Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

đỗ ngọc đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 1 thập kỷ trước

...công đức và phước đức giống , khác nhau như thế nào ?

làm thế nào để có công đức tăng chưởng ?

làm thế nào để có nhiều phước đức ?

theo các nhìn ở các tôn giáo không phân biệt nhé ?

5 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tôi nghĩ nên dùng từ phước báu đúng hơn là phước đức.

    Tôi xin ví dụ như thế này cho dễ hiểu:

    Ví như có người làm vườn trồng được một vườn cây ăn quả, nhờ vào công sức và trí tuệ của mình, người này đã tạo được một vườn cây trĩu quả. Có một người khác tuy chẳng trồng cây, nhưng nhờ giàu có, lấy tiền của mình mà mua lấy trái cây của người làm vườn nọ mà hưởng được vị ngon ngọt của nó.

    Bạn nghĩ sao giữa người làm vườn và người mua quả ngọt ở trên. Chắc bạn thấy ngay người mua quả ngọt kia chỉ có một lượng trái cây hữu hạn do tiền trao đổi mà được, muốn ăn nữa thì phải mua nữa. Còn người làm vườn kia thì sao, muốn ăn thì ra vườn hái ăn mà không cần cất công đi xa đổi chác và hơn nữa vì vườn trái nhiều quá nên có thể đem đổi thành các vật dụng khác mà dùng hoặc đem bán lấy tiền để tích lũy.

    Công đức dụ như vườn cây và phước báu dụ là quả trái, dụ người làm vườn là người giữ được công đức còn dụ người mua quả chỉ là người hưởng được phước báu kia do từ sự trao đổi mà được. Phước báu có hữu hạn còn công đức thì vô lượng vô biên.

    Đến đây thì bạn chắc hiểu rằng giữa người có công đức và người có phước báu giống nhau và khác nhau như thế nào rồi.

    ''Công đức là cội của phước báu''.

    Người có công đức thì phước báu kia hưởng được lâu dài, tự tại và tùy nghi sử dụng. Người có phước báu thì chỉ có giới hạn, làm việc thiện lớn thì có phước lớn, làm việc thiện nhỏ thì có phước nhỏ, phước có hạn hữu.

    Phước báu chỉ là quả lành nằm trong đối đãi còn Công đức thì vô lượng vô biên, Công đức là chỗ sanh của phước. Người làm vườn cũng hưởng được trái cây ngon ngọt đó là nhờ vào công sức và trí tuệ của mình mà trồng được vườn cây chứ chẳng phải khi không mà được. Nhưng điểm nhấn mạnh là người làm vườn có được vườn cây khác với người bỏ tiền mua trái.

    Thế gian thường nhầm lẫn hai từ Công đức và Phước báu mà cứ buông mấy câu vô tội vạ để ca ngợi là "Công đức vô lượng vô biên''. Sự nhầm lẫn này đã làm một phen khiến vua Lương Võ Đế phải bẽ mặt khi bị Tổ Đạt Ma trả lời về việc vua bỏ nhiều tiền của để xây chùa tháp khắp đất nước.

    Ba câu hỏi thêm của bạn thật không thừa chút nào, nhưng xin túm gọn lại một câu: ''Những ai có thể có công đức ? Vậy làm thế nào để được công đức và tránh rơi vào phước hữu lậu thường tình?''

    Thường thì trong Phật giáo thường luận rõ ràng về Công đức và phước báu. Nhưng Phật pháp là bình đẳng với mọi chúng sinh, không dành riêng cho tu sĩ, cũng chẳng dành riêng cho Phật tử mà cho tất cả mọi người dù người đó có nằm hay không nằm trong Phật giáo.

    Như dụ ở trên bạn thấy để được phước thì quá dễ phải không chứ được công đức thì phải bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian và đầu tư trí tuệ mới được một vườn công đức như vậy. Vậy ai mới được công đức này?

    Xin thưa (vì cho mọi người không phân biệt tôn giáo nên tôi nói bằng từ ngữ thông thường mà không dùng câu chữ trong Phật giáo để diễn bày) là: Ai khi làm bất cứ điều thiện nào mà không có lòng vị kỹ tham cầu, không có lòng so lường thiệt hơn tức là vô tư không vụ lợi thì hẳn là đã, đang và sẽ có được công đức... còn bằng ngược lại chỉ có một chút vị kỹ hoặc một chút so lường hơn thiệt thì chỉ là người cầu phước hữu hạn mà thôi. Công đức là quả báo cao nhất dành cho người có tu dưỡng thân tâm.

    Những thầy thuốc tận tâm chữa chạy cho bệnh nhân, thầy cô tận tụy dạy dỗ các thế hệ học trò không màng đến đồng lương ít ỏi, một viên chức nhà nước tận hết sức làm tròn trách nhiệm để làm việc cho dân tuy chẳng biết đến chữ tu (tu bự quá phải hông) nếu làm được như trên thì không thể không có công đức.

    Lòng vị kỹ hẹp hòi, so lường thiệt hơn quá lớn có khi phước còn chẳng có chứ đừng nói là công đức. Phước mà không có thì họa ắt gần kề cũng là điều nêu suy ngẫm.

    Biết làm sao để có công đức thì cũng như thế biết là như thế công đức sẽ tăng trưởng, chẳng sợ gì mà công đức chẳng tăng trưởng. Có Công đức là rừng cội thì phước báu cũng vô lượng vô biên cần gì mà phải luận thêm gì nữa là phải làm sao cho có thêm nhiều phước.

    Người bình thường chỉ mong làm thiện cầu phước chứ người có trí tuệ thì mong trồng cội phước tức là Công đức vậy. Nhà Phật có câu ''Tu là cõi phúc''. Nói chữ tu nghe chuyên biệt, bự quá nhưng nếu hiểu thiệt nghĩa tu đây là tu dưỡng thân tâm thì ai cũng làm được phải hôn.

    Trước khi chia tay với bạn tôi xin viện ra một lời ca mà một nhạc sĩ chẳng phải là tu sĩ, trần tục 100% chính hiệu là Trịnh Công Sơn đã viết:

    ''Ở đời cần có một tấm lòng ... làm gì em biết không ... để gió cuốn đi ... để gió cuốn đi''. Làm được như thế thì sợ gì mà không có Công đức hở bạn.

    Chúc bạn an lạc.

  • 1 thập kỷ trước

    Tạm dùng cách đo lường sau để xác định công đức và phúc đức:

    Phúc đức là những điều đưa đến những lợi ích tục đế, tức lợi ích trần thế.

    Công đức là những điều đưa đến những lợi ích chân đế, tức lợi ích hướng tới sự giác ngộ, giải thoát.

    Tục đế là một hợp từ: “tục” nghĩa là thế tục hay phàm tục, “đế” nghĩa là chân lý. Tục đế còn gọi là thế tục đế. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đốị (ví dụ như giàu sang, quyền thế, bổng lộc, hạnh phúc trên đời,...). Phúc đức sẽ tạo ra những thuận lợi hướng tới sự hạnh phúc tục đế như thế.

    Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật, không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Ðệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, giác tánh, chân như, trung đạọ. v..v.. Công đức là những điều thúc đẩy người ta tiến nhanh hơn trên con đường tiến tới nhận thức được Chân đế (gọi là giác ngộ).

    Phúc đức tạo ra được theo nhân - quả sẽ tạo ra những quả báo tốt lành trong tương lai. Nhưng nếu đánh giá một cách toàn diện thì công đức có giá trị cao quý hơn nhiều so với phúc đức, vì nó hướng tới sự tăng trưởng về mặt trí huệ, tâm linh. Mặt khác, công đức cũng có thể chuyển hóa thành phúc đức theo ước nguyện (nhưng chẳng ai "dại" như thế).

    Hai người làm cùng một việc thiện, nhưng có thể người này đạt được nhiều phúc đức, nhưng công đức rất nhỏ, còn người kia thì đạt được công đức rất lớn mà giá trị phúc đức cũng chẳng kém. Quyết định vấn đề lại là ở tâm.

    Ví dụ: hai người hay lên chùa lễ Phật và làm từ thiện cho người nghèo, nhưng một người trong tâm mong cầu được giàu sang, sống được sung túc và khỏe mạnh và muốn được nổi danh. Do nhân - quả anh ta cũng tạo ra phúc đức thể hiện bằng việc anh ta làm ăn cũng có tài có lộc ở đời. Nhưng cái tài lộc kia rất nhỏ bé và chẳng đáng gì khi so với người thứ hai. Anh ta cũng lên chùa lễ Phật và làm từ thiện giúp đỡ người nghèo, nhưng với tâm thực hành pháp bố thí không phân biệt. Anh ta cũng cúng lễ mà không khởi tâm mong cầu phúc lạc ở đời, mà chỉ hướng tới sự giác ngộ để thực hành tâm vô ngã chấp và tâm từ bi. Người này tạo nên công đức to lớn và được lợi ích rất nhiều trên con đường giác ngộ và giải thoát. Thậm chí, có thể anh ta không muốn nhưng những việc thiện anh ta làm vừa tạo ra công đức và vẫn tạo cả phúc đức ở đời khiến anh ta sống an lạc hạnh phúc nữa.

    Nhưng mà phân tích phải quấy như thế là cách nhìn nhận khách quan với việc của người khác, chứ bản thân ta khi hành động mà nghĩ này nọ... dù là ý nghĩ rành rẽ như trên cũng đâu còn là VÔ TÂM hay THANH TÂM nữa? Vậy nên biết xong rồi quên ngay là hơn cả!

    Chúc bạn an lành.

  • Moon S
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Công đức -> Công việc thiện.

    Phước đức -> Điều may mắn để lại khi làm việc thiện.

    Làm nhiều công đức sẽ được phước đức.

  • 1 thập kỷ trước

    - Công Đức là làm những việc tốt lành để đức lại cho mình hoặc cho người thân khác .

    - Phước Đức là do người khác để lại cho mình được hưởng , thường là do cha mẹ ông bà trong gia đình

  • ?
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Vả,tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu,nghĩa là trong xác-thịt tôi,bởi tôi có ý-muốn làm điều lành,nhưng không có quyền làm trọn;vì tôi không làm điều lành mình muốn,nhưng làm điều dữ mình không muốn.Ví bằng tôi làm điều mình không muốn,ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa,nhưng là tội- lỗi ở trong tôi vậy. trích sách:RÔ-MA:đoạn .7;câu17->20.vậy! các bạn tự cho mình là con người thánh thiện và vô tội chứ gì?!còn tôi thì không dám, vì tôi có vô số khuyết điểm,nhiều thói hư và tật xấu, nên cần phải xét mình trong lời dạy dổ của Kinh-Thánh mỗi ngày trước khi đi ngủ đễ khỏi mộng mị,nên tôi không dám khoe khoan về công đức hay phước đức,vì chẳng ai có thể làm trọn để mà khoe khoang

    (Các) Nguồn: Kinh Thánh Tân-Ước
Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.