Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
giúp em mấy bài toán lớp 7(ko khó lắm đâu!)?
1) cho tam giác ABC cân tại A, điểm D di chuyển trên cạnh BC. CMR:tổng khoảng cách từ D đến 2 cạnh bên ko phụ thuộc vị trí điểm D
2) cho tam giác ABC, M là trung điểm AB, MN // BC.CMR: AN=NC
3)cho tg ABC ,M , N lần lượt là trung điểm AB, AC. CMR: MN // BC và MN= 1/2BC
2 Câu trả lời
- Ẩn danh1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Hì hì, cảm ơn lời khen của anh Phineas nhé! ;-)
Phineas: Lớp 7 chưa học đường trung bình huống gì là học Talet.
Cái câu 2, 3 không thể hiển nhiên vì định lý đường trung bình không phải là 1 tiên đề.
Câu 2 và 3 là cặp định lý thuận và đảo về đường trung bình trong tam giác. Điều này được chứng minh ở .... sách giáo khoa 8 :D Tôi không đưa lên đây vì em này học lớp 7, còn chưa học tới hình thang, hình bình hành nữa.
Oh! Học 12 ư? Thế năm nay mới lên 12 hay năm nay thi ĐH thế? Chà, gặp 1 anh lớn ở đây. Anh không nhớ là phải thôi, lâu quá mà :-)
Bài 1:
Vẽ DH vuông góc AB, DK vuông góc AC
Vẽ Bx // AC cắt DK tại P
Vì Bx // AC nên Góc C = góc CBx (2 góc so le trong)
Lại có AC vuông góc DK nên Bx vuông góc Dk hay góc BPK = 1v
Mà góc ABC = góc C (AB = AC) nên góc ABC = góc CBx
Hai tam giác vuông DHB và DPB có:
Cạnh huyền BD chung
Góc HBD = góc DBP
Do đó: Tam giác DHB = tam giác DPB (cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra: DH = DP
=> DH + DK = DP + DK = PK
Vì điểm B cố định và AC cố định nên khoảng cách từ Bx tới AC luôn không đổi
Vậy PK không đổi
Hay DH + DK không đổi (Đpcm)
Bài 2:
Lớp 7 thì chưa học đường trung bình, chán :-(
Trên tia đối của tia MN lấy P sao cho MN = PM
Hai tam giác AMN và BMP có:
AM = BM (gt)
Góc AMN = góc BMP (2 góc đối đỉnh)
MN = MP (theo cách lấy điểm P)
Do đó: tam giác AMN = tam giác BMP (c.g.c)
Suy ra:
PB = AN (1)
Và góc A = góc PMA
Hai góc này bằng nhau ở vị trí so le trong => PB // AN
Nối BN, vì PB//AN nên PB//AC
=> góc PBN = góc BNC
Vì MN//BC nên góc MNB = góc NBC
Hai tam giác PNB và CBN có:
Góc PNB = góc CNB
Cạnh BN chung
Góc PNB = góc CBN
Do đó: tam giác PNB = tam giác CBN (g.c.g)
=> PB = CN (2)
Từ (1) và (2) ta được: AN = NC (=PB)
Bài 3:
Vẽ Bx//AC cắt MN ở P
Vì BP//AC nên: góc PBA = góc A (2 góc so le trong)
Hai tam giác PBM và NMA có:
Góc PBM = góc NMA
BM = MA (gt)
Góc PMB = góc AMN (2 góc đối đỉnh)
Do đó: Tam giác PBM = tam giác NMA (g.c.g)
=> PB = AN
PM = MN
Mà PM + MN = PN => MN = PN/2 (*)
Mà AN = NC nên PM = NC
Vì PB // AC nên góc PBN = góc BNC
Hai tam giác PBN và CNB có:
PB = CN
Góc PBN = góc BNC
Cạnh BN chung
Do đó: Tam giác PBN = tam giác CNB (c.g.c)
=> Góc PNB = góc NBC
Hai góc này bằng nhau ở vị trí so le trong nên PN//BC
Hay MN // BC
PN = BC
Mà MN = 1/2.PN nên MN = 1/2.BC
(Đpcm)
Em sẽ được dùng kết quả của 2 bài này. Đây là cặp định lý thuận và đảo về đường trung bình trong tam giác
Định nghĩa: Đường thẳng nối trung điểm 2 cạnh của 1 tam giác là đường trung bình của tam giác đó. Một tam giác có 3 đường trung bình
Định lý 1: Đường thẳng đi qua trung điểm 1 cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ 2 thì đi qua trung điểm cạnh thứ 3.
Định lý 2: Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ 3 và bằng nửa cạnh ấy.
(Các) Nguồn: Capricornus - RocketeerLv 51 thập kỷ trước
1) Hạ DH _I_ AB
DK _I_ AC
AO _I_ BC
Ta có:
S(ABC) = S(ABD) + S(ACD)
<=> AO*BC/2 = AB*DH/2 + AC*DK/2
<=> DH + DK = AO*BC/AB ko đổi
Do O ko đổi
Và AB = AC
@ Fall out Trajectory: Thế lớp 7 vẫn chưa học àh??? Thế mình tưởng học rùi. Chán thế.
Thế này thì chứng minh hơi lằng nhằng đấy. Tại mình học lớp 12 mà. Chẳng hiểu cái gì.
Mà bài 2 giống bài 3 đấy. Bạn làm đúng rồi.
Thế thì phải xưng hô anh em thôi. Năm nay anh lên lớp 12 mà. Năm sau mới thi. Cách chú cũng được đấy.