Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Giúp mình khái niệm và phân biệt học hàm và học vị, tương tự với giáo dục và đào tạo?
5 Câu trả lời
- 1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Học vị là chỉ trình độ bằng cấp do học tập và thi cử mà có, kèm theo đó là các giấy chứng nhận tương đương ở mỗi trình độ, ví dụ như các chức vị Tú tài, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ...
Còn học hàm thường chỉ các chức vị Giáo sư, Phó giáo sư do nhà nước phong tặng, xét trên công lao cống hiến của một người nào đó (giảng dạy bao nhiêu giờ, hướng dẫn được bao nhiêu Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, có những công trình khoa học nào có ích cho xã hội và đất nước...).
Giáo dục (education) là chỉ việc hướng dẫn con người hiểu biết về những giá trị nào đó, thường chỉ những khái niệm về đạo đức và nhận thức. Ví dụ như dạy cho con người ta biết đối nhân xử thế, biết bảo vệ và làm theo lẽ phải... "Giáo" là "dạy", "Dục" là "nuôi dưỡng". Vì thế những từ đi kèm với giáo dục thường là giáo dục con cái (nuôi dạy con cái biết làm người), giáo dục giới tính (giúp người là hiểu biết về giới tính), giáo dục pháp luật (dạy người ta hiểu biết luật pháp), giáo dục tiểu học hay giáo dục đại học cũng là chỉ việc hướng dẫn về mặt nhận thức ở từng cấp độ và lứa tuổi... Nếu bị chửi là "mất dạy" tức là "vô giáo dục", không có hiểu biết gì hết. Còn nếu nói "Phi giáo dục" hoặc "Phản giáo dục" tức là phương pháp hướng dẫn sai lầm, trái với luân lý, đạo đức và những gì xã hội thừa nhận.
Còn Đào tạo (Training) là chỉ việc hướng dẫn người ta thực hành, đi vào làm việc cụ thể trên cơ sở hiểu biết về nguyên lý và quy luật (vận dụng lý thuyết vào thực hành). "Đào tạo" được hiểu nôm na là "nhào nặn", tức là phải trực tiếp mó chân tay vào để làm, tức là thực hành. Vì thế tiếng Anh là "Training" cũng là mang nghĩa ấy. Những từ đi kèm với Đào tạo là đào tạo tay nghề, đào tạo chuyên môn, đào tạo nâng cao, đào tạo cử nhân (tức là dạy anh ở trình độ cử nhân biết làm những việc ABC gì đó), đào tạo đấm bốc (boxing training) tức là dạy anh cách đấm, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tức là nơi dạy anh biết nói tiếng nước ngoài... Còn nếu bị chửi là "Ngu lâu khó đào tạo" tức là anh không đủ trình độ nhận thức để làm hoặc thực hành một công việc nào đó.
Hope useful!
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Khi nói Giáo sư Tiến sĩ X , trong đó Giáo sư là học hàm , Tiến sĩ là học vị .
Có người chưa là Tiến sĩ nhưng vẫn được phong hàm Giáo sư , ngược lại có người đã là Tiến sĩ nhưng vẫn không được phong hàm Giáo sư .
- 1 thập kỷ trước
A. Học hàm được cụ thể hóa như sau: Giáo sư, Phó Giáo sư
Trong giáo dục đào tạo, thường thì:
1. Giáo sư là Giảng viên cao cấp
2. Phó Giáo sư là Giảng viên chính
Thực tế:
- Có vị Giáo sư là Giảng viên chính
- Ở Đại học, Giáo sư thường dạy ít hơn Giảng viên chính
- Có vị Giáo sư về hưu rồi, vẫn được gọi là Giáo sư.
- Có vi khi là Giảng viên thì dạy học, khi được Phong hàm Giáo sư thì thôi không dạy nữa ( chuyển sang làm quản lý).
Ghi chú :
- Ở Hoa Kỳ, Danh từ "Giáo sư" để chỉ người dạy đại học (xem Từ điển)
- Khi đi khám bệnh, bạn nên tìm Bác sĩ chuyên ngành . Bạn đừng chỉ lo tìm Giáo sư, vì Giáo sư có thể không giỏi về chuyên môn so với bác sĩ chuyên ngành :
Trong trường hợp Giáo sư Tim Mạch khám lại chữa bệnh dạ dày !
Trong trường hợp Giáo sư không quen dùng máy khám hiện đại mang từ Đức về (người khám bệnh tốt nhất là người sang Đức học và về nước theo máy mà mình đã từng đươc học và thực tập khám bệnh).
- Ở nột số Đại học, tiền giảng phí chi cho Giáo sư (day không đúng chuyên môn và không có giáo trình) nhiều hơn tiền giảng phí chi cho Giảng viên chính dạy đúng chuyên môn ( có giáo trình) là không công bằng
B. Học vị là tên gọi chỉ bằng cấp của người đã học xong Sau đại học:
1. Tiến sĩ là người làm xong Luận án (có trong Luật Giáo dục CHXHCNVN)
2. Thạc sĩ là người làm xong Luận văn ( có Luật Giáo dục CHXHCNVN)
3. Tiến sĩ khoa học ( không có trong Luật Giáo dục CHXHCNVN)
Ghi chú:
- Không nên tôn vinh Tiến sĩ vì Tiến sĩ chỉ là người có điều kiện ăn học (Tiền, hoặc Học bổng) mà
có học vị như đã nêu (ở Việt Nam, người học xong phổ thông thì có bằng TÚ TÀI, học xong Đại học hoặc Cao Đẳng thì có bằng CỬ NHÂN, học xong Sau đại học thì có bằng THẠC SĨ , TIẾN SĨ).
- Cần tôn vinh TIẾN SĨ GIỎI có công trình đóng góp cho sự nghiệp Khoa học và Giáo dục của đất nước.
- Cần thu hồ"Học Giả" Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQGHN đã được thông tin trên mạng ở Việt Nam từ phía Giáo chức của ĐHQGHN và sinh viên của nhiều đại học khác).
- Dùng từ CAO HỌC là sai vì không phù hợp với ngôn từ trong Luật Giáo dục CHXHCNVN
- darkphantomLv 41 thập kỷ trước
Theo câu trả lời của bạn trên thì học vị chắc là bằng cấp mình đạt được, còn học hàm chắc là danh hiệu được phong thôi.