Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Bạn nghĩ sao về cách xưng hô nơi cơ quan công sở của ta?

Phải xưng cháu và gọi chú, bác với những đồng nghiệp tuổi cha chú. Điều đó có làm ta mất tự tin, mất sáng tạo và hạn chế sự phát triển của mình?

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Theo mình, trong công sở hay trong giao tiếp,

    ngoại trừ có quan hệ họ hàng, còn lại cứ làm như ông bà dạy: ai lớn tuổi thì làm lớn, đáng anh chị thì gọi anh chị, đáng cô chú thì gọi cô chú.

    Cũng tùy hoàn c��nh giao tiếp mà xưng hô. Trong các buồi lễ trang trọng, nghi lễ, khi lên diễn đàn, phải gọi ông, bà, xưng tôi. Trong phiên họp Đảng thì gọi đồng chí, xưng tôi...Khi đi tham quan, ăn uống, giải trí...thì có thể xưng hô khác, thân mật hơn.

    Túm lại, tùy hoàn cảnh giao tiếp mà xưng hô. Xưng hô cũng thể hiện một phần bản chất của người đó. Có người gặp cấp trên thì chú chú cháu cháu, xum xoe nịnh bợ; gặp cấp dưới thì mày mày tao tao, tỏ vẻ ta đây. Có người gặp bất cứ ai cũng xưng em ngọt xớt nghe mà chướng tai!

  • 1 thập kỷ trước

    Công sở là nơi thực hiện chức các năng quản lý của Nhà nước (công quyền) cho nên dù già hay trẻ đều là công chức. Việc xưng hô chú-cháu, Bác-con tuy để tỏ ra tôn trọng người lớn tuổi nhưng làm mất đi sự nghiêm túc và chứng mực nào đó hạ thấp tâm thế của người nói (cháu, em!). Theo mình, tại công sở nên sử dụng Anh (chi.) và tôi hoặc khách sáo hơn thì (Ông (Bà) - Tôi). Đối với Đảng viên cũng nên xưng hô như vậy trừ khi sinh hoạt đảng thì xưng hô là Đồng chí - Tôi.

  • 1 thập kỷ trước

    Kinh lao dac tho ma ban. Khong co gi lam the he tre phai mat tu tin khi the hien long kinh trong voi cac bac tien boi ca. dieu do chi lam tang gia tri cua ho len thoi. con suc sang tao thi khong the vi cach xung ho ma bi mai mot dau ban, hay cu sang tao va tu tin nha!

  • 1 thập kỷ trước

    Thứ nhất, văn hóa xưng hô:

    Lẽ thường, trong cùng cơ quan thì theo tôn ti trật tự, dựa vào tuổi lớn, tuổi nhỏ mà gọi cô, chú, bác, anh, chị, xưng em, xưng cháu cho phải lễ (kể cả người vắng mặt). Thế nhưng, không ít người ở một số cơ quan hình như “thiếu vốn từ xưng hô”, nên quen gọi thằng này, con kia... thậm chí gán ghép tên người khác với một từ “đặc trưng” nghe chối cả lỗ tai như A “đen”, B “lùn”, C “sún”...! Khi ai đó nhắc nhở hay phê bình thì tặc lưỡi cười trừ bảo đó là cách gọi “thân mật” (?!). Điều tréo ngoe là khi tổ chức bình xét bầu chọn danh hiệu cơ quan văn hóa hàng năm thì không thấy ai mổ xẻ gì đến chuyện xưng hô “thân mật” như nói trên!

    Thứ hai, văn hóa đối xử:

    Những năm gần đây, đời sống vật chất của xã hội ta khấm khá hơn nhiều, do đó khi trong cơ quan có người chuyển đi công tác nơi khác, hoặc nghỉ hữu, thôi tham gia cấp ủy... đều được cơ quan chủ quản tùy theo khả năng kinh phí mà chu đáo tặng quà, vừa ghi nhận công lao đóng góp của anh chị em, vừa thể hiện tình cảm của người ở - người đi. Động thái trên đã làm cho tư tưởng, tình cảm của người được nhận quà thêm phấn khởi, ấm áp nghĩa tình, đây chính là nét văn hóa tốt đẹp cần phát huy nhân rộng. Đừng nên và đừng bao giờ để cho người thôi việc có một chút suy nghĩ thiếu thiện cảm về cách đối xử của những người đương nhiệm, như là kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” chẳng hạn.

    Chính sự đối xử đầy chất văn hóa trong quan hệ nơi công sở đã làm cho người cán bộ, công nhân viên chức từ người lãnh đạo cho đến nhân viên bình thường thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với phần việc được cơ quan, đơn vị phân công, chắc chắn ai cũng phải tự giác gắn bó hơn nơi mình đang làm việc, tất nhiên đó là chất xúc tác làm cho mọi người cố gắng hoàn thành công việc với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Rõ ràng văn hóa ứng xử nơi công sở cũng cần bàn và thực hiện cho tốt, để góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.