Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

licia_ninh đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênVật lý · 1 thập kỷ trước

Thắc mắc vui về vật lý.?

Kích thước lớn nhất mà một tiểu hành tinh có là bao nhiêu nếu ta đứng tại một điểm trên bề mặt của nó và nhảy (bằng chân) ra ngoài vũ trụ?

Giả sử khối lượng riêng của tiểu hành tinh bằng khối lượng riêng của Trái Đất. Vì vậy có thể sử dụng gia tốc trọng trường của Trái Đất.

Cập nhật:

À, tôi có nhầm lẫn trong câu hỏi. Theo định luật Newton thì độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Vì thế khối lượng của tiểu hành tinh không liên quan đến gia tốc trọng trường của Trái Đất.

Tôi thắc mắc là bạn dùng 10m/s hay 9,825....m/s^2 ? Tôi nghĩ gia tốc này được đo khi thả rơi một vật (có khối lượng không đáng kể so với khối lượng trái đấ ) trong vùng ảnh hưởng của lực hút trái đất...

Nhưng câu hỏi của tôi là "ta nhảy ra ngoài vũ trụ" thì đây là chuyển động có gia tốc theo hướng lên trên. Lúc này gia tốc tổng hợp là gồm gia tốc trọng trường và gia tốc của "ta". Nếu xét hệ quy chiếu gắn với "ta" thì gia tốc tổng hợp này lớn hơn g...

Cập nhật 2:

Theo câu trả lời của bạn thì r tiểu hành tinh sẽ phụ thuộc vào v. Vậy v càng lớn thì r càng lớn sao ?!!!

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Thứ nhất, ta phải xem tiểu hành tinh đó hình cầu để tiện việc tính toán.( tiểu hành tinh theo qui ước không có hình cầu và cũng chẳng có em nào hình cầu cả!!)

    Thứ 2, khối lượng riệng của nó có bằng đi nữa thì cũng không dùng gia tốc trọng trường của trái đất mà tính được( xem lại công thức tính gia tốc trọng trường)

    Lầy khối lượng riêng của trái đất là 5,5x10^3Kg/m^3 (theo comton 1995)

    Công thức tính gia tốc trọng trường của tiểu hành tinh tại bề mặt:

    g = G.M/r^2 (r - bán kính tiểu hành tinh

    Vận tốc ban đầu để đưa người lên quỹ đạo của tiểu hành tinh, v = căn bậc 2 (g.r)

    cho rằng người đó có thể nhảy lên với vận tốc 10 m/s thì

    10 = căn bậc 2 ( G.M/r)

    Thay G = 6.68x10^(-11) và M =4/3 x Pi x r^3 x 5,5 x 10^3 vào ct trên

    ta có 10 = căn bậc 2 [6.68x10^(-11)x 4/3 x Pi x r^2 x 5,5x10^3]

    Được r = 8061 (m) (đây là bán kính tối đa của tiểu hành tinh để một người có thể nhảy lên quỹ đạo của nó với v =10 m/s. Để bay ra ngoài luôn thì r phải nhỏ hơn)

    P.S.

    Tôi viết hơi bị rõ ràng như thế mà có người không hiểu àh?!

    10 m/s là vận tốc ban đầu của người nhảy( không phải gia tốc gì hết! Tôi giả định đây là vận tốc tối đa của cú nhảy. Nếu thích, bạn cứ giả định rằng vận tốc ban đầu của cú nhảy là 20, 30 m/s. Kết quả bài toán này dựa trên giả định chủ chốt là vận tốc tối đa của cú nhảy là 10 m/s. Chỉ có giá trị tham khảo)

    Để người đó bay lên được quĩ đạo của tiểu hành tinh đó thì tốc độ vụ trụ cấp 1 (so với THT này) phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 m/s. Khi ta lấy tốc độ vũ trụ này =10 m/s thì tađược bán kính tương ứng của tiểu hành tinh đó.

    Khi tiểu hành tinh này nhỏ hơn thì cũng với vận tốc ban đầu là 10 m/s nhưng sẽ đưa người đó lên quĩ đạo cao hơn (hoặc thoát ra khỏi lực hút của tiểu hành tinh luôn và chu du ngoài vũ trụ)

    Vì khi r giảm đi, gia tốc trọng trường sẽ giảm theo (nhìn công thức, dưới mẫu là r^2 nhưng trên tử, phần khối lượng của THT có r^3.)

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.