Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

minhtri_tram đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 1 thập kỷ trước

Đạo hạnh của một người tu hành?

Khi đối diện và giao tiếp với một người tu hành,bạn sẽ dựa trên những đặt điểm gì để nhận biết người đó "tu thiệt"hay là" giả tu".

14 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Phật có dạy đệ tử chánh niệm trong tứ oai nghi. Vậy đệ tử Phật trong bốn tư thế: đi đứng nằm ngồi là biết người chân tu hay tà tu.

    Khoan thai không chậm không nhanh, mọi cử động hay dừng lại đều trong chánh niệm, đều có chánh niệm trong từng cử chỉ động tác, chân tay hay toàn thân. Mắt nhìn thẳng, và giống như người đang thiền quán, nghe nhìn ngửi thấy tất cả gửi tất cả nhưng lại không chú ý vào bất cứ một cái gì.

    Nét mặt hiền từ, yên lặng như đang mỉm cười không lên tiếng. áo quần dày dép đều giản dị tự nhiên, nhẹ nhàng lịch sự kín đáo.

    Lời nói dễ nghe, ánh mắt thiện cảm và chân thành.

    Trả lởi thẳng thắn không vòng vo, không kiêu ngạo. Bình dân dễ hiểu ai cũng gần, thu hút nhưng không đàm tiếu, nhận lỗi mình bỏ qua lỗi người, bình đẳng yêu thương muôn loài. Chỉ chú ý tập trung vào mưu cầu giải thoát không chú ý chuyện thế gian. tất cả đều mức độ trung dung vừa đủ, không thừa không thiếu.Không so đo hơn thiệt hay tranh luận hơn thua. Nhã nhặn kính trọng mọi người, không coi thường, không kiêu ngạo.Thoát tục nhưng gần gũi thế gian.

  • 1 thập kỷ trước

    Người tu hành thực sự không tham lam TIỀN BẠC và công danh.

  • 1 thập kỷ trước

    Đường dài mới biết ngựa hay

    Ở lâu mới biết lòng người.

  • 1 thập kỷ trước

    Mình xin trả lời bạn theo 3 đặc điểm cơ bản nhất của một người đệ tử Phật, mà dù tại gia hay xuất gia đều phải có:

    -Lòng tôn kính Phật tuyệt đối: thể hiện bằng thực tế, siêng năng lạy Phật, yêu thích giáo lý, học hỏi giáo lý siêng năng.

    -Tâm từ bi: luôn luôn yêu thương tất cả mọi người mọi loài, biết đau xót trước nỗi đau của mọi người, mọi loài. Thể hiện thực tế bằng lối sống luôn biết hy sinh vì mọi người, không phân biệt ta, người => làm được nhiều việc mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài.

    -Tâm khiêm hạ: dù người đó tốt đến đâu, tu chứng đến mức nào, họ đều thể hiện ra ngoài một vẻ khiêm tốn, hiền lành.

    Đây là cái nền cơ bản nhất trong những điều cơ bản.

    Hy vọng giúp bạn được chút gì đó.

    (Các) Nguồn: http://loiphatday.net/
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    hem bít

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    jj dien ks lđo skssmçá ñ`smsñ lsé kekpls.sñs

  • ZIAZOO
    Lv 7
    1 thập kỷ trước

    Chào thiện hữu!

    Nhìn vào "chân" mà người đó đang đi trên con đường của Đức Phật đã đi.

    Chúc tinh tấn!

  • 1 thập kỷ trước

    Bạn có duyên với thầy tu thật thì phúc cả mả dày ,bạn vô duyên kém phúc thì gặp phải thầy tu rởm ,đó cũng là nhân quả của nhà Phật đấy bạn ạ .

    Theo mình thì thật giả lẫn lộn,nếu bạn muốn thật giả rõ ràng thì chỉ bằng cách duy nhất bạn hãy tập tu,tập làm chú tiểu,tập thay đổi con người của bạn và bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất,vì thầy tu cũng từ những người tại gia đi xuất gia đúng không ạ?

    Nhà Phật dạy rằng <ăn thẳng nói ngay còn hơn ăn chay nói dối>,<tấm áo không làm nên thầy tu>.Vậy nhìn bề ngoài mà đánh giá được thật giả ,không có sự tu mà muốn đánh giá người tu thật ngừoi tu giả chính xác thì chỉ là chuyên tầm phào thôi ,không tìm được câu trả lời chính xác đâu bạn !

  • 1 thập kỷ trước

    tri diện bất tri tâm! Nan giải! nan giải! Ráng mà chứng Tha Tâm Thông đi!

  • 1 thập kỷ trước

    tướng tự tâm sanh .

  • 1 thập kỷ trước

    Câu hỏi nầy củng lý thú đấy!

    Nhưng biết người đó "tu thiệt"hay là" giả tu". để làm gì?

    Nếu muốn biết người đó "tu thiệt"hay là" giả tu". mà dựa vào giáo lý Phật đà thì có ba ngàn (3.000.000) oai nghi và Tám muôn tế hạnh (80.000.000) và bạn có Tam Pháp Ấn, là Không Môn, Vô tướng môn Vô nguyện môn

    Ba cửa giải thoát

    Giải thoát: S: vimokṣa; P: vimokkha; gọi theo Hán Việt là Tam giải thoát môn (三 解 脫 門);

    Phép quán nhằm giác ngộ Không (空; s: śūnyatā), Vô tướng (無 相; s: ānimitta) và Vô nguyện (無 願; s: apraṇihita), không còn ham muốn để đạt Niết-bàn. Ba giải thoát này là nhận biết Ngã và Pháp đều trống không, nhận biết ngã và pháp là bình đẳng, vô tướng, nhận biết sinh tử là Khổ (xem thêm Tám giải thoát).

    Khi đối diện và giao tiếp với một người tu hành,bạn sẽ dựa trên những đặt điểm Tam giải thoát môn (三 解 脫 門); thì bạn nhận biết tường tận Nhân sinh quan và Vụ tru quan .

    chúc bạn thành công

    (Các) Nguồn: Từ Điển Phật Học Đạo Uyển
Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.