Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

có ai biết chính xác sự tích Miếu Bà và Đền An Hải ở Côn Đảo xin cho mình biết với?

2 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Miếu Bà và Đển An Hải là 2 điểm du lịch không thể thiếu khi đi tour Côn Đảo, Mỗi địa danh ở Côn Đảo đều có sự tích có lịch sử khác nhau, có thể bạn đã từng nghe hướng dẫn Côn Đảo nói sơ qua, Đạt xin phép nhắc lại địa danh này của Côn Đảo một chút.

    Ở gần Họng Đầm, đối diện với Hòn Bà, có ngôi Miếu Bà dựng lên để ghi lại công người phụ nữ can đảm dám can chúa Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Sau khi Phi Yến chết, ngôi đền thờ Bà được dụng lên tại làng An Hải, gần thị trấn Côn Đảo. Việc xây ngôi đền thờ Bà tại làng An Hảo có một lý do lịch sử.

    Rằm tháng 7 năm Ất Hợi (1785) bên hương chức làng An Hải cử đại diện qua làng Cỏ Ống để thỉnh bà về dự lễ xá tội vong nhân. Buổi lễ kéo dài đến khuya , sau đó Bà nghỉ đêm trong nhà việc tại làng An Hải để ngày hôm sau về Cỏ Ống. Năm ấy Bà 24 tuổi , dung nhan còn lộng lẫy. Trong làng có tên đồ tể tên là Biện Thi đem lòng tà dục, mò vào cấm phòng nắm lấy tay Bà. Nghe tiếng Bà tri hô, dân làng kéo đến đóng gông tên Biện Thi chờ ngày xử tội. Theo luân lý xưa không đợi gì có cưỡng bức mới gọi là thất tiết, chỉ cần nắm tay, động tới tà áo coi như bị xâm phạm tiết hạnh rồi. Bà Phi Yến bấy lâu nay tuy dứt tình, vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bởi thế bà tự mình chặt đứt cánh tay ấy và nhờ một bà lão đem chôn ở một nơi riêng biệt. Nhưng vẫn chưa thấy hết tủi nhục trong lòng Bà đã quyên sinh giữ vẹn danh tiết.

    Khi tin chẳng lành này được lan truyền, toàn thể dân làng Cỏ Ống phẩn uất chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu; với đủ thứ gậy gộc, giáo mác, kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm thế nào cho bà sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng. Do sự dàn xếp khôn khéo của quan Hải Trấn, dân làng Cỏ Ống dần dần bớt cơn thịnh nộ. khi đó quan Hải Trấn đưa ra giải pháp dung hòa như sau: Làng An Hải làm heo tạ lỗi và giải nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống được toàn quyền định đoạt.

    Số phận đã an bài cho bà nằm xuống tại làng An Hải nên cũng theo ý trời để thi hài bà lại cho làng An Hải lo việc tống táng và lập miếu thờ. Hàng năm cúng bái có sự tham dự của các giới chức và dân làng Cỏ Ống.

    Sau khi tống táng thi hài bà, một cuộc hành quyết diễn ra tại làng Cỏ Ống. Tên Biện Thi phải đền tội bằng cách xử bá đao, mỗi người dân Cỏ Ống đều cầm dao xẻo một miếng thịt của tên tội phạm.

    Về sau người ta truyền rằng Bà Phi Yến và hoàng tử Hội An đã hiển thánh thường hiện hình về mách bảo cho dân làng biết điềm lành hay chuyện dữ sắp xảy ra.

    Bà đã nêu cao tấm gương ái quốc và sáng suốt nhận định được quốc vận hậu lai. Trước cảnh búa rìu sấm sé của một ông chúa độc đoán, bà vẫn cương quyết chống trả không chịu đồng lõa những hành động có tội với lịch sử. Đến như hoàng tử Hội An tuy mới vừa lên 8 tuổi cũng đã tỏ ra là đứa con chí hiếu, thà chịu chết với mẹ hiền còn hơn ham sống với một người cha độc ác. Người xưa đã có 4 câu thơ để tặng:

    “Lòng đất chôn sâu niềm uất hận

    Lưng trời đeo mãi vết tang thương

    Thương người cương trực liều thân thể

    Trách kẻ tà tây dạ khó lường”

    Từ khi Pháp chiếm Côn Đảo lập nhà tù, thường dân bị đưa vào đất liền. Ngôi đền cổ uy nghi đã hoang tàn, xiêu vẹo. Năm 1958, những công chức trên đảo đã xin phép nhà cầm quyền, quyên góp tiền bạc và huy động sức tù xây lại ngôi đền trên vị trí của tòa miếu cổ. Bài vị thờ Bà đặt tại ngôi chính điện, với đôi câu đối:

    “MẪU NGHI XƯNG HẬU ẤM CÔN BANG – THÁNH ĐẮC PHỐI THIÊN AN HẢI QUỐC”

    Hai bên tả - hữu hoàng tử Cải và quan đô đốc Ngọc Lâm, người đã can gián chúa Nguyễn xin Bà khỏi tội chết khi Ánh ghép Bà vào tội thông đồng với Tây Sơn. Trên hàng cột trước cửa đền được khắc nổi câu đối của một tù chính trị để tặng người nữ trung hào kiệt:

    “TRUNG NGHĨA GIÁN QUÂN THIÊN CỔ CHIẾU – TIẾT HẠNH QUYÊN SINH VẠN ĐẠI TRUYỀN”

    Ngày nay dù lịch sử Côn Đảo đã trải qua hàng trăm năm, nhưng dấu ấn của lịch sử Côn Đảo không thể thiếu những giai thoại, truyền thuyết để cho chúng ta biết công trạng lịch sử của các vị vua chúa, anh hùng dân tộc. Thế mới biết: "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" . Nếu Quý du khách có đi tour Côn Đảo xin đừng bỏ qua điểm tham quan này mà hãy dành chút thời gian ghé vào đây đốt nén hương cho người phụ nữ gan dạ này và cũng là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trung hậu - kiên cường - bất khuất - đảm đang.Ở Côn Đảo Quý du khách và các bạn sẽ còn bắt gặp nhiều hình tượng của người Phụ Nữ Việt Nam qua nhiều điểm tham quan khách nhau

  • 1 thập kỷ trước

    Trước khi nói về sự tích Miếu Bà và Đền An Hải, tôi xin giới thiệu sơ nét về Côn Đảo:

    Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

    Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

    Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vÄ© độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc).

    Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76 km².

    Côn Lôn tức CÔN ĐẢO là một quần đảo xa xôi trên biển đông, nÆ¡i đã từng là “địa ngục trần gian” giam cầm những người Việt Nam yêu nước chống lại chế độ Thá»±c Dân Pháp và chính quyền Sài Gòn trong suốt 113 năm ( 1862 – 1975 ). Ngày nay, CÔN ĐẢO đã chuyển mình, là thiên đường du lịch xanh với những bờ cát trắng, nước biển trong xanh, rừng nguyên sinh và núi non hùng vÄ©. Những đảo nhỏ bao quanh cÅ©ng là điểm hẹn lý tưởng cho các bạn trẻ yêu thích dã ngoại, bÆ¡i lặn …… hay đi tìm một không gian lãng mạn riêng tÆ°. Bao quanh Côn Lôn tức là CÔN ĐẢO có 15 hòn đảo khác là:

    1. Hòn Côn Lôn nhỏ tức Hòn Bà ngày nay (còn gọi là Phú Sơn) nằm về phía Tây Nam của hòn Côn Lôn có diện tích 5,450km2. Hòn Côn Lôn nhỏ cách hòn Côn Lôn lớn bởi một khi nước khoảng khoảng 20m gọi là Họng Đầm (cửa tử). Nơi đây còn có đỉnh núi cao 321m gọ là Đỉnh Tình Yêu.

    2. Hòn Bảy Cạnh (hay Phú Cường) cách Côn Lôn 7km về phía Đông Nam, có diện tích 5,500km2. Ở đây có ngọn hải đăng, được xây dựng từ năm 1884. Hiện nay ngọn hải đăng này vẫn còn đang hoạt động với tầm bán kính 72km, để hướng dẫn tàu thuyền đi lại gần vùng biển CÔN ĐẢO.

    3. Hòn Cau (hay Phú Lệ) có diện tích 1,800km2 nằm cách Côn Lôn 12km về phía Đông. Đảo này có nhà ngục giam tù chính trị và trong thời gian Pháp thuộc 1930 – 1931 đồng chí Phạm Văn Đồng đã bị đày ra đày ra đảo Hòn Cau này.

    4. Hòn Bông Lan (hay Phú Phong) có diện tích 0,150km2 có hình dạng như chiếc bánh bông lan

    5. Hòn Vung (hay ) Phú Vinh) có diện tích 0,150km có hình dạng như chiếc vung nồi úp chụp trên mặt biển xanh.

    6. Hòn Trọc: (hay Phú Nghĩa) có diện tích 0,400km2, nơi này có nguồn khai thác ngọc trai quý giá.

    7. Hòn Trứng (hay Phú Thọ): có diện tích 0,100km2 với hình dạng như một quả trứng khổng lồ.

    8. Hòn Tài Lớn (hay Phú Bình) có diện tích 0,380km2

    9. Hòn Tài Nhỏ (hay Phú An) có diện tích 0,250km2.

    10. Hòn Trác Lớn (hay Phú Hưng) có diện tích 0,250km2.

    11. Hòn Trác Nhỏ (hay Phú Thịnh) có diện tích 0,100km2. Bốn hòn đảo này là chuổi đảo liên tiếp nối với hòn Bảy Cạnh trải dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam che chắn bên ngoài hòn Côn Lôn.

    12. Hòn Tre Lớn (hay Phú Hòa) có diện tich 0,750km2

    13. Hòn Tre Nhỏ (hay Phú Hội) có diện tích 0,250; hai đảo này có rất nhiều tre. Năm 1930 – 1931 thá»±c dân Pháp đã dùng Hòn Tre Lớn làm nÆ¡i lÆ°u đày tù chính trị nhÆ° ở Hòn Cau và nÆ¡i đây đồng chí Lê Duẩn bị đày ải một thời gian.

    14. Hòn Anh (hay hòn Trứng Lớn)

    15. Hòn Em (hay hòn Trứng Nhỏ) hai đảo này nằm phía Tây Nam của Côn Lôn, và cách đảo chính gần 25 hải lý.

    Trong quá trình lập nghiệp ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã quan tâm thá»±c hiện chủ quyền đất nước với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Côn Đảo. Đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1752), Côn Đảo do hội Hoàng Sa quản lý. Thất bại trong cuộc giao tranh với quân Tây SÆ¡n năm 1783, chúa Nguyễn Ánh đã rút quân ra Côn Đảo , đem theo 100 gia đình, lập nên các làng An Hội, An Hải, Cỏ Ống và Hòn Cau. Nhiều năm sau, dân nghèo các tỉnh VÄ©nh Long, Gia Định, Định Tường, Biên Hòa được chúa Nguyễn khuyến khích ra lập nghiệp tại Côn Đảo. Chính quyền sở tại Æ°u tiên cấp vốn, công cụ, trâu bò và phÆ°Æ¡ng tiện ra đảo cho họ.

    Từ thưở ấy trong công cuộc khai phá quần đảo, dựng làng, lập ấp đã để lại nhiều dấu ấn trong nhiều truyền thuyết gắn với tên núi, tên làng trên hòn đảo này.

    Từ sau ngày giải phóng, Côn Đảo là một đơn vị hành chánh cấp tỉnh, sau trở thành một huyện của TP. Hồ Chí Minh, rồi thuộc tỉnh Hậu Giang, đến tháng 5/1979 là một quận của đặc khu VÅ©ng Tàu – Côn Đảo; từ tháng 10/1991 đến nay là một huyện của tỉnh Bà Rịa – VÅ©ng Tàu.

    Qua nhiều đổi thayt, Côn Đảo bao giờ cũng là một đơn vị hành chính hết sức đặc biệt: Tỉnh không có quận, huyện; huyện không có xã, phường. Trong nhiều năm qua dân số Côn Đảo biến động ở mức 2.000 người, tương đương với dân số ở một xã hẻo lánh ở miền núi. Lịch sử đã để lại trên hòn đảo này một nhà tù với chiều dài hơn một thế kỷ. trong hơn một thế kỷ ấy, ngoài hệ thống nhà tù và bộ máy trị tù, Côn Đảo không có một cơ cấu dân cư, không có một cơ sở kinh tế - xã hội nào khác. Thêm vào đó là sự cách trở với đất liền khiến cho việc phát triển kinh tế xã hội ở Côn Đảo gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

    Côn Đảo từ hơn 20 năm qua, kể từ ngày hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ Côn Đảo đặt lên hàng đầu nhiệm vụ bào tồn, tôn tạo khu di tích lịch sữ Côn Đảo, kết hợp với việc khai thác những tiềm năng kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. Từng bước ổn định đời sống của cán bộ và nhân dân trên đảo, ngăn ngừa sự xuống cấp của khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo, xây dựng đề án bảo tồn khu di tìch và xây dựng quy hoạch tổng thể huyện Côn Đảo là một trong những vấn đề chủ yếu mà Đảng bộ và nhân dân Côn Đảo đã nổ lực phấn đấu trong 20 năm qua.

    Những năm gần đây Côn Đảo đã thực sự chuyển mình, phát huy mạnh mẽ những tiềm năng vốn có. Một trung tâm dịch vụ đánh bắt và thu mua hải sản đang được hình thành trên đảo. Hàng trăm ghe đánh cá từ các tỉnh miền Trung, miền Tây quần tự về đây với số lượng ngư dân có lúc đông hơn dân đảo. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc giữa Côn Đảo với đất liền đã có những bước tiến lớn. Số lượng khách du lịch đến thăm Côn Đảongày càng nhiều, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế. Khách đến thă Côn Đảo đã tận mắt chứng kiến những di vật lưu lại mà người tù chính trị đã làm nên những kỳ tích lớn lao trong một nhà tù khổng lồ và khắc nghiệt có một không hai ở xứ Đông Dương. Đứng trước một di tích lịch sữ chuồng Cọp, Chuồng Bò, xà lim, hầm đá hay một nghĩa trang liệt sỹ Hàng Dương, Hàng Keo với vô số nấm mộ có tên và không tên thì không ai có thể dửng dưng trước nền độc lập của dân tộc và máu xương của các thế hệ tiền bối. Côn Đảo đã và đang thực sự trở thành một trường học lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau.

    CÔN ĐẢO: SỰ TÍCH MIẾU BÀ VÀ ĐỀN AN HẢI

    Miếu Bà và Đển An Hải là 2 điểm du lịch không thể thiếu khi đi tour Côn Đảo, Mỗi địa danh ở Côn Đảo đều có sự tích có lịch sử khác nhau, có thể bạn đã từng nghe hướng dẫn Côn Đảo nói sơ qua, Đạt xin phép nhắc lại địa danh này của Côn Đảo một chút.

    Ở gần Họng Đầm, đối diện với Hòn Bà, có ngôi Miếu Bà dá»±ng lên để ghi lại công người phụ nữ can đảm dám can chúa Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Sau khi Phi Yến chết, ngôi đền thờ Bà được dụng lên tại làng An Hải, gần thị trấn Côn Đảo. Việc xây ngôi đền thờ Bà tại làng An Hảo có một lý do lịch sá»­.

    Rằm tháng 7 năm Ất Hợi (1785) bên hương chức làng An Hải cử đại diện qua làng Cỏ Ống để thỉnh bà về dự lễ xá tội vong nhân. Buổi lễ kéo dài đến khuya , sau đó Bà nghỉ đêm trong nhà việc tại làng An Hải để ngày hôm sau về Cỏ Ống. Năm ấy Bà 24 tuổi , dung nhan còn lộng lẫy. Trong làng có tên đồ tể tên là Biện Thi đem lòng tà dục, mò vào cấm phòng nắm lấy tay Bà. Nghe tiếng Bà tri hô, dân làng kéo đến đóng gông tên Biện Thi chờ ngày xử tội. Theo luân lý xưa không đợi gì có cưỡng bức mới gọi là thất tiết, ch

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.