Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ng��y 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

...có bạn nào biết thông tin,tài liệu nói về nền văn minh châu allantich cổ đại không ?

...tôi nge nói thời cổ xưa địa cầu của chúng ta nền văn minh đã phát triển hơn hiện nay ...vì lý do ...khoa học phát triển không song trùng với nền khoa học tân linh...nên đã bị xóa sổ...

Cập nhật:

cảm ơn các bạn gé tthăm và tâm sự...

2 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Mặc dù At-lan-tít được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước nhưng nó chỉ xuất hiện trong văn hiến cổ đại khoảng từ năm 359 đến năm 347 trước Công nguyên. Tên gọi Át-lan-tít (Hi Lạp văn: Ἀτλαντὶς νῆσος, có nghĩa là đảo Át-lát) xuất hiện trong các cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Pla-tô, Ti-ma-út và Cri-ti-át, vốn được đặt theo tên các nhân vật trong hai cuộc trao đổi tưởng tượng gi��a Sô-cra-tét và học trò.

    Mở đầu phần đối thoại Ti-ma-út, Sô-cra-tét nhắc tới cuộc thảo luận hôm trước về một xã hội “hoàn thiện”. Ở đây Pla-tô nhắc tới cuộc đối thoại nổi tiếng nhất của ông, Nền cộng hòa, mà ông đã viết từ nhiều năm trước. Và Pla-tô mượn lời Sô-cra-tét để kể ra hàng loạt đặc điểm cần có của một chính phủ hoàn hảo mà ông đã mường tượng trong Nền cộng hòa: thợ thủ công và nông dân tách khỏi quân đội; quân nhân kỷ luật cao, được huấn luyện thể lực và âm nhạc, sống cộng đồng và không có tài sản riêng.

    Sô-cra-tét không dừng cuộc tranh luận ở mặt lý thuyết mà yêu cầu học trò đánh giá trên khía cạnh triết học thực hành. Ông cho rằng họ cần xem xét tính hoàn thiện của một xã hội phù hợp với các quan niệm viết trong N���n cộng hòa bằng cách đặt nó đối diện với một cuộc chiến tranh.

    Cri-ti-át kiểm tra đề xuất của người thầy bằng đề nghị: “Xin (thầy Sô-cra-tét) hãy nghe một câu chuyện tuy lạ nhưng có thật”. Cri-ti-át nói rằng, ông nội cũng tên là Cri-ti-át kể cho anh nghe câu chuyện, và ông nội anh thì nghe người cha là Đrô-pi-đét kể lại. Đrô-pi-đét biết chuyện nhờ nhà hiền triết Hy Lạp Sô-lôn, còn Sô-lôn được các tu sĩ Ai Cập kể cho biết khi ông ở Ai Cập vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Theo những gì Pla-tô viết trong Cri-ti-át, cái mà chúng ta biết chính là một dị bản của câu chuyện có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước đó.

    Các tu sĩ Ai Cập đã kể cho Sô-lôn nghe câu chuyện về thành phố A-ten cổ, “được quản lý tốt nhất trong tất cả các thành phố trên thế giới”. Đó chính là A-ten cổ từ 9.300 năm trước thời Pla-tô, được ông dùng làm mô hình của một quốc gia lý tưởng. Các tu sĩ kể với Sô-lôn về chiến công anh dũng nhất của người A-ten, họ đã đánh bại một thế lực hùng mạnh đang chuẩn bị tiến hành cuộc viễn chinh chống lại cả châu Âu và châu Á. Họ mô tả quốc gia đang bành trướng đó nằm rất xa giữa Đại Tây Dương (Atlantic). Và đó là lý do của cái tên Át-lan-tít (Atlantis).

    Theo lời kể của Cri-ti-át, người Át-lan-tít đã tràn qua Bắc Phi trên đường tiến về Ai Cập. Nhưng sau thất bại trước A-ten, Át-lan-tít bị các vị thần phá hủy hoàn toàn trong những cơn động đất và đại hồng thủy khủng khiếp.

    Khi thuật lại câu chuyện về At-lan-tít, Cri-ti-át thưa với Sô-cra-tét: “Hôm qua khi thầy kể về một thành phố trong câu chuyện đã ăn sâu trong óc con, con rất ngạc nhiên nhận thấy rằng, không hiểu vì sự tình cờ bí ẩn nào mà chuyện của thầy trùng khớp với lời kể của Sô-lôn”. Trên thực tế, mô tả của Cri-ti-át về xã hội Hy Lạp cổ trùng hợp hoàn hảo – và không hề ngẫu nhiên – với quan niệm nhà nước lý tưởng của Pla-tô trong tác phẩm Nền cộng hòa.

    Pla-tô đã mô tả đảo quốc At-lan-tít hay A-ten cổ đại dựa trên bằng chứng lịch sử hay chỉ dựa vào hư cấu? Trên thực tế có một nền văn minh rực rỡ tại Địa Trung Hải - đảo Crít của người Mi-noan, thậm chí còn xa xưa hơn xứ Hy Lạp của Pla-tô - và nó cũng bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên.

    Nhiều học giả hiện đại cho rằng, mặc dù quy mô và vị trí của Át-lan-tít kém chính xác trong Cri-ti-át (có thể do dịch sai), câu chuyện của Pla-tô dựa trên vụ núi lửa phun khủng khiếp tại Tê-ra, hòn đảo nằm ở phía đông Hy Lạp và phía bắc Crít trong biển Ê-giê. Miệng núi lửa của lần phun nham thạch tại Tê-ra thế kỷ XVII hay XVI trước Công nguyên có kích thước lớn gấp hai lần dấu vết tại Cra-ca-toa, mà lần phun vào năm 1883 thì đã giết chết hàng chục ngàn người. Tai họa tại Tê-ra chắc chắn thảm khốc hơn nhiều, đến mức mà ngay tại Ai Cập, là nơi chỉ phải chịu ảnh hưởng gián tiếp, người ta cũng nhận biết được.

    Với một số người, đảo Crít của người Mi-noan chính là Át-lan-tít và trong Cri-ti-át, Pla-tô đã đưa ra một bức tranh có phần không chính xác về sự tàn phá nó như một hệ quả của núi lửa phun tại Tê-ra. Tuy nhiên, để khẳng định điều đó, ta cần bỏ qua những chi tiết thực tế, hay ít nhất cần giải thích tại sao Crít lại được đặt sai vị trí địa lý, sai kích thước, sai tên, chưa bao giờ gây chiến với A-ten và không bị phá hủy trong một thảm họa nào. Chứng cứ khảo cổ học cho thấy, mặc dù các cộng đồng người Mi-noan sống dọc bờ biển bị sóng thần tàn phá nặng nề sau vụ nổ tại Tê-ra, nền văn minh Mi-noan không chỉ sống sót mà còn phát triển rực rỡ hơn trong khoảng hai trăm năm nữa.

    Nhiều tác giả khác cho rằng, chế độ thuộc địa kỳ diệu của người Mi-noan tại Tê-ra là mô hình của Át-lan-tít. Rõ ràng là sự định cư của người Mi-noan tại đây đã bị tàn phá vì núi lửa, nhưng cũng hoàn toàn rõ ràng là, Pla-tô không nói về sự suy tàn của một nền văn minh cổ đại. Trong khi đó, Tê-ra cũng là một địa chỉ sai, quy mô và niên đại sai nên không thể là mô hình trực tiếp của Át-lan-tít.

    Không cuộc tranh luận nào về Át-lan-tít được xem là đầy đủ nếu không nhắc tới những tuyên bố mang tính tưởng tượng trong thế kỷ XIX và XX về lục địa đã mất tích. Hơn bất cứ ai, nghị sĩ bang Mi-nê-xô-ta Ích-na-ti-ớt Đôn-nơn-li, người đã hai lần thất bại trong cuộc chạy đua vào chức phó tổng thổng Mỹ và là một nhà sử học nghiệp dư, đã làm huyền thoại sống lại bằng cuốn sách "Át-lan-tít: một thế giới trước thời hồng thủy" vào năm 1881.

    Theo Đôn-nơn-li, Át-lan-tít của Pla-tô là ngọn nguồn của mọi thành tựu văn hóa và mọi nền văn minh tại Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ và châu Âu, cũng như Nam và Bắc Mỹ. Lập luận của Đôn-nơn-li không dựa trên khoa khảo cổ hay địa lý và không hề có bằng chứng nào về nguồn gốc chung của mọi nền văn hóa. Tuy nhiên so với một số nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX khác, Đôn-nơn-li vẫn là khuôn mẫu của sự tự kiềm chế.

    Phong trào thần triết học của E-nê-la Bla-vát-ski, một phụ nữ gọi hồn “nổi tiếng” nước Mỹ, giả thuyết rằng cư dân Át-lan-tít di chuyển bằng máy bay và trồng trọt hoa lợi thu được từ người ngoài hành tinh. Gần đây hơn, các nhà tâm linh thế kỷ XX tuyên bố tiếp xúc được với các linh hồn từ lục địa đã mất tích và được họ khuyên nhiều điều hay để giải quyết những bế tắc của cuộc sống hiện đại. Tất nhiên không thể có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố huyễn hoặc như thế.

    Không thể nghi ngờ một sự thật là Pla-tô đã dùng kiến thức lịch sử để dựng nên các cuộc đối thoại về lục địa Át-lan-tít của ông. Dường như đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Pla-tô, và ông đã dùng chúng để chuyển bức thông điệp của mình.

    Tuy nhiên, những người ủng hộ việc thảo luận chỉ riêng trên khía cạnh văn học của Cri-ti-át cũng nhận thấy rằng, Pla-tô không định viết sử, nhưng một số phần trong truyện đã được dùng có chủ ý như những ẩn dụ đạo đức mà ông muốn thảo luận. Chẳng hạn trong cuốn "Át-lan-tít bị phá hủy", Rô-ni Cát-nê-đen cho rằng, Át-lan-tít của Pla-tô là tổng hợp của đảo quốc Crít và Tê-ra, cũng như cần nhận thấy rằng, một phần câu chuyện dành để kể về lịch sử đương thời của Hy Lạp, gồm cả cuộc chiến tranh giữa A-ten và Spác-ta.

    Cuối cùng cần phải thấy rằng, mô tả Át-lan-tít trong Cri-ti-át tuy rất gần với thực tiễn của các xã hội cổ đại nhưng lại nằm ngoài chủ đích của Pla-tô. Với Pla-tô, Át-lan-tít không phải là một nền văn minh, mà là một phương tiện truyền bá tư tưởng.

  • V
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    chào bạn! aclantic nó đã chôn vùi cách đây 50 ngàn năm thì phải ,dưới đó là cả thành phố không có người .

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.