Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Giúp mình tư vấn về sức khỏe tiếp :((?

Tình hình là sau một thời gian ngâm cứu và tìm hiểu, mình có một tin vô cùng vui, đó là: đã xác định được bệnh (khoảng 70 - 80%). Tin buồn là bệnh này không thuốc thì không khỏi được, mà có thuốc thì cũng chưa chắc đã khỏi. Nhưng nói chung là còn yêu đời :).

Bạn nào đã bị hoặc có người thân bị bệnh hen suyễn thì có thể tư vấn cho mình xem nên dùng thuốc Đông y, Tây y, Nam y? Thuốc Đông, thuốc Nam thì không "ngọt ngào" gì cho lắm, nhưng mình có thể uống được. Thuốc Tây thì liệu có gây phản ứng phụ hoặc làm giảm sức khỏe hiện thời không? Bởi nếu dùng quá nhiều kháng sinh thì sẽ rất hại (mà mình cũng không biết là thuốc chữa bệnh này có kháng sinh không?).

Theo các bạn thì dùng loại thuốc nào là an toàn nhất và tác dụng cũng tốt?

Xin cảm ơn câu trả lời của các bạn.

Cập nhật:

Rất cảm ơn các bạn :). Lời khuyên đặc biệt hữu ích. Mình cũng thường ăn cá, cũng không bao giờ ăn đồ ăn lạ như thịt chó, thịt trâu... Có lẽ vì thế mà bệnh không nặng. Mình cũng đã từng bị khó thở rất nặng, sau đó có đi khám Tai - mũi - họng ở BV Bạch Mai, từ đó về sau không bị lên cơn khó thở nặng như vậy một lần nào nữa. Tình trạng bây giờ cũng tương đối nhẹ, chỉ dừng lại ở tức ngực, khó chịu. Có lẽ loại thuốc mà Xứ Nghệ giới thiệu phù hợp với mình.

@ bigbang: Mình đang ở ngoài Bắc, nên khó có thể vào tp HCM để chữa. Nhưng bệnh cũng không nặng lắm đâu. Bạn không phải lo nhé! Cảm ơn bạn nhiều lắm.

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Thiên Bình thân mến!

    Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào.

    nó là một căn bệnh đáng ghet - vợ mình cũng bị xoang nên mình hiểu cảm giác của bạn khi bị thiếu không khí

    bạn có thể chữa nó bằng chế đố ăn uông hợp lý, theo minh không lầm thì bạn là nữ đúng không? xin lỗi nha mình thuờng ít quan tâm người bạn đang nói chuyện với mình là nam hay nữ.hiiiiiiiiii

    sau này bạ sẽ làm mẹ vậy cách tốt nhất cho bạn để phòng cho con bạn là ăn táo và cá

    Các nhà nghiên cứu đã không thử các chất dinh dưỡng đặc hiệu trong cá hay táo về các tác dụng có lợi.

    Còn về thuốc thì

    Thuốc điều trị hen suyễn nói chung được xếp thành 2 nhóm: thuốc dùng dài hạn (thuốc dự phòng) và thuốc cắt cơn hen suyễn.

    •Các thuốc dự phòng hen suyễn, bạn sẽ thấy được vai trò của các thuốc dạng hít chứa corticosteroid, chứa thuốc giãn đường dẫn khí (giãn phế quản) tác dụng kéo dài, hay chứa cả hai loại thuốc này trong cùng một ống hít.

    •Các thuốc cắt cơn, bạn sẽ được tìm hiểu vai trò của chúng trong điều trị hen suyễn.

    Hãy cẩn thận với con suyễn lúc nữa đêm

    Cơn hen suyễn thường xảy ra từ lúc nửa đêm đến 8 giờ sáng. Cho đến nay, lý do tại sao như vậy vẫn chưa rõ. Nhưng các giải thích có thể được chấp nhận là:

    - Nồng độ cortisol và adrenaline giảm trong đêm. Hai chất này có vai trò trong việc làm giãn phế quản.

    - Trong đêm ngủ, khả năng tiếp xúc với dị ứng nguyên trong nhà là lớn nhất: mạt nhà, dị ứng nguyên từ chó mèo.

    - Tư thế nằm ngữa khi ngủ dễ gây tắc nghẽn phế quản ở bệnh nhân bị hen suyễn.

    - Trào ngược dịch vị vào thực quản khi ngủ.

    - Khi ngủ, dịch tiết do viêm xoang hay hội chứng mũi sau dễ chảy vào đường hô hấp dưới gây kích hoạt cơn hen.

    thuốc suyễn:

    Singulair là tên thương mại của hoạt chất montelukast do hãng Dược Phẩm MSD sản xuất. Nó là một chất tác động trên leukotriene. Leukotriene là chất giữ vai trò rất quan trọng trong hen suyễn. Motelukast là thuốc có tác dụng tốt trên đồng thời hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng montelukast có tác dụng tốt trên trẻ em bị co thắt phế quản do gắng sức (khi trẻ chơi đùa, tập thể dục thể thao …).

    Và lưu ý rằng, montelukast chỉ nên sử dụng cho người bị hen suyễn không nặng và dùng với mục đích dự phòng

    thân ái

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Hen và suyễn là hai chứng bệnh cùng phát sinh chủ yếu từ tạng phế và hai tạng liên quan là tỳ và thận có những đặc điểm riêng biệt. Hen là biểu hiện của đàm đọng gây tiếng thở khò khè của phế, ngậm miệng có thể vẫn thở được, hen có liên quan mật thiết tới sự thay đổi thời tiết hoặc những vật lạ kể cả ăn uống, tiếp xúc... Suyễn là biểu hiện của sự nghẽn tắc phế khí nghiêm trọng, co kéo, tiếng rít điển hình phải há miệng ngồi phục mới thở được.

    Nguyên nhân

    Do cảm nhiễm ngoại tà, ăn uống các chất lạ, khí hậu thay đổi khác thường, hoặc tiếp xúc với các chất lạ, hoặc lao động quá mức, hoặc do sự biến động mối quan hệ tạng phủ đặc biệt là hai tạng phế và thận làm cho phế khí không tuyên phát, không túc giáng được nên thận không nạp được khí gây hen suyễn... và một vài nguyên nhân khác.

    Trên lâm sàng thường chia làm hai loại: Hen và suyễn. Hen có hen hàn và hen nhiệt; Suyễn có suyễn thực và suyễn hư.

    Những bài thuốc điều trị tùy theo từng thể bệnh:

    Thể hen hàn (lãnh háo)

    Triệu chứng: Do cảm nhiễm ngoại cảm phong hàn hoặc gặp phải các chất lạ do ăn uống, tiếp xúc hoặc gió lạnh... gây ra khó thở khò khè, nằm ngồi không yên, ngực tức, đờm ít, trắng hoặc không có đờm, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm trì.

    Phương pháp điều trị: Giải biểu tán hàn, thông lợi phế khí.

    Bài thuốc: Tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, bán hạ 20g, đương quy 20g, hậu phác 16g, tiền hồ 16g, nhục quế 8g, trần bì 8g, cam thảo 8g. Cách dùng: Tô tử giã dập, bán hạ chế, hậu phác cạo bỏ vỏ. Tám vị trên + nước 1.600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

    Châm cứu: Châm tả các huyệt phế du, định suyễn, phong long, túc tam lý, thiên đột.

    Thể hen nhiệt (nhiệt háo)

    Triệu chứng: Do nhiệt uất tích ở trong lại cảm phải phong tà gây ra khó thở khò khè, bứt rứt khó chịu, tức ngực, đờm vàng, rêu lưỡi vàng đục, chất lưỡi đỏ. Mạch sác.

    Phương pháp điều trị: Thông lợi phế khí hoá đàm.

    Bài thuốc: Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả nhân 8g, hoàng cầm 16g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 20g, tô tử 12gam, cam thảo 8g, ma hoàng 12g, bán hạ 16g, khoản đông hoa 8g. Cách dùng: Ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ, tô tử giã dập, bán hạ chế. Chín vị trên + nước 1700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 2 lần.

    Châm cứu: châm tả các huyệt định suyễn, khúc trì, túc tam lý, phong long, thiên đột.

    Suyễn thực

    Triệu chứng: Do phong hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được. Người mệt mỏi, đờm trắng, suyễn thực bệnh chủ yếu ở phế.

    Phương pháp điều trị: Lợi phế, giáng khí, định suyễn.

    Bài thuốc: Tam ao thang: Ma hoàng 24g, hạnh nhân 24g, cam thảo 24g. Cách dùng: Ma hoàng bỏ mắt, hạnh nhân bỏ vỏ. Các vị trên + nước 900ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Uống ấm chia đều 2 lần, lần 1 uống nếu sau 30 phút suyễn thở hết hoặc giảm 7- 8 phần; thuốc còn lại chia đều 2 lần uống trong ngày. Nếu lần 1 uống sau 2 giờ suyễn chưa cắt uống hết phần còn lại.

    Châm cứu: Châm tả các huyệt định suyễn, thiên đột, phong long, túc tam lý.

    Suyễn hư

    Triệu chứng: Cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng. Bệnh nặng thì hai mu chân sưng, người ớn lạnh. Mạch vi tế. Suyễn hư bệnh chủ yếu ở thận và phế.

    Phương pháp điều trị:

    - Nếu thiên về phế hư: Bổ khí sinh tân.

    Bài thuốc: Sinh mạch tán: Nhân sâm 12g, mạch môn 48g, ngũ vị 12g. Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi. Ba vị trên + nước 1.400ml + sinh khương 3 nhát, sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Uống ấm chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

    Châm cứu: Châm bổ, ôn châm chiên trung, túc tam lý, tam âm giao, phế du.

    - Nếu thiên về thận hư: Bổ hoả trợ dương.

    Bài thuốc: Kim quỹ thận khí gia giảm: Hoài sơn 16g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, đan bì 12g, bạch linh 12g, thục địa 32g, hắc phụ tử 4g, quế chi 4g, mạch môn 12g, sinh khương trấp 3 giọt. Cách bào chế: Mạch môn bỏ lõi. Chín vị trên (trừ sinh khương trấp) + nước 1.700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml, hoà sinh khương trấp khuấy đều. Cách dùng: Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

    Châm cứu: Châm bổ: phế du, thận du. Ôn châm mệnh môn, phục lưu.

    Phòng bệnh:

    Tránh gió lạnh và khi thời tiết thay đổi, buổi sáng khi mới ngủ dậy không ra ngoài trời sớm, không uống nước lạnh, giữ ấm cổ.

    Kiêng không ăn các thức ăn lạ, thịt chó, thịt trâu, thức ăn sống lành, ăn đủ chất dinh dưỡng. Vận động nhẹ nhàng; Nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn.

  • 1 thập kỷ trước

    Chào bạn,

    Mình kể chuyện này thực 100%. Ba mình trước đây bị suyễn rất nặng, lại tuổi cao, vào bệnh viện liên tục, tưởng đã chết. Ba mình ghét quá, không thèm vào viện nữa. May mà, gặp một ông thầy lang, chữa được bệnh suyễn, đông tây y kết hợp, giờ ba mình đã khỏi hẳn. Xin nói thêm ba mình năm nay đã 84 tuổi. Sau đó ít lâu, mình có 1 người bà con ở wê, tình cờ vào, chữa cũng khỏi luôn. Và đứa cháu mình cũng vừa chữa khỏi. Tiền chỉ khoảng vài triệu thôi. Nhưng phải ở TP Hồ Chí Minh mới được. Có gì liên lạc với mình nhé.

  • 1 thập kỷ trước

    Bạn tham khảo trang này thử xem, mình mong là nó giúp được cho bạn.Chúc bạn luôn vui khỏe:

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.