ?em áp d?ng, ph?i ???c áp d?ng cho t?t c? các tôn giáo thì m?i ?úng. Tôi th?y nhi?u nhà chùa c?ng gi?ng ??o r?t bá láp, thi?t h?i không nh? cho chúng sinh mà có ai nói ??n ?âu. Chính sách nh? v?y ?ã cho th?y s? th?t b?i trong chính nó, nh?t là trong th?i ?i?m hi?n nay c?a th? k? 21 khuynh h??ng hòa ??ng tôn giáo là h??ng?i c?a th? gi?i. Coi ông M?c S? Tin Lành Terry Jones ?òi ??t kinh Quran ?ó, có ai nghe theo không ? B?n còn s?ng trong khung c?nh c?a m?t Chi?n Tranh L?nh, mà bây gi? l?i không ?? l?nh ?? ti?p t?c. Thôi thì suy ngh? l?i cho chính ch?n ?? nhân dân ???c nh?.