Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Chuyện tu hành đắc đạo?
Có hai người tu hành.
Một người đi tu từ nhỏ(chưa từng va chạm đời)
Một người đã nếm đủ mùi đời .
Vậy theo các bạn người nào sẽ mau đắc đạo?
Mình cảm thấy không đủ khả năng chọn câu hay nhất xin nhờ các bạn bình chọn vậy!
12 Câu trả lời
- loctv60Lv 51 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Đắc đạo hay chưa đắc đạo thì lấy gì chứng minh.
Bởi vậy nếu nhìn vào và tuyên bố mau hay chậm đắc đạo chỉ là pháp phương tiện để những người dễ tin tựa vào việc ấy mà đến tu tập thôi, chứ không thể tác động đến bậc thiện trí thức được.
- Thanh QuangLv 51 thập kỷ trước
love animal trả lời thật hay. chánh kiến của các bạn chưa vững vàng sao lại dám chắc chắn như vậy. phải coi nhân đời trước gieo là gì.
đạo Phật nói theo nhân quả. không nói theo thời vận, người nào làm nhiều người an lạc, hạnh phúc thì mau đắc đạo.
nếu đảo ngược lại có lối suy nghỉ người đời này khổ là do đời trước bất thiện, người đời này đi tu từ nhỏ là do đời trước có công đức tôn trọng bậc thánh, vậy thì người gieo nhân ác đời trước và người đời trước tôn trọng bậc thánh thì ai mau đắc đạo. nhưng đó chỉ là một cách nghỉ, không phải là chân lý.
các bạn đừng trả lời võ đoán khi mình chưa biết điều gì đang xãy ra. và mình củng không thể biết trước mà chỉ theo cảm tính. có thể sẻ làm người khác hiểu sai mang lại hậu quả nghiêm trọng.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Câu hỏi rất hay!
Với một người đi tu từ nhỏ, tôi Kính ngưỡng người ấy khi nhìn vào quá khứ theo nhân - quả. Với người hưởng đủ mùi đời mới đi tu tôi thán phục người đó khi nhìn vào tương lai (cũng theo nhân - quả).
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Rồng đen, nhưng nhìn nhận sự việc hơi khác một chút (cụ thể hơn). Sự việc tu và tinh tấn của chúng ta là một quá trình dài lâu. Căn cứ vào cuộc đời đức Phật thì ta thấy rõ như thế. Cái gọi là "đốn ngộ", nếu cố hiểu là đúng với mọi căn cơ, rằng trong một đời ai cũng có thể tu và chứng quả trong một đời là phủ nhận Nhân - Quả. Nhận thức đơn giản theo sách vở như vậy sẽ là một sai lầm rất lớn với những người tu đạo mong có sự dễ dãi. Người căn cơ cao dày nói vậy được, nhưng người sơ cơ chớ có mong cầu hão huyền. Như vậy thì sự "nếm trải mùi đời" để chán chường cuộc đời bể khổ này cũng chỉ là chút thời gian ít ỏi không có nghĩa gì nhiều.
Mặt khác, từ quá khứ vô tận đến nay, kiếp sống nào mà mỗi chúng ta chẳng trải qua, mùi đời nào mà ta chẳng từng nếm? Tất cả những "kinh nghiệm" tiền kiếp đó đều được ghi nhận trong tàng thức, nhưng chúng có giúp gì nhiều cho ta trong con đường tu học và tinh tấn? Vấn đề là tập đế của chúng ta rất sâu dày. Nó giống như thành đồng vách sắt nên một vài "kinh nghiệm do trải mùi đời" trong một đời nọ chỉ như bóng bóng, mới va nhẹ vào cái vách nọ là vỡ tan tành!
Như vậy, lý do tiến bộ trong tu hành dựa trên cơ sở "mùi đời" hơn kém sẽ là vô lý và sai lầm.
Xét về nhân duyên thành tựu để phân tích mới là hợp lý. Theo lý nhân - quả một người ở tiền kiếp đã tu hành tinh tấn và có nguyện lực mạnh mẽ hơn chắc chắn ở đời sau, kiếp sau sẽ dễ dàng đến với đạo hơn và dễ dàng chứng đạo hơn. Căn cứ vào các thông tin bạn đưa ra rõ ràng người đi tu từ nhỏ có căn cơ cao dày hơn người thứ hai rất nhiều. Đó chính là lý nhân - quả. Người đó dù trong đời này chẳng va chạm với đời nhưng do căn cơ và tuệ giác vốn có cao hơn nhiều, nên có sự gì ở đời có thể làm khó và vướng bận cho người ấy được. Anh ta đã vượt qua chặng đường mà người thứ hai mới bắt đầu từ lâu rồi. Thế nên, nói về điều kiện hiện tại ở trong đời này thì người ấy hơn đứt (đương nhiên là tương lai của hai người sẽ còn phụ thuộc vào hành động ngay bây giời và tiếp theo nữa).
Nhắc lại truyện Tây Du Ký cho vui, chúng ta thử làm phép so sánh giữa Đường Tam Tạng và Trư Bát Giới. Một người đã có căn tu từ nhỏ trong nhiều kiếp liên tục còn một người chỉ vừa từ bỏ nghiệp ác (dâm nghiệp) đi tu, hai người này ai dễ đắc đạo hơn? Cứ xem bọn yêu tinh thích ăn thịt ai là rõ.
Thân chào bạn!
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Đắc đạo đâu phân biệt người tại gia hay xuất gia. Người đắc đạo đâu tự nói mình đắc đạo.
Tôi rất thích cách trả lời của @Rông Đen, tuy hơi bị ngộ chút xíu.
- Sói Già HaoShinLv 41 thập kỷ trước
ài , câu hỏi hay
có câu : Đạo là Đời , xa Đời thì sao Ngộ Đạo
cho nên đọc hết cả Tàng Kinh Các , hết Tam Tạng Kinh , mà không rõ đời , thì đọc một đời cũng là đọc , không đắc đạo
muốn có đạo , phải thấu đời , phải hiểu rõ luật thường hằng , thấm nhuần pháp Nhân Quả , Luân Hồi Lục Đạo ....
vậy thì ai mau đắc đạo hơn , chắc bạn cũng rõ rồi
- 5 năm trước
Cảm ơn bạn. Những đoạn văn này tôi đọc trong các tác phẩm của tác giả Từ An. Nhân thấy một vài đoạn mình thấy hay, ghi lại. Mời quý bạn xem qua. Phần còn lại trong các quyển Cát Bụi Hồng Trần, Tuần Trăng Vi Diệu…Những sách này mời các bạn vào trang web chuabenhdongian.com để xem và có gì trao đổi xin liên hệ với tác giả theo địa chỉ dưới đây:
Tác giả: Từ An
ĐT: 01275934607
Mê là tâm mê
Ngộ là tâm ngộ
Ngộ rồi biết không tâm
Không tâm còn chẳng có
Mê ngộ chỗ nào thành!
$$$
Tâm chạy theo cảnh
Cảnh lại sinh tâm
Đầu? Đuôi? Trụ xứ?
Chỉ bảo là lầm!
***
” Ai? ” Là chỗ sống chết!
Biết được ai, ai biết
Người này thõng hai tay
Vào chợ không còn mất!
@@@
Liễu sanh tức thoát tử
Đạt Lý là Sự thành
Sinh tử vốn không hai
Sự lý đâu trình thử!
&&&
Vô lượng lần sinh diệt
Dòng nhân quả luân lưu
Do mê mờ bản tánh
Thấy có ra có vào!
@@@
Chết đây lại sanh kia
Chúng sanh nhiều hay ít
Hình dung như bọt nổi
Biển nước chưa từng lìa
$$$
Pháp không sanh chẳng diệt
Tâm chưa từng đến đi
Đất bằng luôn dậy sóng
Chỉ tự mình phân ly
@@@
Tâm cảnh như hoa đốm
Lúc nào cũng lăng xăng
Chớ cầu tìm an ổn
Chỗ này hay chỗ kia
&&&
Bổn lai vốn là Biết
Lại muốn biết cái gì
Nên năng sở vọng lập
Có Phật có Chúng sinh
###
Không Thiền cũng chẳng Tịnh
Mật tu theo tâm mình
Tâm tâm chưa từng dính
Nói gì tu chẳng tu
^^^
Đạo không có đường vào
Vì nó không có cửa
Cửa là do mê lập
Bỏ vọng liền được vào
@@@
Tự tâm bạn bị điều kiện hóa nên sản sinh ra sự sự lý lý, rồi vô số vấn đề sinh ra, bạn bị cột trói b���i nó. Rồi cũng tự tâm bạn tạo tác học tập phương pháp để giải quyết vấn đề rồi cũng tự tâm bạn chứng đắc. Bạn đi tìm đạo sư để ấn chứng cho bạn, vì bạn không biết Đạo sư chính là Tự Tâm bạn, đầy đủ không thiếu thốn dù vô minh hay bất cứ phẩm tính nào
- nhu phamLv 71 thập kỷ trước
Đắc đạo là không đắc gì hết , người nào nói mình đắc đạo thì là đại ngã mạn. Không tu , không chứng , không đắc , mới là đạo , trong đạo bình đẵng với nhau không kể mới tu hay tu lâu , không kể nhỏ hay lớn , tất cả đều bình đẵng vô sai biệt , đó mới là đạo .
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Đạo không Đời không sức, Đời không Đạo không quyền.
Duyên phận, duyên phần, duyên số cũng một chữ duyên.
Tùy duyên dã.