Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

ai biết sự tích bánh trưng,bánh dầy của người việt cổ của chúng ta ?

10 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tục truyền rằng Vua Hùng Vương có 20 người con, văn võ kiêm toàn. Vua không biết chọn hoàng tử nào để truyền ngôi. Nhân ngày đầu năm sẽ mở hội khao quân và cho toàn dân vui Xuân, Vua truyền sẽ chỉ định hoàng tử để nối ngôi: hoàng tử nào dâng lên Vua cha của ngon vật lạ, chưa từng thấy mà làm vừa lòng Vua hơn cả.

    Nghe thế, các hoàng tử đua nhau sai gia nhân lên rừng, xuống bể tìm những của hay, vật lạ đem về để dâng lên cho vua trong ngày Hội...

    Trọng người hiền

    Riêng hoàng tử Lang Liêu, người con thứ 18, vừa mồ côi mẹ vừa ít gia nhân, nên không biết phải làm gì để đua tranh với các anh mình. Thế rồi một hôm, hoàng tử đang nằm suy nghĩ trên chiếc võng cột ở hai đầu hồi nhà, rồi thiu thỉu ngủ khi nào không hay. Hoàng tử thấy một vị thần hiện lên, đầu râu tóc bạc phơ, tỏ lòng thương hại hoàng tử là con người hiền, nên đã mách bảo:

    - Con ơi, trên đời không gì quý trọng bằng cơm gạo. Thóc lúa là của ăn trời ban cho. Con hãy lấy gạo nếp mà làm thành hai thứ bánh. Một bánh nặn hình tròn, tượng trưng cho Trời; một bánh gói thành hình vuông, tượng trưng cho Ðất. Trong bánh hình vuông, con hãy cho vào đó một ít nhân. Gói xong, cột lại, đem nấu chín, rồi dâng lên cho Vua cha thì không có lễ vật nào sánh kịp được." Nói xong, vị thần biến mất!

    Tỉnh dậy, hoàng tử vui mừng và truyền gọi gia nhân và kể cho họ nghe giấc mộng và lời thần dạy bảo cách thức làm hai thứ bánh đó.

    Muốn cho bánh hình tròn tinh khiết, mịn màng, rắn chắc và dễ nặn.., gia nhân đem vút gạo n���p thật sạch, đem giã thật kỹ, nặn thành hình mặt trên khum tròn, rồi mới đem đi nấu thật chín.

    Còn bánh hình vuông, thì để cho bánh được mềm mại, gia nhân đem gạo nếp vút thật sạch và ngâm suốt đêm. Muốn gói cho vuông, họ dùng khung gỗ đóng góc. Còn lá thì họ dùng lá dong là thứ lá mọc nhiều trong rừng kế cận. Còn nhân, thì họ lấy đậu vàng, luộc sơ qua cho mềm, rồi đâm nhuyễn và thêm thịt heo từng miếng mỏng làm nhụy. Gói xong, lấy lạt tre buộc lại rồi đem nấu suốt đêm cho thật chín.

    Ðoàn gia nhân làm ba ngày ba đêm tận lực để gói và nấu chín mỗi thứ 100 cái, tiêu biểu cho một Mẹ trăm con. Xong xuôi đâu đó thì vừa đúng dịp Hội Xuân khai mạc.

    Ðược tuyển chọn

    Ðến ngày Hội Xuân, Vua cha cùng Hoàng hậu ngự giá mở Hội. Các hoàng tử đàn anh lần lượt người trước kẻ sau, dâng lên Vua cha những của lạ, hiếm có mà gia nhân đã ra công lên rừng xanh, xuống đáy biển tìm kiếm đem về. Ai nấy đều hy vọng được vừa lòng vua cha, vì toàn những của vật lạ, hiếm-hoi, chưa từng ai tìm thấy. Dẫu vậy, vua cha như còn mong đợi một thứ gì, một lễ vật đơn giản hơn, vừa tầm hiểu biết của đại chúng, nhưng ý nghĩa lại thâm trầm, phát xuất từ lòng dân gian và có giá trị mãi mãi...

    Hoàng tử Lang-Liêu nghĩ mình phận đàn em, lễ vật lại quá thô sơ tầm thường vì là bánh làm bằng cơm gạo ăn hàng ngày, nên do dự không tiến dâng lễ vật. Thế mà, khi vua cha cầm lấy và ăn thử lễ vật của hoàng tử Lang Liêu dâng kính, thì vua cha lại trầm trộ khen ngợi. Hoàng hậu cũng nếm qua, và cũng đồng ý là không có lễ vật nào đẹp lòng Vua hơn cả. Bánh nếp gạo nấu vừa chín tới, mùi vị của gạo cơm hàng ngày bốc lên, lại được điểm thêm nhân đậu vàng với thịt heo chín mềm... làm cho vua cha ngây ngất, vừa ý hơn cả. Vua cha hỏi nguồn gốc và ai là người chỉ dẫn. Hoàng tử Lang Liêu thật thà kể lại câu chuyện buổi chiều thiu thỉu trên chiếc võng và việc Thần hiện ra mách bảo...

    Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài-ba đức hạnh, thay mình trị-vì toàn dân sau này. Vua cha thêm lòng thương yêu quý mến và tuyên bố tuyển chọn hoàng tử Lang Liêu là người kế vị ngôi. Toàn dân có mặt hoan hô vang dậy, đáp lệnh truyền của Hùng Vương!

    Vua lại truyền rằng:

    "Từ đây về sau, vào ngày đầu năm âm lịch, khi Xuân về, TẾT đến, dân gian phải làm hai thứ bánh này để ăn mừng, tạ ơn Trời Ðất."

    Vua cha lại còn đặt tên bánh hình tròn là Bánh Dầy, còn bánh hình vuông là Bánh Chưng. Về sau, có người gọi lạc qua là Bánh Tét cho nó gần với từ ngữ TẾT.

    Tục lệ ngày Tết, dân gian gói Bánh Chưng Bánh Dầy bắt nguồn từ đó!

  • 1 thập kỷ trước

    Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

    Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

    Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

    Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

    Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

    Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

    Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

    Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

  • V
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    chà bạn! vào đời vua hùng vương thứ 16 hay 17 gì đó !4mươi mấy năm rồi chỉ nhớ mại mại thôi! lâu quá rồi bài học đó trả lại cho thầy cô rồi.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    tui biết

  • 1 thập kỷ trước

    bạn hỏi về sự tích bánh chưng bánh dầy làm gì vậy

  • 1 thập kỷ trước

    Sự tích ấy có trong sách Ngữ văn lớp 6 đấy.

  • 1 thập kỷ trước

    Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là ơi, xưa thiệt là xưa, xưa dữ lắm, thế kỉ 6 hay gì áh. Vua Hùng đã già, muốn truyền ngôi cho mấy chàng hoàng tử nhưng ông í có những 20 chàng, hok bik chọn ai, chừa ai, nên phán bảo các con đi tìm thức ăn ngon, lạ nếu vừa ý ông sẽ truyền ngôi dzua. Mấy anh kia đem về bao nhiu là của ngon vật lạ, chỉ cóa mình anh thứ 18, có cái tên rất chi là ngộ nghĩnh: Lang liêu, thì tự làm món bánh theo phong cách đất trời: Bánh chưng bánh dầy, và được nối ngôi cha, trị zì đất nước. Câu chịn của em đến đây là hết òy.

    CỔ TÍCH, SỰ TÍCH VIỆT NAM: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3...

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    bạn hãy tìm đọc sách ngữ văn lớp sáu đó

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    To biet, su tich ay hay lam phai knong ???

  • 1 thập kỷ trước

    hoi mot em be hoc cap1 i chac no bit day

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.