Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
xin các anh chị giúp dùm?
xin hỏi trong tiếng anh ngoại động từ và nội động từ khác nhau ở chổ nào, cách sử dụng các động từ này? xin cho vi dụ minh họa !
XIN CÁM ƠN
1 Câu trả lời
- 1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Okie, có ngay đây. Thấy hay thì chọn mình có câu trả lời hay nhất nghen ^^. Chúc bạn vui!
1. Ngoại động từ (Transitive verbs)
- Ngoại động từ diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật.
- Eg: The cat killed a mouse.
- Ngoại động từ luôn luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một danh từ hay đại từ theo sau để hoàn tất nghĩa của câu. Trong câu trên, chúng ta không thể nói 'the cat killed' rồi ngừng lại. Danh từ đi theo ngay sau ngoại động từ được gọi là tân ngữ (túc từ) trực tiếp (mouse là tân ngữ trực tiếp của killed)
2. Nội động từ (Intransitive verbs)
- Nội động từ diễn tả hành động dừng lại với người nói hay người thực hiện nó. Eg: She walks. / Birds fly.
- Nội động từ không cần có tân ngữ trực tiếp đi kèm theo. Nếu có tân ngữ thì phải có giới từ đi trước, tân ngữ này được gọi là tân ngữ của giới từ (prepositional object), không phải là tân ngữ trực tiếp. Eg: She walks in the garden. / Birds fly in the sky.
3. Chú ý
- Sự phân chia thành ngoại động từ và nội động từ chỉ mang tính chất tương đối. Một số từ có thể dùng làm nội động từ của câu này và ngoại động từ của câu khác, nghĩa của chúng có thể thay đổi.
Eg: She opened the door. / The door opened.
Eg: The driver stopped the bus. / The bus stopped.
- Một vài ngoại động từ lại được dùng như nội động từ, trong đó chủ ngữ ở dạng chủ động nhưng không làm chủ hành động trong câu.
Eg: The books sell well. (Sách bán chạy)
Eg: [Thay vì nói They sell the books well]
- Nhiều nội động từ khi kết hợp với một số giới từ nhất định có hể tạo nghĩa khác đi hoặc khác hẳn với động từ ban đầu
Eg: laugh: cười - laugh at: chế nhạo
Eg: look: nhìn - look for: tìm kiếm - look into: xem xét kĩ - look after: trông nom