Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

hatuyng đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênThiên văn học & Vũ trụ · 1 thập kỷ trước

Thái dương hệ hình thành như thế nào ?

3 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích
  • 1 thập kỷ trước

    1. Bí ẩn số một: Liệu có sự sống trên sao Hỏa?

    Trước đây sao Hỏa đã có những thời kỳ ấm và ẩm ướt, rất thuận tiện cho sự sống nảy sinh. Song năm 1976 trạm thăm dò Viking không tìm thấy dấu vết của các vi khuẩn sống. Các robot Opportunity & Spirit cũng không tìm thấy tín hiệu nào của sự sống trong hiện tại và quá khứ trên sao Hỏa.

    Song liệu có phải đào sâu dưới bề mặt mới hy vọng tìm được dư tích và các hóa thạch chứng minh sự sống? Rất có thể dưới độ sâu nhiều km tồn tại những mạch nước nuôi dưỡng nhờ những hoạt động địa nhiệt lại có sự sống trong đó? Nếu chưa có một đoàn thám hiểm lên đấy thì làm sao thực hiện được việc đi sâu vào lòng sao Hỏa để tìm sự sống?

    2. Bí ẩn số hai: Còn những hành tinh nào nữa chưa được phát hiện trong Thái dương hệ?

    Các nhà hành tinh học và vật lý học đang có hy vọng phát hiện những hành tinh (có thể có kích thước cỡ sao Diêm vương) nhờ những kính viễn vọng. Một vùng đặc biệt được quan tâm là vành Kuiper, đây là một vùng có khả năng chứa nhiều hành tinh giá lạnh (có cả sao Diêm vương) nằm sau sao Hải vương và xa mặt trời khoảng mười lần so với quả đất. Trong năm 2005 người ta đã phát hiện trong vành Kuiper thiên thể Xena (mã số là 2003UB313) với đường kính bằng 2400 km, 5% lớn hơn sao Diêm vương.

    Có thể đây là hành tinh số 11 (song điều này chưa được sự đồng thuận của các nhà hành tinh học).

    Người ta còn nói đến khả năng tồn tại nhiều hành tinh khác nữa với chu kỳ quay quanh mặt trời bằng nhiều ngàn năm và nếu hiện nay chúng còn ở xa mặt trời thì không thể quan sát chúng được!

  • 1 thập kỷ trước

    Hệ Mặt Trời được cho là hình thành, khoảng 5 tỷ năm trước, từ một đám bụi Mặt Trời gồm các chất khí tạo thành mây và các hạt bụi, tự sụp đổ dưới lực hấp dẫn, đông đặc lại thành Mặt Trời, các hành tinh và thiên thể khác trong hệ. Trong khi sụp đổ, đám bụi này đầu tiên hình thành một đĩa tiền-mặt trời, quay nhanh dần ở tâm đĩa. Tại tâm, các hạt va đập nhau mạnh hơn khi bị hút vào nhau, nóng lên đến mức tạo ra phản ứng nhiệt hạch, với áp suất ánh sáng đủ lớn để thổi bay các chất khí nhẹ ra ngoài, để lại các hành tinh đất đá nặng bên trong và các hành tinh khí khổng lồ bên ngoài.

    Lý thuyết giải thích sự hình thành hệ Mặt Trời cũng được kiểm nghiệm với các hệ hành tinh ngoài Mặt Trời. Các hệ này có thể rất khác hệ Mặt Trời của chúng ta và lý thuyết về sự hình thành các hệ như vậy đang liên tục được cải tiến.

    Lịch sử Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 5 tỷ năm, với sự hình thành từ một đám mây thể khí gọi là đám bụi Mặt Trời, theo giả thuyết được đưa ra lần đầu tiên năm 1755 bởi Immanuel Kant và được trình bày một cách độc lập bởi Pierre-Simon Laplace.

    _________________-

    * Đám bụi Mặt Trời ban đầu có hình dáng gần giống hình cầu, đường kính 100 AU và có khối lượng bằng 2 đến 3 lần khối lượng Mặt Trời. Theo thời gian, một sự nhiễu loạn, có thể một sao siêu mới bên cạnh, gây sóng hấp dẫn xung kích vào không gian của đám bụi, làm nén đám bụi này, đẩy vật chất của nó sâu vào bên trong, tới lúc lực hấp dẫn vượt qua áp suất khí bên trong và nó bắt đầu sụp đổ.

    * Khi đám bụi sụp đổ, nó giảm kích thước, điều này làm nó xoay tròn nhanh hơn để giữ mô men động lượng bảo toàn. Các định luật cơ học cho thấy kết quả của các lực hấp dẫn, áp suất khí, và lực ly tâm trong chuyển động quay khiến cho đám bụi bắt đầu trở nên dẹt thành hình một cái đĩa quay tròn với một chỗ phình lên ở giữa, gọi là đĩa bụi Mặt Trời. Mặt phẳng trung bình của đĩa bụi này rất gần với mặt phẳng hoàng đạo sau này.

    _____________________

    Sau 100 triệu năm, áp suất và sự cô đặc hydrô ở trung tâm của đĩa bụi sụp đổ trở lên đủ lớn để tiền Mặt Trời duy trì các phản ứng nhiệt hạch. Kết quả của việc này, hydrô bị biến thành hêli trong các phản ứng đó, và một lượng lớn nhiệt được toả ra.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.