Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
làm thế nào để chữa bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày mà không cần sử dụng đến thuốc ?
mình bị chứng bệnh này lâu rồi, cứ tưởng ra ngoài tiệm thuốc tây mua thuốc uống là khỏi nhưng nó vẫn duy trì lâu dài. Mình muốn hỏi các bạn có cách điều trị bệnh dân gian nào hiệu quả để chữa ko?Cảm ơn nhiều
11 Câu trả lời
- ?Lv 51 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Chứng viêm mũi dị ứng rất hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ. Theo Đông y, viêm mũi dị ứng phát sinh do hai nguyên nhân: Công năng tạng phủ (chủ yếu là phế, tỳ, thận) bị rối loạn; bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhiệt, sức đề kháng giảm sút, dễ sinh bệnh.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh này:
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thuộc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh). Sử dụng bài thuốc có công dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông lỗ mũi gồm các vị thuốc sau đây: Thịt bò 90 gam, tỏi tươi 60 gam, rau thơm tươi 15 gam, gạo tẻ 60 gam, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh thành cháo, khi chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi một lát, thêm rau thơm và gia vị, ăn nóng trong ngày. Ăn liền năm đến bảy ngày.
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn (đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các triệu chứng nặng lên). Bài thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, làm thông mũi gồm các vị thuốc sau đây: Đầu cá hai cái (chừng 150 gam) tân di 12 gam, tế tân 3 gam, bạch chỉ 12 gam, gừng tươi 15 gam. Đầu cá bỏ mang, làm sạch, tân di gói vào túi, tế tân và bạch chỉ rửa sạch, gừng tươi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, ninh kỹ trong hai giờ rồi chế thêm gia vị, ăn đầu cá, uống nước canh trong ngày. Ăn liền trong mười ngày.
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác nóng sốt về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ). Bài thuốc có công dụng dưỡng phế âm, thông mũi các vị gồm: Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ chừng hai giờ rồi cho thêm gia vị, chia ăn ba lần trong ngày.
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi). Bài thuốc có công dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi gồm các vị: Chim bồ câu một con chừng 90 gam, hoàng kỳ 60 gam, tân di 9 gam, bạch truật 9 gam, đại táo 12 gam, gừng tươi gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng; tân di gói trong túi vải; đại táo bỏ hạt; các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày, ăn liền trong bảy ngày.
- ?Lv 51 thập kỷ trước
Ngoài những kinh nghiệm từ Các Bạn trên đây, mình có chút kinh nghiệm cá nhân và từ Gia Đình nhà mình mình xin gửi tới Bạn nhé:
Bạn bổ xung thêm gừng hành tỏi khi chế biến thức ăn, một tuần Bạn ăn 2 - 3 lần trứng tráng mới ngải cứu (mỗi lần 2 quả trứng + 1nắm ngải cứu thái mỏng) và Bạn nên ăn thêm tía tô kinh giới một tuần chừng vài chục ngọn.
Và Bạn ra hiệu thuốc bạn mua thuốc bổ gan tiêu độc có nguồn gốc từ thảo dược Bạn uống theo liều chỉ định bạn nhớ. Khi Bạn buồn bực hay căng thẳng thần kinh kéo dài rất dễ bị mất kháng thể dẫn đến đến kéo dài hoặc tăng nặng căn bệnh của Bạn đấy Bạn à!
Khi mà nhẹ thôi thì Bạn nhỏ nước muối sinh lý còn nếu khi nặng nề thì Bạn mua lọ nước chiết từ cây hoa ngũ sắc có bán ở nhà thuốc và Bạn nhỏ theo liều chỉ định Bạn nhớ!
Và cứ kiên trì nhẫn nại áp dụng như trên chừng vài ba tháng thì gần như là Bạn khỏi hẳn.
Chúc Bạn mau khỏi nha!
- Ẩn danh7 năm trước
2 năm kiên trì nhỏ nước muối thì 100% khỏi dứt,kinh nghiệm đó!!!
- 1 thập kỷ trước
http://me.zing.vn/apps/blog?params=dinhnghiaaz/blo...
bạn vào tìm hiểu thêm nhé, rất công hiệu đấy, chúc bạn sớm bình phục
- 1 thập kỷ trước
Viêm mũi mạn tính bao gồm hai loại: Viêm mũi mạn tính xuất tiết và viêm mũi mạn tính quá phát.
Viêm mũi xuất tiết: người bệnh thường bị chảy mũi. Niêm mạc mũi phù nề, ứ đọng nhiều dịch nhầy, cuốn mũi cương to làm hẹp đường thở khiến người bệnh khó thở (ngạt mũi). Ngạt mũi lâu dẫn đến ngửi kém, có khi mất ngửi. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân do viêm mũi cấp tái diễn nhiều lần hoặc do viêm VA, amidan...
Viêm mũi quá phát: với biểu hiện ngạt tắc mũi là chính (do quá phát niêm mạc), đôi lúc có xuất tiết. Loại này thường gặp ở người lớn. Nguyên nhân có thể do dị tật vách ngăn mũi (vẹo vách ngăn, polyp mũi), do tiếp xúc với hóa chất, bụi... đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng hoặc giảm sức đề kháng...
Viêm mũi mạn tính nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm xoang, viêm họng mạn, viêm thanh quản, viêm khí - phế quản, viêm tai giữa, nhất là ở trẻ nhỏ.
Tôi giới thiệu cho anh chị Sản phẩm dược Moricitri giúp tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, tăng hệ miễn dịch và giúp em sẽ không còn bị viêm mũi nữa, ngay cả trong trường hợp viêm mũi mãn tính
Bệnh của em là một loại bệnh mãn tính khá phổ biến nhưng rất nguy hiểm
Mọi chi tiết xin liên hệ : anh Duy – 0913828131
- 1 thập kỷ trước
ko sử dụng thuốc thì làm sao khỏi bệnh được,nhưng cần phải kết hợp 1 số thuốc chữa
dân gian ví dụ như
-Bạn dùng cây cứt lợn vắt lấy nước nhỏ vào mũi ngày 3lần sáng trưa tối
-hay dùng 1thìa sô đa cộng với 1 thìa muối cho vào cốc hòa tan lấy ống hút
thít vào cánh mũi rồi thít ra làm đi làm lại như vậy nhiều lần ngày hai lần sáng tối
cố gắng duy trì thời gian dài rất tốt,nếu cộng với thuốc tây nữa thì nhanh khỏi
còn ko thì duy trì thời gian dài bệnh vẫn khỏi bạn hãy tin tưởng vì mình cũng đã điều
trị theo cách này mà khỏi bệnh chứ điều trị đủ thứ thuốc chỉ dỡ chứ ko khỏi hẳn
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
nếu bạn bị bệnh này mà bạn để lâu thì nó sẽ nạng hơn bạn ạ kg nên chủ quang bạn ạ có thể tái phát bị viêm xoang đó bạn ạ ,theo vấn đề dân giang để hổ trợ vấn đề này cũng có nhưng bạn phải mua sp về điều trị thì nó có khả năng đỡ chớ chưa thể nói hết được bạn ạ ,mà bạn muốn hết thì bạn hãy nên dùng thêm một số thực phẩm để hổ trợ thêm thì mới đáp ứng như bạn mong muốn được bạn ạ ,nếu bạn cần thông tin mình sẽ cho bạn để hổ trợ bạn ạ .đt.01269931682.
- 1 thập kỷ trước
Các triệu chứng bệnh bao gồm:
- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng).
- Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).
Việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu:
- Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.
- Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Bạn nên đưa mẹ đi khám tại bệnh viện Tai - Mũi - Họng, bạn nên trình bày kỹ với bác sĩ về quá trình diễn biến bệnh của mẹ bạn để các bác sĩ có hướng điều trị tích cực.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ.