Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

giúp em với ý cho ví dụ nha he hậu tạ 5* ai cho ví dụ dc hết?

nà mí p4n:

1) thần thoại

cho ví dụ:?

2) sử thi: (tương tụ các câu đều cho ví dụ nha)

3)truyền thuyết

?

4)truyện cổ tích

5) truyện ngụ ngôn

6) truyện cười

7) tục ngữ

8) câu đố

9) ca dao

10) vè

11) truyện thơ

12) cheo`

* Lưu ý cho ví dụ từng thể loại nha híc gúp với :)

3 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    1: thần thoại nữ thần mặt trời

    2: sử thi đăm săn

    3: truyền thuyết lạc long quân và âu cơ

    4: truyện cô bé lọ lem, truyện nàng bạch tuyết và bảy chú lùn.....

    5: truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

    6: truyện cười lợn cưới áo mới

    7: tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    8: câu đố cây trăm lá lá trăm khe sinh mùa hè tử mùa đông( đáp cây gấc)

    9: ca dao công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .....( tự viết típ nha)

    10:vè vè sĩ tử đi thi

    11: truyện thơ truyện kiều (cũng được coi là truyện thơ đó)

    12: chèo quan âm thị kính

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    @ Hà Rùa trả lời hay lém....ủng hộ các bạn nha,,.....

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Bạn hỏi về khái niệm hay gì vậy hay hỏi cả các phẩm mình biết vài thể loại bạn xem có đúng không nhá.

    1. Thấn thoại: Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được.Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất

    Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây

    Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...

    Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa...

    Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ...

    Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc...

    Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...

    Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...

    2. Sử thi : Tác phẩm có Đẻ đất đẻ nước. ( sử thi mường ) BÀi Ca đam săn ( sử thi ê đê)

    3. Truyền thuyết: Truyền thuyết là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

    Tác Phẩm có Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành...

    4. Truyện cổ tích: Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

    Tác phẩm có Cóc kiện trời, Công và Quạ........

    5.Truyện Ngụ Ngôn: là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội.

    Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện

    Tác phẩm có : Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay... Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi.Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo..

    6. truyện cười: (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước ...

    Tác Phẩm : Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau,Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô ... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma

    7. Tục Ngữ Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

    Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

    Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

    Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.