Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Những người truyền giáo đầu tiên và những tác phẩm được du nhập vào Việt Nam. Bạn nào biết giúp giùm nhé!?
ví như: Mahajivạka trong tác phẩm "Cao Tăng truyện" của Huệ
3 Câu trả lời
- 1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Công giáo tại Việt Nam được bắt đầu từ khi các nhà truyền giáo phương tây đầu tiên đến Việt Nam từ thế kỷ 16 để rao giảng đạo Công giáo, khi ấy còn gọi là Đạo Gia-tô. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm 2005, Công Giáo tại Việt Nam hiện có 5 triệu 700 ngàn tín hữu trong tổng số dân 82 triệu, với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên
Lịch sử
Lịch sử Công giáo Việt Nam trải qua c��c giai đoạn:
* Khai sinh (1533 - 1659)
* Hình thành (1659 - 1802)
* Thử thách (1802 - 1885)
* Phát triển (1885 - 1960)
* Trưởng thành (1960 đến nay)
Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu giao thương với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh Cát Lợi, Pháp và cả Nhật Bản ở châu Á để trao đổi hàng hóa và vũ khí quân sự. Thời gian này, Công giáo cũng phát động cuộc truyền giáo quy mô lớn đi đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu. Có thể kể đến các nhà thừa sai như Phanxicô Xaviê (1541), Matteo Ricci đến Ắn Độ và Trung Hoa nhưng họ không đạt được kết quả đáng kể.
Trong bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn thảo dưới triều Tự Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa (hay đạo Gia-tô, phiên âm từ Giêsu của chữ Hán) chú thích như sau:
"Gia-tô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân I-nê-khu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thuỷ chi Trà Lũ âm dĩ Gia-tô tả đạo truyền giáo".
Dịch nghĩa: “Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-Nê-Khu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ”.
(Các) Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_t... coi hết tại đây - lua nonLv 41 thập kỷ trước
Về đạo Cơ-đốc có Sứ đồ của Chúa Cơ-đốc truyền giáo đầu tiên được du nhập vào Việt Nam hồi thế kỷ đầu tiên, tác phẩm được du nhập vào Việt Nam là cuốn kinh thánh trọn bộ cựu ước và tân ước ngày nay.
Thuở đó chưa có giáo hội nên gọi là đạo hay hội thánh.
Kết quả vị vua nước Việt gia nhập đạo, hậu quả (kết quả) bị chết vì dân tộc sau khi tại vị ba năm giống như Chúa Cơ-đốc làm việc trên đất cũng chỉ trong 3 năm rồi chịu chết cho cả loài người,
Phần thưởng gần 2000 năm sau thế hệ sau nước Việt mở rộng gấp 3 lần về phía nam tức thôn tính hai vương quốc Thủy Chân Lạp và Chiêm Thành.
(Các) Nguồn: http://vn.myblog.yahoo.com/rungnuoc/article?mid=21 - nhu phamLv 71 thập kỷ trước
Về Phật Giáo thì có bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương là tác phẩm du nhập vào Việt Nam đầu tiên , do các Cao Tăng người Trung Quốc tóm tắt những điều đức Phật dạy lại thành 42 bài . Tác phẩm thứ 2 là Kinh A Ban Na Thủ Ý do ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Ấn Độ , qua Trung Quốc học chữ Hán và qua Việt Nam truyền đạo Thiền ở miền Bắc . Đây là tác phẩm dạy tu thiền đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam do chính ngài truyền bá .