Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

giúp với mọi người, 10 điểm luôn, thank nhiều nha :))?

Mình có một câu hỏi nhờ sự giúp đỡ của mọi người

Tại sao trong hiến pháp năm 1959 có quy định Chủ tịch nước không nhất thiết là đại biểu Quốc hội, và phải từ 35 tuổi trở lên?

Câu này do thầy Hùng (trường đại học luật TP HCM) dạy môn Hiến pháp Việt nam hỏi cho sinh viên trả lời kiếm điểm cộng , mình nghĩ hoài không ra, mọi người giúp mình với.

Cám ơn mọi người nhiều nhiều :))

Cập nhật:

cám ơn bạn Long khánh đã giúp đỡ nhưng mình vẫn chưa hiểu Tại sao Chủ tịch nước lại không nhất thiết là đại biểu quốc hội trong Hiến pháp năm 1959. Bạn chỉ so sánh hai bản HP năm 46 và 59 thôi nên mình chưa hiểu rõ. nếu chủ tịch nuóc không phải là đại biểu quốc hội thì làm sao để được bầu làm chủ tịch nước, liệu có những điều gì khiến hiến pháp năm 1946 quy định như vậy, và quy định như vậy có những lợi ích gì

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Chương V: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm 10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70). So với Hiến pháp 1946 thì đây là một chương mới. Trong Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ, nằm trong thành phần của Chính phủ nên được quy định chung trong chương "Chính phủ". Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước không nằm trong thành phần của Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ lúc này là Thủ tướng Chính phủ, còn Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thay mặt Nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Vì vậy, chế định Chủ tịch nước được quy định thành một chương riêng. Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra. Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch nước. Như vậy khác với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 quy định tuổi tối thiểu để có thể ứng cử chức vụ Chủ tịch nước là 35, còn Hiến pháp 1946 không quy định cụ thể, mặt khác theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước phải được chọn trong Nghị viện nhân dân tức là trong số các nghị sĩ, còn Hiến pháp 1959 không đòi hỏi ứng cử viên phải là đại biểu Quốc hội.

    So với Hiến pháp 1946 quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1959 hẹp hơn vì theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ, tương đương với chức năng của Tổng thống Hoa Kỳ và tổng thống của các nước có hình thức chính thể cộng hoà Tổng thống; còn theo Hiến pháp 1959 chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên theo Hiến pháp 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn. Ví dụ: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65) Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67). Hội nghị chính trị đặc biệt bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ và những người hữu quan khác. Hội nghị này xem xét những vấn đề lớn của Nhà nước, ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch nước chuyển đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan khác để thảo luận và ra quyết định; Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.